Phường hội của thợ mỏ ở các mỏ than vùng dắc-den270
Bất cứ bảng lương công nhân nào mà ta tình cờ có được, ví dụ bảng lương của công ty Ni-đơ-viu-rơ-snít cũng cho chúng ta thấy rõ tình cảnh chung của thợ mỏ ở các mỏ than vùng Núi quặng. Tiền lương hàng tuần của thợ mỏ người lớn là từ 2 đến 3 ta-le 12 din-be-grô-sen 6 pphen-ních, của công nhân vị thành niên từ 1 ta- le 10 din-be-grô-sen đến 1 ta-le 20 din-be-grô-sen. Tiền lương hàng tuần của thợ mỏ trung bình là khoảng 2 ta-le 20 din-be-grô- sen. Theo yêu cầu của nhà kinh doanh, các công nhân phải làm khoán. Khi lập bảng lương, người ta chú ý sao cho lương khoán không thể cao hơn đôi chút đáng kể so với lương công nhật bình thường. Muốn thôi việc theo hợp đồng mỗi công nhân phải báo trước một tháng và đúng vào ngày mồng 1 mỗi tháng. Như vậy, nếu người công nhân muốn thôi làm khoán theo những điều kiện đã định thì anh ta vẫn bị bắt buộc phải làm khoán, ít nhất là thêm từ 4 đến 8 tuần nữa. Trong tình huống như vậy mà nói đến việc điều chỉnh lương khoán theo sự thỏa thuận của hai bên, đến hợp đồng tự do giữa công nhân và nhà tư bản, thì thật là nực cười! Tiền lương được trả thành 2 kỳ: ngày 22 hàng tháng trả một phần dưới dạng ứng trước và ngày 8 tháng sau trả nốt phần còn
464 ph.ăng-ghen Báo cáo về các hội có tính chất phường hội... 465
lại của tiền lương tháng trước. Như vậy nhà tư bản đã giữ lại số tiền lương anh ta nợ của công nhân của mình trung bình là trọn 3 tuần, - khoản tiền cho ông chủ vay một cách bắt buộc này lại càng đáng yêu hơn đối với ông chủ vì nó đem lại tiền không phải trả lợi tức.
Các ca làm việc thông thường là mươi hai giờ, và tiền lương hàng tuần nói trên được trả cho sáu ngày lao động mười hai giờ. Ngày lao động mười hai giờ bao gồm 2 giờ (2 lần nửa giờ và 1 lần cả giờ) nghỉ để ăn uống hoặc được gọi là thời gian giải lao. Khi công việc khẩn trương các ca làm việc là tám giờ (tức là trong 48 giờ mỗi công nhân phải làm việc ba ca) có nửa giờ nghỉ để ăn uống - và thậm chí là sáu giờ nữa. Trong trường hợp sau cùng này "không ấn định một thời gian nào để giải lao".
Những điều trình bày trên đây vẽ nên bức tranh ảm đạm về tình cảnh của những người thợ mỏ này. Song muốn hiểu rõ tình trạng thực sự chẳng khác gì nông nô của họ, cần phải xét đến các bản điều lệ các hội thợ mỏ. Chúng ta hãy xét các điều lệ hiện hành ở các mỏ than của: I- Công tước danh tiếng và hùng mạnh Sen-buốc-xki, II- Công ty Ni-đơ-viu-rơ-snít, III- Công ty
Ni-đơ-viu-rơ-snít-Kiếc-béc và IV- Các công ty Lu-gau-xki hợp nhất.
Các khoản thu nhập của các hội thợ mỏ gồm 1) tiền nhập hội và hội phí của công nhân, tiền phạt, tiền lương không có người nhận v.v. và 2) tiền đóng góp của các nhà tư bản. Công nhân đóng góp 3% hoặc 4% tiền lương của mình, các ông chủ góp: I- 7 din-be-grô-sen 6 pphen-ních hàng tháng theo đầu mỗi công nhân mỏ có đóng hội phí; II- 1 pphen-ních theo đầu mỗi sê- phen1* than bán đi; III- lần góp đầu tiên khi thành lập quỹ hội thợ mỏ - 500 ta-le, sau này cũng đóng góp như công nhân; cuối cùng IV- cũng giống như ở điểm II, nhưng mỗi công ty nhập hội
_____________________________________________________________________________________________ 1* - 1/8 tấn 1* - 1/8 tấn
đóng thêm 100 ta-le phí lập hội.
