Chiến lược hội nhập dọc về phía sau

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển của hệ thống siêu thị bigc việt nam trên toàn quốc (Trang 52 - 54)

Chiến lược hội nhập phía sau (ngược chiều) liên quan đến việc tìm sự tăng trưởng bằng cách nắm được quyền sở hữu hay tăng sự kiểm soát đối với các nguồn cung ứng nguyên liệu.

Ở mỗi siêu thị Big C hiện đang có khoảng 50.000 mặt hàng với khoảng 2.000 – 3.000 nhà cung cấp 19 là các cơ sở sản xuất trong nước nên Big C cũng bị chi phối bởi nhiều các nhà cung cấp. Với kế hoạch sẽ xây dựng nhiều siêu thị Big C trên toàn quốc và nhờ có lợi thế về tài chính nên Big C nhận thất cần chủ động chi phối được nhiều nguồn hàng càng có nhiều lợi thế hơn. Trong số các mặt hàng thực phẩm thì các sản phẩm được chế biến từ thịt chiếm 40% nhóm mặt hàng thiết yếu này20. Nhận định được thị

19 Công ty SMART, Báo cáo nghiên cứu thị trường Big C Việt Nam, tháng 02/2012.

trường tiềm năng này và nhận thấy nó phù hợp với năng lực hiện có của mình, Big C đã xây dựng một Trung tâm chế biến thực phẩm tươi sống với các công nghệ máy móc hiện đại dưới sự giám sát của một chuyên gia người Pháp về thịt nguội. Mỗi siêu thị Big C đều có xưởng chế biến và bảo quản thực phẩm tươi sống riêng. Hiện nay Big C Việt Nam đã sản xuất 50 mặt hàng mang nhãn hàng riêng eBon được chế biến từ thịt như: xúc xích, thịt giăm bông, giò, chả lụa, chả chiên, chả bò, … Những nhà cung cấp thịt cho Big C được lựa chọn kĩ càng, còn khâu chế biến thịt thành các sản phẩm khác sẽ được Big C đảm nhận, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không chứa các chất bảo quản nào và luôn được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp (từ 0 - 4ºC). Trung tâm chế biến thực phẩm này được Big C đầu tư khá nhiều về máy móc thiết bị nhưng nhờ đó mà nhãn hàng eBon của Big C đã mang về một nguồn doanh thu lớn, giúp cho Big C chủ động trong nguồn hàng. Các mặt hàng được chế biến từ thịt nếu nhập từ các nhà cung cấp khác, Big C vẫn phải đầu tư các cơ sở vật chất để bảo quản, lại không giám sát được chất lượng sản phẩm. Thương hiệu sản phẩm eBon hiện đang rất được ưa chuộng với các khách hàng của Big C. Bên cạnh đó, dòng sản phẩm bánh nướng và bánh ngọt “Bakery by Big C” do những người thợ làm bánh lành nghề tại mỗi siêu thị Big C trực tiếp sản xuất chỉ bán trong ngày hiện nay đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của Big C. Thậm chí, có một ít khách hàng đến siêu thị Big C chỉ để mua dòng bánh mỳ này. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường mà phòng kinh doanh nhận được, trong tổng số khách hàng có mua đồ ở Big C thì 85% khách hàng lựa chọn mua bánh mỳ “Bakery by Big C”. Không chỉ giúp làm tăng thêm đặc trưng riêng cho siêu thị Big C, thương hiệu Bakery by Big C còn giúp Big C thu được nguồn doanh thu đáng kể từ việc lôi kéo khách hàng đến với Big C. Đây cũng là điển hình cho thành công chiến lược hội nhập dọc về phía sau của Big C Việt Nam.

Ngoài ra, nhằm tăng quyền kiểm soát với nguồn cung ứng, Big C Việt Nam đã đặt hàng ở một số cơ sở sản xuất trong nước làm các sản phẩm có nhãn hiệu riêng cho Big C như “Wow! Giá hấp dẫn” – dòng sản phẩm giá rẻ, thường thấp hơn 15 - 30% so với các thương hiệu khác và “Big C” – dòng sản phẩm định vị hạng trung, có giá thấp hơn 10 - 15% các sản phẩm của thương hiệu khác. Nhờ đặt hàng sản xuất thương hiệu riêng cho mình, Big C vừa chủ động về nguồn hàng, giá cả, chất lượng hàng hóa mà lại xây dựng được đặc trưng riêng cho siêu thị mình. Kết hợp với lợi thế có sự hậu thuẫn của nhà phân phối hàng đầu Casino, hiện nay Big C đang nắm trong tay các sản phẩm độc quyền phân phối của Casino và thương hiệu rượu vang hàng đầu tại Châu Âu – Club des Sommeliers. Do nhập khẩu trực tiếp nên các sản phẩm này tại Big C có lợi thế về giá cả, lại là sản phẩm độc quyền nên Big C nắm được quyền kiểm soát phân phối hoàn toàn tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển của hệ thống siêu thị bigc việt nam trên toàn quốc (Trang 52 - 54)