Vây-đơ-mai-ơ đã giữ chức chỉ huy quân sự khu Xanh Lu-i trong thời gian Nội chiến ở Mỹ.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 5 pot (Trang 48 - 49)

Nội chiến ở Mỹ.

_____________________________________________________________________________________________ 1*- cuộc đảo chính 1*- cuộc đảo chính

Qua sự việc kể trên, bạn đọc thấy rằng cuốn sách này ra đời là dưới ấn tượng trực tiếp của những sự biến, và chất liệu lịch sử của nó không vượt quá tháng Hai (1852). Việc tái bản lần này một phần là do nhu cầu trên thị trường sách, một phần là do yêu cầu khẩn khoản của những người bạn của tôi ở Đức.

Trong số những tác phẩm xuất bản hầu như cùng một lúc về cùng một đề tài, chỉ có hai tác phẩm là đáng lưu ý: "Na-pô-lê-ông nhỏ" của Vích-to Huy-gô "Cuộc đảo chính" của Pru-đông288.

Vích-to Huy-gô chỉ giới hạn trong những lời đả kích chua cay và hóm hỉnh kẻ đã gây ra cuộc đảo chính. Ông coi bản thân sự kiện đó là một tiếng sét giữa bầu trời quang đãng. Ông chỉ thấy đó là một hành động bạo lực của một cá nhân. Ông không thấy rằng ông đã làm cho cá nhân đó trở thành vĩ đại, chứ không phải trở thành nhỏ bé, khi gán cho hắn một sức mạnh chủ động cá nhân chưa từng thấy trong lịch sử thế giới. Còn về phía mình thì Pru-đông lại cố gắng trình bày cuộc chính biến như là kết quả của sự phát triển lịch sử trước đó. Nhưng dưới ngòi bút của ông ta, kết cấu lịch sử của cuộc đảo chính lại kín đáo hóa thành sự tán dương lịch sử nhân vật chính của cuộc đảo chính. Như thế là ông ta rơi vào cái sai lầm của các nhà sử học gọi là khách quan.

Còn tôi, trái lại, tôi vạch ra là làm thế nào mà cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp lại tạo ra những điều kiện và những tình hình cho phép một nhân vật tầm thường và lố bịch có thể đóng vai trò một anh hùng.

Việc soạn lại cuốn sách này sẽ làm cho nó mất bản sắc riêng của nó. Bởi vậy tôi chỉ sửa những lỗi in và bỏ những lời ám chỉ ngày nay đã trở thành khó hiểu mà thôi.

Câu kết thúc tác phẩm này của tôi: "Nhưng nếu như, cuối cùng, chiếc hoàng bào được khoác lên vai Lu-i Bô-na-pác-tơ, thì pho tượng đồng của Na-pô-lê-ông sẽ đổ nhào từ trên cột Văng- đôm xuống"289 - đã trở thành sự thực.

488 c.mác 489

sùng bái Na-pô-lê-ông trong cuốn sách của ông ta viết về cuộc tiến quân năm 1815290. Từ đó đến nay, và nhất là mấy năm gần đây, nhờ sử dụng vũ khí nghiên cứu lịch sử, phê bình, trào phúng, châm biếm, sách báo Pháp đã chấm dứt vĩnh viễn câu chuyện huyền thoại về Na-pô-lê-ông. ở ngoài nước Pháp, sự đoạn tuyệt mạnh mẽ ấy đối với cái tín ngưỡng có tính chất truyền thống của nhân dân, cuộc cách mạng tinh thần rộng lớn ấy, vẫn chưa được người ta chú ý và hiểu rõ mấy.

Sau hết, tôi hy vọng cuốn sách này của tôi sẽ góp phần xóa bỏ một câu nói ngây ngô rất thông dụng ngày nay, đặc biệt là ở Đức, về cái gọi là chủ nghĩa Xê-da. Trong sự giống nhau bề ngoài đó của hai thời kỳ lịch sử, người ta quên một điều chủ yếu là: ở La Mã thời cổ, cuộc đấu tranh giai cấp chỉ diễn ra trong nội bộ một thiểu số người có đặc quyền, giữa những công dân tự do giàu - và những công dân tự do nghèo, còn đại đa số quần chúng nhân dân lao động sản xuất, tức là những người nô lệ, thì chẳng qua chỉ là cái bệ thụ động cho các đấu sĩ đó. Người ta quên mất nhận xét xác đáng của Xi-xmôn-đi: giai cấp vô sản La Mã ngày xưa sống nhờ vào xã hội, còn xã hội ngày nay lại sống nhờ vào giai cấp vô sản291. Với sự khác nhau căn bản như thế giữa những điều kiện vật chất, kinh tế của cuộc đấu tranh giai cấp thời xưa và thời nay, thì cả những nhân vật chính trị do cuộc đấu tranh giai cấp đó đẻ ra, cũng không thể có cái gì giống nhau hơn sự giống nhau giữa đại giáo chủ Ken-tớc-bê-ri với tổng giáo chủ Xa-mu-in.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 5 pot (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)