Về việc giải tán liên đoàn công nhân Lát-xan

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 5 pot (Trang 27 - 29)

Lát-xan246

"Chính phủ biết, và giai cấp tư sản cũng biết rằng toàn bộ phong trào công nhân Đức hiện nay chỉ có thể dung thứ được, chỉ tồn tại, chừng nào chính phủ còn muốn điều đó. Chừng nào chính phủ thấy có lợi khi để cho phong trào ấy tồn tại, nhằm để cho một kẻ thù mới, độc lập của phe tư sản đối lập lớn mạnh lên thì chừng đó chính phủ còn chịu đựng phong trào ấy. Nhưng kể từ lúc phong trào công nhân phát triển thành một lực lượng độc lập, do đó mà trở thành nguy hiểm cho chính phủ thì tình hình ấy lập tức chấm dứt. Những biện pháp mà người ta đã dùng để chấm dứt sự cổ động của phái tiến bộ trên báo chí, trong các hội và các cuộc hội họp, sẽ có thể là một sự cảnh cáo trước đối với công nhân. Cũng những đạo luật, những sắc lệnh và biện pháp trừng phạt đã được áp dụng hồi bấy giờ có thể được dùng để chống lại công nhân vào bất kỳ một ngày nào và sẽ chấm dứt sự cổ động của họ; những biện pháp ấy cũng sẽ được áp dụng một khi sự cổ động ấy trở nên nguy hiểm. Điều hết sức quan trọng là công nhân phải hiểu rõ vấn đề này để không rơi vào đúng sự lầm lẫn mà giai cấp tư sản đã rơi vào trong "Thời đại mới", khi người ta chỉ chịu đựng họ nhưng họ thì lại coi vị trí của mình đã vững vàng rồi. Và nếu có ai đó tưởng tượng rằng chính phủ hiện nay sẽ giải phóng báo chí, quyền lập hội và hội họp khỏi những xiềng xích hiện nay thì người đó đúng là thuộc về những người không đáng

nói chuyện với họ nữa. Mà không có tự do báo chí, quyền lập hội và hội họp thì không thể có phong trào công nhân".

Điều trên đây đã được nói rõ ở trang 50-51 tác phẩm của Phri-đrích Ăng-ghen "Vấn đề quân sự ở Phổ và đảng công nhân Đức", Hăm-buốc, 18651*. Khi đó người ta mưu toan đặt Tổng hội công nhân Đức - lúc ấy là một hội liên hiệp có tổ chức duy nhất của các công nhân xã hội - dân chủ ở Đức - dưới sự bảo hộ của nội các Bi-xmác, làm cho công nhân hy vọng rằng chính phủ sẽ tặng cho họ quyền phổ thông đầu phiếu. Chính Lát-xan đã tuyên truyền cho "quyền phổ thông đầu phiếu bình đằng và trực tiếp" như một phương tiện duy nhất và tuyệt đối chính xác để giai cấp công nhân giành được chính quyền kia mà; thế thì có gì đáng ngạc nhiên nếu trong lúc đó người ta coi thường những điều rất thứ yếu như tự do báo chí, quyền lập hội và hội họp, những điều mà cả giai cấp tư sản cũng tán thành hoặc ít ra, cũng khẳng định rằng họ tán thành? Nếu giai cấp tư sản quan tâm đến những cái như vậy thì lẽ nào chính điều đó lại không phải là lý do để công nhân không tham gia tuyên truyền cho chúng? Tác phẩm nói trên đã chống lại quan điểm này. Những người lãnh đạo của Tổng hội công nhân Đức cho rằng chẳng có gì để cho họ học được cả và tác giả quyển sách sẽ chỉ hài lòng về những người thuộc phái Lát-xan ở thành phố Bác-men quê hương ông cắt đứt quan hệ với ông và bè bạn của ông mà thôi.

