Triệu pao xtéc-linh như thế nào

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 5 pot (Trang 32 - 33)

Bức thư của ngài Glát-xtôn ngày 11 tháng Năm 1866 đã tạm đình chỉ hiệu lực của pháp lệnh ngân hàng năm 1844 trên cơ sở các điều kiện sau đây:

1) Tỷ suất chiết khấu tối thiểu phải được tăng lên 10%. 2) Nếu Ngân hàng phát hành giấy bạc vượt hạn ngạch pháp định thì lợi nhuận do số phát hành vượt hạn ngạch đó đem lại, ngân hàng phải chuyển cho chính phủ260.

Kết quả là Ngân hàng đã nâng tỷ suất chiết khấu tối thiểu lên đến 10% (điều ấy có nghĩa là đối với những nhà công thương nghiệp bình thường, tỷ suất chiết khấu để tăng lên đến 15% và 20%) và không vi phạm lời văn của pháp lệnh năm 1844 về phát hành giấy bạc. Cứ chiều chiều, tại các văn phòng doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng và trong những người thiện ý ở khu Xi-ti người ta lại thu thập giấy bạc để rồi sáng hôm sau lại tung ra. Nhưng tinh thần của pháp lệnh này thì đã bị vi phạm, vì tuân theo bức thư của chính phủ dự trữ của Ngân hàng được phép giảm xuống đến số không, vậy mà theo chủ định của pháp lệnh năm 1844, dự trữ đó là khoản có duy nhất có trong tay Ngân hàng để đảm bảo khoản nợ của cục ngân hàng của nó.

Như vậy, bức thư của ngài Glát-xtôn đã tạm đình chỉ hiệu lực của đạo luật Pin bằng cách duy trì và thậm chí còn tăng cường hơn nữa những hậu quả tệ hại nhất của nó. Người ta không thể chỉ trích như vậy đối với bức thư của ngài Đ.K. Lê-vít năm 1857 và bức thư của huân tước Giôn Rớt-xen năm 1847261.

Ngân hàng giữ tỷ suất chiết khấu tối thiểu 10% đã hơn ba tháng. ở châu Âu người ta coi tỷ suất này là một triệu chứng nguy hiểm. Vậy mà sau khi ngài Glát-xtôn gây nên bầu không khí không tín nhiệm hết sức độc địa đối với khả năng thanh toán của nước Anh bằng cái cách như vậy, huân tước Cla-ren-đôn, người hùng trong hội nghị Pa-ri262 đã xuất hiện trên vũ đài và cho đăng trên báo "Times" một bức thư giải thích gửi các đại sứ quán Anh ở lục địa. Ông ta trực tiếp báo cho lục địa biết rằng Ngân hàng Anh không phá sản (mặc dù theo pháp lệnh năm 1844, trên thực tế sự việc đúng là như vậy), nhưng nền thương mại và nền công nghiệp Anh đã bị phá sản đến mức nhất định. Tác dụng trực tiếp của bức thư của ông ta không phải là người dân nước Anh "đổ xô"

vào Ngân hàng mà là những đòi hỏi (trả tiền) của các nước châu Âu "đổ xô" vào nước Anh. (Lúc ấy ông Oát-kin đã dùng đúng những lời lẽ như vậy tại Hạ nghị viện). Trong lịch sử của nền thương mại Anh, đó là một điều hoàn toàn chưa từng có. Người ta chuyển vàng từ Luân Đôn sang Pháp, trong khi tỷ suất chiết khấu tối thiểu chính thức ở Luân Đôn là 10%, còn ở Pa-ri là từ 3ẵ% đến 3%. Điều đó chứng tỏ rằng vàng chảy ra ngoài không phải là một vụ giao dịch thương mại thông thường. Nó chỉ là kết quả của bức thư của huân tước Cla-ren-đôn.

Sau khi tỷ suất chiết khấu tối thiểu 10% được duy trì hơn ba tháng, sự phản ứng tất yếu đã xảy ra. Từ 10% tỷ suất chiết khấu tối thiểu đã tụt vùn vụt xuống còn 2%, mức này cho đến thời gian gần đây vẫn còn là tỷ suất chiết khấu chính thức của Ngân hàng. Trong khi đó tất cả các chứng khoán có giá, các cổ phiếu đường sắt, các cổ phiếu ngân hàng, các cổ phiếu công nghiệp khai khoáng Anh và mọi loại đầu tư ở trong nước đều hoàn toàn mất giá và người ta cố đẩy chúng đi cho thoát. Ngay cả các công trái

456 c.mác 457

thống nhất cũng sụt giá (trong thời gian kinh hoàng, có một lần Ngân hàng đã từ chối cho vay có thế chấp bằng công trái thống nhất). Sau đó đến lúc tung tiền ra nước ngoài. Các chính phủ nước ngoài đã vay nợ tại thị trường Luân Đôn trong những điều kiện thuận lợi nhất. Đầu tiên nước Nga vay 6 triệu xtéc-linh.

Trước đó mấy tháng Nga đã thất bại hết sức thảm hại trong việc vay tiền ở sở giao dịch Pa-ri, nay ở sở giao dịch Luân Đôn, việc Nga vay tiền lần này đã được hoan nghênh như một điều may mắn không ngờ. Chỉ mới trong tuần qua, nước Nga lại phát hành thêm công trái mới 4 triệu pao xtéc-linh. Nước Nga năm 1866 cũng như hiện nay (9 tháng Mười một 1868), hầu như bị chết bẹp dưới những khó khăn tài chính có tính chất hết sức nguy hiểm do cuộc cách mạng ruộng đất mà nước Nga đang trải qua đem lại.

Song việc pháp lệnh Pin mở thị trường tiền tệ Anh cho Nga chỉ là một sự giúp đỡ nhỏ bé nhất trong những sự trợ giúp đối với Nga. Pháp lệnh này đã làm cho nước Anh, một nước giàu nhất thế giới, phụ thuộc hoàn toàn vào ân huệ của Chính phủ Nga,

một con nợ ít có khả năng trả nợ nhất trong tất cả các chính phủ ở châu Âu.

Giả dụ rằng đầu tháng Năm 1866 Chính phủ Nga lấy danh nghĩa một hãng tư nhân nào đó của Đức hoặc Hy Lạp, gửi vào bộ phận ngân hàng của Ngân hàng Anh từ một triệu đến một triệu rưỡi pao xtéc-linh. Bằng việc rút số tiền này một cách đột ngột và bất ngờ, Chính phủ Nga có thể buộc bộ phận ngân hàng phải lập tức ngừng trả tiền cho dù bộ phận phát hành có trên 13 triệu pao xtéc-linh vàng. Do đó, chỉ cần một bức điện của Xanh - Pê-téc- bua cũng có thể làm cho Ngân hàng Anh phá sản.

Điều mà Nga không thể làm được năm 1866, thì nó sẽ có thể làm được năm 1876, nếu pháp lệnh Pin không bị xóa bỏ.

Do C.Mác viết ngày 9 tháng Mười một 1868 Đã đăng trên tạp chí "The Diplomatic Review" ngày 2 tháng Chạp 1868

In theo bản đăng trên tạp chí

Nguyên văn là tiếng Anh

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 5 pot (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)