Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng QLNN theo vị trí việc làm: Những kiến thức, kỹ năng về bộ máy hành chính, hệ thống pháp luật, kỹ năng cập nhật và

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định (Trang 43 - 47)

thức, kỹ năng về bộ máy hành chính, hệ thống pháp luật, kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật vào công tác, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật... nhằm trang bị kiến thức cơ bản về nền kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong cơ chế mới. Đối với mỗi chức danh chuyên trách, bên cạnh những

bồi dưỡng chung, sẽ có những khoá dưỡng chuyên sâu cho từngvị trí việc làm của công chức. vị trí việc làm của công chức.

1.2.5.5. Lựa chọn và đào tạo giảng viên

Giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của chương trình bồi dưỡng. Dựa vào yêu cầu của nội dung chương trình bồi dưỡng, đối tượng người học và phương pháp bồi dưỡng đã lựa chọn, các cơ sở thực hiện bồi dưỡng huy động các giảng viên trong hoặc bên ngoài tổ chức. Có thể kết hợp giảng viên thỉnh giảng và những cán bộ công chức có kinh nghiệm lâu năm trong tổ chức. Với cách lựa chọn giảng viên này cho phép học viên tiếp cận được những kiến thức mới đồng thời nội dung chương trình không xa rời thực tiễn tại tổ chức.

Sau khi lựa chọn giảng viên thì đào tạo giảng viên là việc làm cầnthiết. Đối với những giảng viên thỉnh giảng cần phải cung cấp cho họ thiết. Đối với những giảng viên thỉnh giảng cần phải cung cấp cho họ các thông tin để họ có thể nắm vững mục tiêu, cơ cấu, tiến độ của chương trình bồi dưỡng nhằm đảm bảo tính định hướng của chương trình mà tổ chức đã đặt ra. Đối với giảng viên là những CBCC giàu kinh nghiệm trong tổ chức cần đào tạo cho họ về phương pháp sư phạm để có thể truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho học viên sao cho hiệu quả.

1.2.5.6. Huy động, bố trí kinh phí bồi dưỡng

Chi phí bồi dưỡng quyết định việc lựa chọn các phương án bồidưỡng. Hoạt động bồi dưỡng đòi hỏi một lượng chi phí không nhỏ, vì dưỡng. Hoạt động bồi dưỡng đòi hỏi một lượng chi phí không nhỏ, vì vậy cần phải xác định đầy đủ các loại chi phí để có thể đánh giá chính xác về hiệu quả của chương trình bồi dưỡng. Dự trù chi phí bồi dưỡng chính xác là cơ sở để chuẩn bị đầy đủ, kịp thời về tài chính cho chương trình bồi dưỡng được tiến hành thuận lợi. Chi phí bồi dưỡng bao gồm:

Thứ nhất, các chi phí cho việc học: Là các khoản chi phíthực hiện các chính sách cho học viên tham gia khoá học. thực hiện các chính sách cho học viên tham gia khoá học.

Thứ hai, chi phí cho việc giảng dạy: Là các khoản chi trả cho giảng viên, các phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy.

1.2.5.7. Đánh giá chương trình và kết quả bồi dưỡng

Sau khi thực hiện chương trình bồi dưỡng cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả của chương trình đó. Việc đánh giá chương trình bồi dưỡng là việc làm cần thiết nhưng thường bị các cơ quan chức năng bỏ qua. Nếu không đánh giá chương trình bồi dưỡng thì không thể xác định được mục tiêu bồi dưỡng có đạt được hay không, đạt được ở mức độ nào, những gì làm được và chưa làm được trong chương trình bồi dưỡng. Đánh giá chương trình bồi dưỡng là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và xây dựng các chương trình bồi dưỡng sau đó đạt được kết quả tốt hơn.

Chương trình bồi dưỡng có thể được đánh giá qua một số các tiêu chí như: sự thỏa mãn của học viên đối với nội dung chương trình bồi dưỡng, phương pháp dạy của giảng viên, về thời gian, chất lượng cơ sở hạ tầng, tài liệu, về kết quả học tập, kết quả thực hiện công việc của học viên sau các khóa bồi dưỡng...; so sánh chi phí và lợi ích của chương trình bồi dưỡng.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng côngchức tại các cơ quan chuyên môn cấp huyện chức tại các cơ quan chuyên môn cấp huyện

1.3.1. Yếu tố môi trường bồi dưỡng

1.3.1.1. Đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng, quản lý nền kinh tếthị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

Đội ngũ công chức nước ta hiện nay đang đứng trước đòi hỏi của thực tiễn lịch sử có giữ vững được vai trò lãnh đạo, quản lý đất nước, xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hay không? đây là một câu hỏi lớn. Để giữ vững vị trí của mình, xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì đội ngũ công chức của chúng ta phải đổi mới, trong đó có việc đổi mới bồi dưỡng. Đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ tới

bồi dưỡng công chức.