Hiện nay tình hình như thế nào? "Quyền phổ thông đầu phiếu trực tiếp và bình đẳng" được thực hiện đã hai năm. Đã hai lần bầu cử Quốc hội. Người công nhân chật vật lắm mới đưa được nửa tá đại biểu vào quốc hội chứ đâu có được điều khiển nhà nước và ra sắc lệnh về sự "giúp đỡ" của nhà nước theo đơn thuốc của Lát-xan. Bi-xmác trở thành thủ tướng liên bang, còn Tổng hội công nhân Đức thì bị giải tán.

_____________________________________________________________________________________________ 1* Xem tập này, tr. 57 - 113. 1* Xem tập này, tr. 57 - 113.

Song tại sao quyền phổ thông đầu phiếu không đem lại cho công nhân cái vương quốc ngàn năm như đã hứa, - họ cũng có thể tìm thấy câu trả lời cho vấn đề này ở Ăng-ghen. ở trang 481*

sách đã dẫn có viết:

"Còn về bản thân quyền đầu phiếu phổ thông và trực tiếp thì chỉ cần đi đến Pháp là có thể thấy rõ rằng với các quyền ấy người ta có thể tiến hành những cuộc bầu cử vô hại như thế nào khi cái một dân cư nông thôn đần độn đông đảo, một chế độ quan liêu được tổ chức tốt, một giới báo chí đã được rèn tốt, các hiệp hội bị cảnh sát áp chế đủ mức, và hoàn toàn không những cuộc hội họp chính trị nào cả. Quyền đầu phiếu phổ thông và trực tiếp có đưa được nhiều đại biểu công nhân vào nghị viện Pháp không? Mà so với giai cấp vô sản Đức thì giai cấp vô sản Pháp có ưu điểm là nó tập trung hơn nhiều và có một kinh nghiệm đấu tranh và tổ chức lâu dài hơn.

ở đây còn nảy sinh một vấn đề khác. ở Đức dân cư nông thôn nhiều gấp đôi dân cư thành thị, nghĩa là ở Đức 2/3 dân cư sống về nông nghiệp và 1/3 về công nghiệp. Và vì ở Đức chế độ đại chiếm hữu ruộng đất là quy tắc, còn người tiểu nông có một mảnh ruộng nhỏ là ngoại lệ, nên nói một cách khác, điều đó có nghĩa là nếu 1/3 công nhân nằm dưới sự chỉ huy của các nhà tư bản thì 2/3 nằm dưới sự chỉ huy của các lãnh chúa phong kiến.

Mong rằng những người lúc nào cũng đả kích các nhà tư bản, nhưng không có lấy một lời nhỏ giận dữ nào chống bọn phong kiến, sẽ hiểu rõ điều ấy. ở Đức bọn phong kiến bóc lột một số lượng công nhân lớn hơn gấp đôi so với giai cấp tư sản... Nhưng thế vẫn chưa phải là hết. Sức tiến hành kinh doanh theo lối gia trưởng trên các lãnh địa phong kiến cũ dẫn tới một sự lệ thuộc cha truyền con nối của người công nhân nông nghiệp hay của người cố nông [Họusler] vào "ông chủ nhân từ" của họ, một sự lệ thuộc gây khó khăn rất nhiều cho việc giai cấp vô sản nông nghiệp gia

_____________________________________________________________________________________________ 1* xem tập này, tr. 105 - 109. 1* xem tập này, tr. 105 - 109.

nhập phong trào của công nhân thành thị. Các mục sư, sự đần độn đi một cách có hệ thống của nông thôn, sự giảng dạy tồi tệ của nhà trường, sự biệt lập của con người ta đối với thế giới bên ngoài hoàn thành nốt những việc còn lại. Giai cấp vô sản nông nghiệp là bộ phận giai cấp công nhân hiểu những lợi ích của bản thân họ, vị trí xã hội của bản thân họ một cách khó khăn nhất và sau tất cả những bộ phận khác; nói một cách khác, đó là bộ phận vẫn còn là công cụ vô ý thức lâu nhất trong tay giai cấp có đặc quyền đang bóc lột nó. Giai cấp này là giai cấp nào vậy? Đức, đó không phải là giai cấp tư sản, mà là giai cấp quý tộc phong kiến. Nhưng ngay cả ở Pháp, nơi hầu như chỉ có những nông dân tự do, có ruộng đất, nơi mà bọn quý tộc phong kiến từ lâu đã bị tước đoạt mọi quyền lực chính trị thì quyền đầu phiếu phổ thông cũng không đưa công nhân vào nghị viện, mà ngược lại hầu như đã hoàn toàn loại trừ họ ra khỏi nghị viện. Vậy thì ở Đức, nơi mà bọn quý tộc phong kiến vẫn còn là một thế lực xã hội và chính trị thực sự và nơi mà cứ hai công nhân nông nghiệp thì mới có một công nhân công nghiệp, kết quả của quyền đầu phiếu phổ thông sẽ ra sao?

