hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu
công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.[28]
1.1.4. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công chức các cơ quanchuyên môn cấp huyện chuyên môn cấp huyện
1.1.4.1 Vị trí, vai trò của công chức cơ quan chuyên môn cấp huyện Đội ngũ công chức HCNN nói chung và công chức trong các CQCM Đội ngũ công chức HCNN nói chung và công chức trong các CQCM
thuộc UBND cấp huyện nói riêng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọngtrong nền HCNN, là lực lượng trực tiếp vận hành và quyết định hiệu lực, trong nền HCNN, là lực lượng trực tiếp vận hành và quyết định hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của bộ máy HCNN. Trong giai đoạn hội nhập, phát triển đất nước hiện nay vai trò chủ đạo của đội ngũ công chức trong các CQCM thuộc UBND cấp huyện thể hiện trên các phương diện: trong hoạch định chính sách; trong tổ chức thực hiện chính sách; trong vai trò cầu nối giữa cơ quan hành chính với nhân dân…
Công chức hành chính ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộctỉnh là người trực tiếp tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng tỉnh là người trực tiếp tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước qua việc xây dựng dự thảo các Nghị quyết, Chương trình, Đề án, các văn bản quy phạm pháp luật hoặc đóng góp ý kiến chỉnh sửa, bổ sung ….
Công chức trong các CQCM thuộc UBND cấp huyện là một bộ phận của công chức hành chính, là chủ thể của nền công vụ, là những người thực thi công vụ. Đây là đội ngũ trực tiếp đưa các chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài sản chung và ngân sách nhà nước, phát triển và ổn định kinh tế - xã hội; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đồng thời, công chức trong các CQCM của UBND cấp huyện là
những người hiểu rõ tình hình thực tiễn, nắm được những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề phát sinh trong thực tiễn để phản ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế bằng những chủ trương, chính sách phù hợp.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vai trò của công chức trong các CQCM thuộc UBND cấp huyện càng trở nên quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của nhà nước trên địa bàn cấp huyện.
Để thực thi công vụ, thực thi quyền lực nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều phương án, quyết định quản lý và sự khó khăn trong lựa chọn phương án tối ưu, cùng với yêu cầu ngày càng cao của quá trình quản lý đối với thực tiễn đòi hỏi công chức trong các CQCM thuộc UBND cấp huyện, cấp tỉnh và công chức HCNN nói chung phải có những quyết định quản lý kịp thời, hiệu quả, khoa học phù hợp với xu thế phát triển của địa phương, đất nước. Hiện nay, trong nền kinh tế tri thức và sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin đòi hỏi đội ngũ công chức này phải có đủ khả năng, trình độ để nắm bắt và xử lý thông tin.
1.1.4.2. Nhiệm vụ của công chức các cơ quan chuyên môn
Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện. Chính vì vậy, có thể nói công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng, vừa đóng vai trò tham mưu cho huyện, vừa có nhiệm vụ chuyển tải và hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách từ trung ương đến địa phương; từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã.