các CQCM thuộc UBND cấp huyện là một bộ phận của công chức - nguồn nhân lực quan trọng trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Theo quy định hiện hành ở nước ta, công chức có thể làm việc trong các cơ quan khác nhau thuộc hệ thống chính trị và có sự luân chuyển, bố trí giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Công chức các CQCM thuộc UBND cấp huyện có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, công chức các CQCM thuộc UBND cấp huyện là những người trực tiếp thực thi công vụ nhằm thực hiện chức năng quản lý HCNN, thực hiện chức năng chấp hành và điều hành của cơ quan HCNN. Hoạt động của công chức hành chính là nhằm thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài sản chung và ngân sách nhà nước, phát triển và ổn định kinh tế - xã hội; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là đặc điểm riêng để phân biệt hoạt động của công chức các CQCM thuộc UBND cấp huyện nói riêng và công chức HCNN nói chung với hoạt động tư pháp, lập pháp.
Thứ hai, công chức các CQCM thuộc UBND cấp huyện hoạt động nhân danh Nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước, hoạt động của họ được bảo đảm bằng Nhà nước. Hoạt động của công chức các trong các cơ quan này diễn ra thường xuyên, liên tục và mang tính phức tạp. Công chức trong các CQCM thuộc UBND cấp huyện được trao quyền để thực thi công vụ, đồng thời, họ có bổn phận phục vụ xã hội, công dân và các tổ chức, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.
Thứ ba, công chức các CQCM thuộc UBND cấp huyện được trả lương từ ngân sách nhà nước, tùy theo ngạch, bậc và vị trí việc làm, công chức được
hưởng tiền lương tương ứng khi tham gia hoạt động công vụ, đồng thời được Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực thi công vụ.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn cấp huyện Theo Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ quy Theo Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ quy