ở Đức, cuộc đấu tranh chống thế lực phản động phong kiến và quan liêu - vì ở nước ta cả hai thế lực này giờ đây không thể tách rời nhau - đồng nghĩa với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản nông thôn về tinh thần và chính trị, và chừng nào giai cấp vô sản nông thôn còn chưa bị lôi cuốn vào phong trào thì chừng ấy giai cấp vô sản ở thành thị ở Đức không thể đạt được và sẽ không đạt được một chút thành tựu nào hết, chừng ấy quyền đầu phiếu phổ thông và trực tiếp vẫn không phải là một vũ khí mà là một cái bẫy đối với giai cấp vô sản.

Có thể là sự giải thích rất thẳng thắn, nhưng cần thiết này sẽ cổ vũ bọn phong kiến đấu tranh cho quyền đầu phiếu phổ thông và trực tiếp. Nếu thế thì càng tốt".

448 ph.ăng-ghen 449

quyền phổ thông đầu phiếu được thực hiện mà chính vì quyền phổ thông đầu phiếu được thực hiện. Ăng-ghen đã báo trước cho Hội biết rằng Hội sẽ lập tức bị xóa bỏ ngay khi nó trở thành nguy hiểm. Trong cuộc hội nghị toàn thể mới đây của mình247, Hội đã quyết nghị: 1) đấu tranh giành quyền tự do hoàn toàn về chính trị và 2) cùng hoạt động với Hội liên hiệp công nhân quốc tế. Cả hai quyết định này bao hàm sự đoạn tuyệt hoàn toàn với toàn bộ quá khứ của Hội. Nhờ thế, Hội đã thoát khỏi tình trạng bè phái trước đây của mình để bước lên con đường rộng lớn của phong trào công nhân có tính chất quần chúng. Song ở các tầng lớp trên, hiển nhiên người ta cho rằng làm như vậy là trái với thỏa ước, nếu có thể nói được như vậy. ở thời điểm khác việc này có lẽ sẽ không được coi trọng như thế, song từ lúc quyền phổ thông đầu phiếu được thực hiện, khi mà người ta phải cảnh giác giữ cho giai cấp vô sản ở nông thôn và ở các thành thị nhỏ khỏi có những khát vọng bạo lực kiểu ấy thì tình hình lại khác! Quyền phổ thông đầu phiếu là cái đinh cuối cùng đóng vào quan tài của Tổng hội công nhân Đức.

Điều tôn thêm phẩm giá cho Hội là Hội đã diệt vong chính vì sự đoạn tuyệt với chủ nghĩa Lát-xan thiển cận kia. Và vì vậy dù tổ chức nào thay thế hội đi nữa thì tổ chức đó cũng phải xây dựng trên một cơ sở có tính chất nguyên tắc phổ biến hơn nhiều so với mấy câu của Lát-xan nhắc đi nhắc lại muôn thuở về sự giúp đỡ của nhà nước. Từ khi các hội viên của Hội đã bị giải tán kia bắt đầu suy nghĩ chứ không phải tin tưởng thì cái chướng ngại cuối cùng trên con đường thống nhất tất cả công nhân xã hội dân chủ Đức vào một đảng lớn, đã không còn nữa.

Do Ph.Ăng-ghen viết vào cuối tháng Chín 1868

Đã đăng trên tờ "Demokratisches

Wochenblatt" số 40, ngày 3 tháng Mười 1868

In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng Đức

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 5 pot (Trang 27 - 29)