Chẳng lẽ bức tranh hòa hợp rất đỗi thân thiết này giữa tư bản và lao động không làm cho chúng ta sửng sốt? Ai còn dám nói đến sự đối lập về lợi ích của họ? Song, như nhà tư tưởng Đức vĩ đại Han-dơ-man đã nói
"Trong những chuyện tiền non g thì không có chỗ cho tình cảm"271.
Thành thử vấn đề đặt ra là người công nhân phải trả giá như thế nào về lòng độ lượng của "các ông chủ mỏ cao cả" kia? Ta hãy xem!
Chỉ có một trường hợp (III) các ngài tư bản cũng đóng góp như công nhân, còn trong các trường hợp khác thì ít hơn nhiều. Do những khoản đóng góp đó, họ đã đòi hỏi những quyền sở hữu sau đây đối với quỹ của hội.
I- Quyền sở hữu quỹ hội không thuộc về các hội viên hội thợ mỏ, và họ không thể đòi quỹ trả cho họ khoản tiền lớn hơn khoản tiền trợ cấp mà theo điều lệ họ có quyền được hưởng, trong những trường hợp nhất định, đặc biệt là ngay cả trong trường hợp đình chỉ sản xuất ở bất cứ xí nghiệp nào họ cũng không được đề nghị chia quỹ và tiền mặt của quỹ.
"Tr on g trư ờn g h ợp sản xuấ t ở các m ỏ tha n của c ông tước Se n-buốc- xki ở En-xnhít bị đình chỉ hoàn toàn" - sau khi đã thỏa mãn những yêu sách hiện có, - "thì quyền chi phối số quỹ còn lại thuộc về công tước chủ mỏ".
II- "Trong trường hợp giải thể liên hiệp các mỏ than Ni-đơ-viu-rơ-snít thì đồng th ời phải tiến hành giải thể cả các quỹ hội thợ mỏ... Quyền chi phối số tiền đồng th ời phải tiến hành giải thể cả các quỹ hội thợ mỏ... Quyền chi phối số tiền mặt còn lại thuộc về ban giám đốc".
Các hội viên hội thợ mỏ không có bất cứ quyền sở hữu nào đối với quỹ hội.
IV- "Quỹ của hội được coi là tài sản không thể chuyển nhượng của những người hiện đã là hội viên của hội và những ngư ời sau nà y sẽ vào hội... Chỉ có người hiện đã là hội viên của hội và những ngư ời sau nà y sẽ vào hội... Chỉ có trong trường hợp tất cả các mỏ than gia nhập liên hiệp bất ngờ bị hoàn toàn giải thể do đó kéo theo việc giải thể cả hội th ợ mỏ" tron g tr ường hợp bất ngờ đó tưởn g chừng ngườ i ta có th ể dự đoán rằng công nhân sẽ chia nhau tất cả số tiền mặt còn lại. Không có chuyện đó đâu! Trong trường hợp này "ban giám đốc của các công ty liên hiệp bị giải thể sau cùng đề xuất kiến nghị với chính quyền vương quốc ở địa phương. Chỉ cơ quan nói trên mới quyết định được số phận của khoản tiền đó".
Nói một cách khác, công nhân đã nộp đại bộ phận số tiền đóng góp vào quỹ hội, còn các nhà tư bản tự giành cho mình quyền sở hữu này. Dường như các nhà tư bản tặng quà cho các công nhân của mình. Nhưng thực ra các công nhân bị bắt buộc phải tặng quà cho các nhà tư bản của mình. Có được quyền sở hữu thì đương nhiên các nhà tư bản cũng giành được quyền kiểm soát quỹ.
Viên quản lý các mỏ than là chủ tịch ban quản trị quỹ. Quyền chủ quản quỹ thuộc về ông ta, ông ta có quyền giải quyết mọi trường hợp nghi vấn, ấn định các mức tiền phạt... Sau ông ta là
thư ký hội thợ mỏ, đồng thời cũng là thủ quỹ. Viên thư ký này do nhà tư bản chỉ định hoặc nếu do công nhân bầu ra thì phải được nhà tư bản chuẩn y. Sau nữa là các uỷ viên thường của ban quản trị. Những người này thông thường do công nhân bầu ra, nhưng trong một trường hợp (III) nhà tư bản chỉ định ba người trong số các uỷ viên ban quản trị này. Nói chung cái "ban quản trị" đó là cái gì ta có thể thấy rõ qua một điểm trong điều lệ quy định "ban quản trị ít nhất mỗi năm họp một lần". Trên thực tế viên chủ tịch chi phối mọi việc. Còn các uỷ viên ban quản trị chỉ là tay sai của ông ta.