1.3.1.2. Nhiệm vụ, công vụ được giao, điều kiện làm việc của công chức Trướcyêu cầu của nhiệm vụ, công vụ được giao, công chức có trách nhiệm phải yêu cầu của nhiệm vụ, công vụ được giao, công chức có trách nhiệm phải hoàn thành tốt, đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng. Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ, công vụ thì công chức phải có trình độ, năng lực và vận dụng vào thực thi công việc; mặt khác nhiệm vụ, công vụ luôn đòi hỏi phải hoàn thành tốt hơn, luôn biến đổi, thay đổi theo hoàn cảnh, điều kiện, phương tiện, từ đó đòi hỏi công chức phải không ngừng học tập nhằm có

những năng lực mới, kỹ năng, khả năng thích ứng để thực thi tốt nhiệm vụ. 1.3.1.3. Môi trường xã hội, điều kiện cơ sở vật chất nhiệm vụ. 1.3.1.3. Môi trường xã hội, điều kiện cơ sở vật chất

Môi trường xã hội và cụ thể hơn là môi trường làm việc, điềukiện cơ sở vật chất có tác động tích cực hoặc hạn chế tới bồi kiện cơ sở vật chất có tác động tích cực hoặc hạn chế tới bồi dưỡng công chức. Môi trường tốt và điều kiện cơ sở vật chất tốt là điều kiện thuận lợi cho bồi dưỡng và ngược lại.

1.3.1.4. Giảng viên dành cho bồi dưỡng công chức

Trong quá trình bồi dưỡng công chức, giảng viên là yếu tố quan trọng, làm nhiệm vụ cầu nối truyền tải kiến thức tới người học, hướng dẫn phương pháp, nội dung kiến thức giúp cho người học nhanh hiểu biết, rút ngắn thời gian nhận thức. Có được đội ngũ giảng viên có trình độ cao, phẩm chất và năng lực tốt là một yếu tố tích cực tác động tốt tới bồi dưỡng công chức. Giảng viên mời tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức cần mời những người có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế, cung cấp cho người học những thông tin, kiến thức thiết thực; mời lãnh đạo các cơ quan, đơn vị công tác trong ngành, trong địa phương có kinh nghiệm thực tiễn để truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng theo từng vị trí việc làm.

1.3.1.5. Nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng công chức

chức. Nội dung bồi dưỡng công chức bao gồm: việc cung cấp những kiến thức cần thiết cho các cán bộ, công chức trong quá trình làm việc của bản thân mà họ chưa có hoặc chưa cập nhật. Rèn luyện kỹ năng thực hiện công việc cho công chức là một nội dung đào tạo thiết thực và thông dụng nhất nhằm bổ sung những thiếu hụt cho công chức. Đồng thời, trong quá trình bồi dưỡng cũng phải tiến hành trao đổi kinh nghiệm trong công việc, chuyên môn, trong công tác lãnh đạo quản lí, cho công chức học hỏi, tiếp cận những kinh nghiệm, phương pháp làm việc hiệu quả.

Phương pháp bồi dưỡng có thể là bồi dưỡng tại chỗ hoặc bồidưỡng bên ngoài. Bồi dưỡng tại chỗ là bồi dưỡng ngay tại vị trí đang dưỡng bên ngoài. Bồi dưỡng tại chỗ là bồi dưỡng ngay tại vị trí đang làm việc hoặc sẽ làm việc, những người học thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của những cán bộ có kinh nghiệm, những người quản lý hoặc giảng viên; nó giúp cho công chức có thể tiếp cận ngay với thực tế vị nội dung bồi dưỡng liên quan ngay đến công việc cụ thể. Còn bồi dưỡng ngoài là phương pháp bồi dưỡng theo chương trình ở trong và ngoài huyện, nó không gắn với việc thực hành công việc nhưng đảm bảo tính hệ thống, khoa học, có bài bản, theo kế hoạch bồi dưỡng.

Hình thức bồi dưỡng cũng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng bồi dưỡng.

Có nhiều hình thức bồi dưỡng như:

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w