Chiến lược phát triển của hệ thống siêu thị

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển của hệ thống siêu thị bigc việt nam trên toàn quốc (Trang 27 - 30)

Các hệ thống siêu thị cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp nhằm củng cố, duy trì hoạt động hiện tại cũng như việc thực hiện kế hoạch mở rộng, phát triển siêu thị mới trong hệ thống đạt hiệu quả kinh doanh cao và đảm bảo tính bền vững. Các chiến lược phát triển mà hệ thống siêu thị áp dụng cũng tương tự như các chiến lược phát triển của các doanh nghiệp đã được trình bày ở mục 1.2. Trên cơ sở phân tích hiện trạng và mục tiêu phát triển của từng hệ thống siêu thị mà có thể thực hiện các chiến lược cụ thể sau:

Chiến lược tăng trưởng tập trung : Chiến lược này thường áp dụng đối với hệ thống siêu thị đã có vị trí nhất định trên thị trường và có cơ sở để phát triển tốt trong tương lai. Chiến lược này bao gồm 3 chiến lược cụ thể:

Chiến lược thâm nhập thị trường: Sử dụng chiến lược này các hệ thống siêu thị có thể mở rộng hệ thống của mình thông qua việc tiếp cận các thị trường mới cũng như các nhà đầu tư và các nhà cung cấp mới. Thông qua chiến lược này, sẽ có nhiều khách hàng đến với hệ thống siêu thị và dần tăng sức mua trên thị trường. Sử dụng các công cụ Marketing hiệu quả là một trong các phương thức giúp thực hiện thành công chiến lược thâm nhập thị trường này.

Chiến lược phát triển thị trường: Chiến lược này nhằm mục đích thu hút khách hàng mới từ thị trường khác từ đó tăng thị phần và vị thế cạnh tranh.

Chiến lược phát triển sản phẩm: Gồm hai chiến lược là phát triển sản phẩm riêng biệt và phát triển cơ cấu mặt hàng. Hai chiến lược này giúp cho hệ thống siêu thị có sự khác biệt trong sản phẩm tiêu thụ khác với các hệ thống siêu thị đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, khi xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý sẽ tạo cho hệ thống siêu thị sự đa dạng trong mặt hàng kinh doanh, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Chiến lược đa dạng hóa : Chiến lược này thường được các hệ thống

siêu thị áp dụng bởi đặc điểm riêng của lĩnh vực kinh doanh siêu thị này luôn đòi hỏi sự đa dạng, phong phú về chủng loại hàng hóa cũng như các dịch vụ đi kèm.

Các mặt hàng mà hệ thống siêu thị sản xuất đều có liên quan tới các mặt hàng khác ở khâu xúc tiến phân phối và tiêu thụ nên chiến lược đa dạng hóa đồng tâm và chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang thường được các hệ thống siêu thị lựa chọn nhằm đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng nhờ đó dẫn đến tăng sức mua và doanh thu cho siêu thị.

Chiến lược hội nhập dọc : Chiến lược này thường được sử dụng đối

với các hệ thống siêu thị có tiềm lực tài chính lớn và có khả năng quản lý tốt để điều hành các hoạt động phức hợp.

Chiến lược hội nhập dọc về phía sau: các hệ thống siêu thị có thể phát triển các nhãn hàng riêng mang thương hiệu của chính hệ thống siêu thị mình bằng cách tự sản xuất ra dòng sản phẩm nào đó hoặc nắm quyền kiểm soát cơ sở cung ứng hàng hóa. Điều này làm tăng quyền kiểm soát của hệ thống siêu thị với nguồn cung ứng và tạo được thương hiệu riêng cho hệ thống siêu thị mình.

Chiến lược hội nhập dọc theo chiều ngang: Để áp dụng chiến lược này, hệ thống siêu thị có thể mua lại các siêu thị cạnh tranh nhằm tăng quyền kiểm soát trên thị trường và thu hút lượng khách hàng lớn hơn. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp siêu thị mở rộng được mạng lưới hệ thống mà không mất một khoản đầu tư cơ sở hạ tầng nữa.

Chiến lược hội nhập dọc về phía trước : Các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị có thể mở rộng thêm hình thức kinh doanh bán hàng qua mạng hay điện thoại, vận chuyển giao hàng tận nơi cho khách nhằm tạo nhiều thuận tiện cho khách hàng mà tránh được tình trạng đông đúc, quá tải tại siêu thị.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển của hệ thống siêu thị bigc việt nam trên toàn quốc (Trang 27 - 30)