Xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 5 pot (Trang 35 - 36)

Gần một tháng trước đây, một số công dân đã thành lập ở Giơ- ne-vơ một uỷ ban chủ trì trung ương của một hội quốc tế mới mang tên "Liên minh dân chủ xã hội chủ nghĩa quốc tế", hội này tuyên bố "sứ mệnh đặc biệt của mình là nghiên cứu những vấn đề chính trị và triết học trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng vĩ đại" v.v.. Bản cương lĩnh và điều lệ do uỷ ban chủ trì đó ấn hành, chỉ mới được báo cho Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế biết tại phiên họp ngày 15 tháng Chạp của Tổng hội đồng. Theo các văn kiện này, "Liên minh quốc tế" nói trên "hoàn toàn hòa nhập vào Hội liên hiệp công nhân quốc tế" nhưng đồng thời lại được thành lập hoàn toàn ở ngoài Hội liên hiệp này.

Bên cạnh Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế do các đại hội Giơ-ne-vơ, Lô-dan và Bruy-xen bầu ra, theo điều lệ của uỷ ban chủ trì, sẽ có một hội đồng trung ương khác ở Giơ-ne-vơ, một hội đồng tự chỉ định. Bên cạnh các tổ chức địa phương của

Hội liên hiệp công nhân quốc tế sẽ có các tổ chức địa phương của Liên minh quốc tế, các tổ chức này "thông qua các ban thường vụ dân tộc của mình" hoạt động bên ngoài các ban thường vụ dân tộc của Hội liên hiệp công nhân quốc tế, "s ẽ yêu cầu ban

thườn g vụ trung ương Liên minh kết nạp vào Hội liên hiệp công nhân quốc tế"; như vậy uỷ ban trung ương của Liên minh tự cho mình quyền kết nạp vào Hội liên hiệp công nhân quốc tế. Cuối cùng, cả đại hội đại biểu toàn hội của Hội liên hiệp công nhân quốc tế cũng sẽ có một đại hội giống như vậy - đại hội đại biểu toàn hội của Liên minh quốc tế, vì theo quy chế của uỷ ban chủ trì thì

"tron g th ời gian họp đại hội công nhân hàng năm, đoàn đại biểu Liên minh dân chủ xã hội chủ n ghĩa, với t ư cách là một chi bộ của Hội liên hiệp công nhâ n quốc tế, sẽ tiến hành những phiên họp công khai của mình ở địa điểm riêng".

Nhận thấy rằng sự có mặt của một tổ chức quốc tế thứ hai hoạt động bên trong và bên ngoài Hội liên hiệp công nhân quốc tế là biện pháp chắc chắn nhất để phá hoại tổ chức Hội;

bất cứ nhóm người nào khác ở bất cứ nơi nào cũng có quyền noi gương theo nhóm người chủ trì kia ở Giơ-ne-vơ và viện những cái cớ ít nhiều có vẻ chính đáng để đưa vào Hội liên hiệp công nhân quốc tế một hội quốc tế khác có "sứ mệnh đặc biệt"

khác;

bằng cách đó, Hội liên hiệp công nhân quốc tế sẽ nhanh chóng biến thành một thứ đồ chơi trong tay bọn người giảo quyệt thuộc bất kỳ chủng tộc và dân tộc nào;

ngoài ra, theo Điều lệ của Hội liên hiệp công nhân quốc tế, Hội chỉ tiếp nhận vào hàng ngũ của mình các chi bộ địa phương và các chi bộ toàn quốc (xem điều 1 và 6 Điều lệ).

Cấm các chi bộ của Hội liên hiệp công nhân quốc tế có những điều lệ và quy chế tổ chức trái với Điều lệ chung và Quy chế tổ chức của Hội liên hiệp công nhân quốc tế (xem điều 12 Quy chế tổ chức268);

Chỉ có đại hội đại biểu toàn hội mới có thể sửa đổi Điều lệ và Quy chế tổ chức của Hội liên hiệp công nhân quốc tế với điều kiện hai phần ba số đại biểu có mặt tán thành sửa đổi (xem điều 13

Quy chế tổ chức)1*.

Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế trong phiên họp ngày 22 tháng Chạp 1868 đã nhất trí quyết nghị:

1) Tuyên bố tất cả các điều khoản trong Điều lệ của Liên minh dân chủ xã hội chủ nghĩa quốc tế quy định quan hệ của Liên minh đó với Hội liên hiệp công nhân quốc tế đều bị hủy bỏ và không có hiệu lực.

2) Không kết nạp Liên minh dân chủ xã hội chủ nghĩa quốc tế

vào Hội liên hiệp công nhân quốc tế với tư cách là một chi bộ; 3) Công bố nghị quyết này ở tất cả những nước có các tổ chức của Hội liên hiệp công nhân quốc tế2*.

Theo ủy nhiệm của Tổng hội đồng

Hội liên hiệp công nhân quốc tế

Luân Đôn ngày 22 tháng Chạp 1868 Do C.Mác viết

Đã in trong cuốn sách "Les prétendues scissions dans l' Internationale", Genève, 1872

In theo bản thảo, có đối chiếu với các bản sao khác nhau và bản in trong sách Nguyên văn là tiếng Pháp

_____________________________________________________________________________________________ 1* Khi thảo luận dự án nghị quyết tại phiên họp của Tổng hội đồng ngày 22 1* Khi thảo luận dự án nghị quyết tại phiên họp của Tổng hội đồng ngày 22 tháng Chạp 1868, theo đề nghị của Đuy-pông, hội nghị đã bổ sung đoạn sau đây vào phần nêu lý do của nghị quyết, đoạn này chắc chắn là do Mác biên tập cuối cùng:

"Vấn đề này đã được bản nghị quyết chống Liên đoàn hòa bình giải quyết trước rồi; bản nghị quyết này đã được nhất trí thông qua tại đại hội toàn thể ở Bruy-xen269.

trong nghị quyết đó đại hội đã tuyên bố rằng sự tồn tại của Liên đoàn hòa bình không có bất cứ lý do nào biện minh được vì theo lời tuyên bố mới đây của Liên đoàn, mục đích và các nguyên tắc của nó hoàn toàn giống mục đích và các nguyên tắc của Hội liên hiệp công nhân quốc tế; một số thành viên của nhóm chủ trì ở Giơ-ne-vơ, với tư cách là đại biểu tại Đại hội Bruy-xen đã biểu quyết tán thành nghị quyết đó".

2* Điểm 3 này không được đưa vào văn bản cuối cùng của nghị quyết.

Ph.Ăng-ghen

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 5 pot (Trang 35 - 36)