Ngài chủ tịch này, tức là viên quản lý các mỏ cũng là chúa tể đầy sức mạnh trong mọi phương diện khác. Ông ta có thể rút ngắn thời hạn thử thách các hội viên mới, cấp các khoản trợ cấp khẩn cấp, thậm chí sa thải (điểm III) các công nhân mà ông ta cho là thanh danh chưa tốt, và có thể thường xuyên xin ý kiến
ngài tư bản về quyết định của ngài tư bản trong mọi việc liên quan đến hội thợ mỏ là quyết định cuối cùng. Như vậy công tước Sen-buốc-xki và các giám đốc các công ty cổ phần có thể thay đổi các điều lệ hội, nâng mức đóng góp của công nhân, giảm trợ cấp cho người ốm và tiền hưu trí, đặt ra những trở ngại và các thủ tục mới để ngăn cản việc xin quỹ trợ giúp, - nói tóm lại, tha hồ tuỳ ý xử lý tiền bạc của công nhân, chỉ có một điều kiện đặt trước duy nhất là phải được sự phê chuẩn của chính quyền nhà nước, những cơ quan chính quyền này trước nay chưa bao giờ tỏ ra là
muốn tìm hiểu tình cảnh và những nỗi bần cùng của công nhân. Trong các mỏ than thuộc mục III các viên giám đốc thậm chí còn dành cho mình quyền đuổi ra khỏi hội thợ mỏ bất cứ người công nhân nào họ đưa ra tòa nhưng lại được tòa tha bổng.
Và những người thợ mỏ để cho việc của chính bản thân mình phải tuân theo sự chuyên quyền của kẻ khác một cách mù quáng như vậy để được những quyền lợi gì? Chúng ta hãy nghe xem!
1) Khi đau ốm họ được chữa bệnh và trợ cấp hàng tuần: ở các mỏ than thuộc mục I - một phần ba tiền lương của mình, ở các mỏ than thuộc mục III - một nửa tiền lương, ở các mỏ than thuộc mục II và IV - một nửa hoặc nếu đau ốm do tai nạn trong khi làm việc thì được cấp tương ứng là 2/3 và 3/4 tiền lương. 2) Những người tàn phế được cấp một khoản tiền hưu trí bằng từ 1/20 đến 1/2 mức lương cuối cùng của họ, tuỳ theo thời gian làm việc, tức là tuỳ theo số tiền đóng góp của họ vào quỹ hội. 3) Nếu một hội viên qua đời thì người vợ góa của anh ta được trợ cấp từ 1 đến 1/3 tiền hưu trí mà người chồng có quyền được hưởng và hàng tuần được trợ cấp chút ít cho mỗi đứa con. 4) Được trợ cấp mai táng khi trong gia đình có người chết.
Xin ngài bá tước rất đỗi sáng suốt và các nhà tư bản có học thức là những người soạn thảo ra các điều lệ đó và xin Chính phủ có lòng quan tâm như tình cha con là người đã phê chuẩn chúng, hãy giải bài toán sau đây: nếu người thợ mỏ khi được cấp
468 ph.ăng-ghen Báo cáo về các hội có tính chất phường hội... 469
lương đầy đủ trung bình là 2⅔ ta-le một tuần đã sống vất vưởng vì đói khổ thì làm sao anh ta có thể sống nổi với tiền hưu trí bằng 1/20 số lương đó, thí dụ bằng 4 din-be-grô-sen một tuần chẳng hạn?
Sự quan tâm trìu mến của các bản điều lệ đối với những quyền lợi của tư bản thể hiện rõ rệt trong thái độ đối với các tai nạn ở mỏ. Ngoài các xí nghiệp thuộc mục II và IV ra, không xí nghiệp nào chi bất cứ một khoản trợ cấp đặc biệt nào nếu người công nhân đau ốm hoặc qua đời do tai nạn "trong khi làm nhiệm vụ".
Không một bản điều lệ nào quy định tăng tiền hưu trí nếu tình trạng tàn phế do tai nạn ở mỏ gây nên. Nguyên nhân của việc này rất đơn giản. Khoản đó sẽ làm cho số chi của quỹ tăng lên rất nhiều và nó sẽ rất nhanh chóng phơi trần ra ngay cả trước những người quan sát thiển cận nhất bản chất những món quà
của các ngài tư bản.
Những bản điều lệ do các nhà tư bản ở Dắc-den ban khác với bản hiến pháp do Lu-i Bô-na-pác-tơ ban ở chỗ bản hiến pháp còn chưa hoàn chỉnh, còn các bản điều lệ thì đã hoàn chỉnh dưới dạng một điều khoản chung cho mọi người sau đây:
"Mỗi công nhân thôi việc ở công ty - tự ngu yện hay bị cưỡng bách - thì do đó cũng ra khỏi thợ mỏ và mất hết mọi quyền lợi đối với quỹ cũng như đối với số tiền mà chính họ đã đóng góp".
Do đó một người làm việc 30 năm trong một mỏ than và nộp hội phí vào ngân quỹ hội, sẽ mất hết mọi quyền hưởng tiền hưu trí mà anh ta đã mua với giá đắt như vậy, chỉ cần nhà tư bản
muốn sa thải anh ta! Điều khoản này biến người công nhân làm thuê thành nông nô, ràng buộc anh ta vào nơi làm việc, bắt anh ta phải gánh chịu sự đối xử sỉ nhục nhất. Nếu anh ta không thích bị đánh đập, nếu anh ta chống lại việc hạ thấp tiền lương đến mức đói khổ, nếu anh ta không chịu nộp những món tiền phạt tuỳ tiện, nếu anh ta dám đòi chính thức kiểm tra việc cân đo, thì bao giờ anh cũng chỉ nhận được một câu trả l ời giốn g nhau
như đúc: hãy cút đi nhưng tiền hội phí anh đóng vào quỹ và các quyền của anh đối với quỹ sẽ không đi theo anh đâu!
Trông mong những người ở vào địa vị thấp kém như vậy có tính độc lập, dũng cảm và lòng tự tôn hình như là một chuyện ngược đời. Song dù sao những người thợ mỏ đó - nếu nói đến ưu điểm của họ - vẫn đứng trong hàng ngũ các chiến sĩ tiên phong của giai cấp công nhân Đức. Vì vậy các ông chủ của họ đã bắt đầu lo sợ mặc dù tổ chức hiện nay của các hội thợ mỏ là chỗ dựa khổng lồ của chúng. Bản điều lệ mới nhất và đê tiện nhất trong các bản điều lệ đó (loại mỏ III, ban hành năm 1862) có chứa đựng điều kiện đặt trước quái gở sau đây về bãi công và lập hội:
"Mỗi hội viên thợ mỏ phải luôn bằng lòng với tiền lương họ được trả theo
biểu lương; không bao giờ được tham gia vào các hoạt động tập thể, không bao
giờ được đòi tăng lương, chứ đừng nói gì đến xúi giục để kích động bạn bè của mình làm việc đó".
Tại sao các ông chủ công ty cổ phần các mỏ than Ni-đơ-viu-rơ-snít - Kiếc-béc, các ngài B.Cơ-riu-gơ, Ph.V.Svam-crúc và Ph.V.Rích-tơ,
lại không hạ cố quyết định từ nay mỗi khách hàng mua than "phải luôn luôn bằng lòng" với giá than được quy định theo sự hạ cố hết sức cao cả của họ? Song như thế thì thật là quá mức có thể có được ngay cả đối với "trí tuệ công dân hữu hạn" của ngài Phôn Rô-khốp272.
Nhờ kết quả của việc cổ động trong công nhân mỏ, gần đây bản dự thảo sơ bộ điều lệ để thống nhất các hội thợ mỏ của tất cả các mỏ than ở Dắc-den đã được công bố (Xvích-cau, 1869). Bản dự thảo này do một uỷ ban công nhân dưới sự lãnh đạo của ông I.G.Đin-tơ soạn thảo. Các điểm chủ yếu của nó như sau: 1) Tất cả các hội đều thống nhất lại thành một tổng hội. 2) Các hội viên sống ở nước Đức và đóng hội phí thì đều vẫn được hưởng các quyền của mình. 3) Đại hội toàn thể của tất cả các hội viên ở tuổi trưởng thành là cơ quan quyền lực cao nhất. Hội nghị sẽ bầu
ra ban chấp hành v.v.. 4) Số đóng góp của các ông chủ vào quỹ hội phải bằng một nửa số đóng góp của công nhân.
Bản dự thảo này hoàn toàn không thể hiện được các quan điểm của những người thợ mỏ Dắc-den giác ngộ nhất. Nói cho đúng hơn là một số người muốn tiến hành cải cách với sự cho phép của tư bản đã soạn ra bản dự thảo đó. Bản dự thảo mang