Của Hội liên hiệp công nhân quốc tế với các tổ chức công nhân anh

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 5 pot (Trang 30 - 32)

với các tổ chức công nhân anh250

Sự nghiêm túc khác thường của báo chí Anh và đặc biệt là báo chí Luân Đôn khi viết về Hội liên hiệp công nhân quốc tế và Đại hội Bruy-xen của Hội (chỉ riêng tờ "Times" đã đăng bốn bài xã luận về việc này) đã làm cho báo chí tư sản Đức hí hửng thực sự. Nó, báo chí Đức lên tiếng răn dạy báo chí Anh về các sai lầm là đã tin tưởng vào tầm quan trọng của Hội liên hiệp công nhân quốc tế ở Anh! Nó đã phát hiện rằng các công liên Anh - những tổ chức này thông qua Hội liên hiệp công nhân quốc tế đã giúp đỡ một số tiền khá lớn cho công nhân Pa-ri, Giơ-ne- vơ và Bỉ trong cuộc đấu tranh chống tư bản251, - hoàn toàn không có quan hệ gì với chính cái Hội liên hiệp công nhân quốc tế này!

"Tất cả việc đó, - theo tin từ Luân Đôn cho chúng tôi biết, - hiển nhiên là đều dựa vào lời khẳng định của một ông M.Hiếc-sơ1*

nào đó, ông này được Sun-txơ Đê-lít-sơ biệt phái đến Anh để gây nên sự rùm beng này. Chính M.Hiếc-sơ nói ra điều đó kia mà, mà

M.Hiếc-sơ là một con người đáng kính! Ngài Hiếc-sơ rất đỗi đáng kính đó [Ehrenhirsch] lại là kẻ đáng ngờ đối với đoàn viên

_____________________________________________________________________________________________ 1* Chỉ tiến sĩ Mắc Hiếc-sơ, nhà kinh tế học "xuất chúng" của tờ "Volks-Zeitung"252 1* Chỉ tiến sĩ Mắc Hiếc-sơ, nhà kinh tế học "xuất chúng" của tờ "Volks-Zeitung"252 phái Đun-cơ. Trước khi ông ta đi nghiên cứu những vùng của nước Anh mà ông ta chưa biết, ở Luân Đôn dường như người ta không ngờ là có vị cứu tinh hiện đại này của xã hội

452 c.mác Về những quan hệ của hội liên hiệp công nhân... 453

các công liên (những đoàn viên của các công liên, của các nghiệp đoàn) Luân Đôn vì ông ta không một thư giới thiệu nào của Hội liên hiệp công nhân quốc tế. Ông ta quả thật đã bị lừa. Vì vậy Hiếc-sơ sai lầm là chuyện chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Giá như họ đối xử với ông ta một cách nghiêm túc, thì chẳng cần phải có ý muốn thổ lộ đặc biệt gì, người ta cũng có thể báo cho ông ta biết những điều cả Luân Đôn đều biết, tức là Tổng hội đồng các công liên tại Luân Đôn253, gồm có 6 hoặc 7 người, trong đó 3 người là ốt-gie-rơ (thư ký Tổng hội đồng và đại biểu thợ giày), R.A-plơ-gác (đại biểu Hội liên hiệp thợ mộc), Hao-oen (đại biểu thợ nề và thư ký Liên đoàn cải cách254) cũng đồng thời là uỷ viên Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế. Hơn nữa giá ông ta biết rằng các công liên khác trong số các công liên đã gia nhập (chỉ riêng ở Luân Đôn đã có đến 50 công liên như thế, chưa kể các công liên tỉnh) còn có 5 uỷ viên nữa đại diện cho họ trong Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế là R.Sô, Bắc-cli, Côn, Hây-dơ Mô-ri-xơ, ngoài ra mỗi công liên đều có quyền và có tập quán cử các đại biểu của mình đến Tổng Hội đồng trong những trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, đại biểu cho người Anh trong Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế còn có các tổ chức sau đây:

Các hội hợp tác xã, - các hội này đã cử ba đại biểu dự Đại hội Bruy-xen, có các đại biểu là Uy-li-am Oe-xtơn1* và Uy-li-am;

Liên đoàn cải cách có các đại biểu là Đen, Cau-en Xtếp-ni,

Lơ-cráp; cả ba người đồng thời là uỷ viên ban chấp hành Liên đoàn cải cách;

Hiệp hội cải cách toàn quốc255, do nhà tuyên truyền quá cố Brôn-te Ô'Brai-en thành lập, có đại biểu của mình qua chủ tịch Hiệp hội A.A Uôn-tơn Min-nơ;

Cuối cùng là Hội tuyên truyền nhân dân vô thần, có các đại biểu là diễn giả nổi tiếng, bà Hác-ri-ét Lô và ông Cô-plen.

_____________________________________________________________________________________________ 1* Chắc rằng đây là Giôn Oét-xtơn. 1* Chắc rằng đây là Giôn Oét-xtơn.

Do đó có thể thấy rằng không có một tổ chức tương đối lớn nào của giai cấp vô sản Anh không có đại diện trực tiếp, thông qua các thủ lĩnh của mình, trong Tổng Hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế. Cuối cùng, tờ báo "Bee Hive" do Gioóc-giơ Phô-te-rơ

lãnh đạo, cơ quan chính thức của các công liên Anh, đồng thời cũng là cơ quan chính thức của Tổng Hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế, hàng tuần đăng tường thuật về những phiên họp của Tổng Hội đồng.

Những phát hiện ở ông Hiếc-sơ vô cùng đáng kính và theo sau chúng là sự hí hửng của báo chí tư sản Đức, đến lượt mình, lại tạo ra món ăn ưa thích cho phóng viên ở Luân Đôn của tờ "Weser-Zeitung" và phóng viên ở Luân Đôn của tờ "Augsburgerin"256 ký tên trên báo bằng dấu . Nhân vật này - vì trong cả hai tờ báo cũng vẫn chỉ là cùng một người cầm bút - sống ở một vùng vắng vẻ cách xa Luân Đôn mấy giờ đi xe, vì những nguyên nhân mà chính ông ta biết rõ hơn ai hết. ở đây ông ta thẹn thùng cóp nhặt ở các báo "Times", "Morning Star" và "Saturday Review"257, xào xáo lại, rồi thêm thắt gia vị thẩm mỹ theo sở thích bạn đọc của mình. Thỉnh thoảng, như trong trường hợp này, nhân vật đó cũng nhại lại những chuyện bịa đặt của báo chí Đức, đăng những chuyện bịa đặt đó trên báo "Weser-Zeitung" và báo "Augsburgerin", đề ngày tháng sai lệch đi. Gã phóng viên nói trên tờ "Weser-Zeitung" và tờ "Augsburgerin" không phải là ai khác mà chính là tên bồi bút vô sản lưu manh nổi tiếng xấu xa Ê-lác Bít-xcam. Bị tống cổ ra khỏi mọi tổ chức đứng đắn, từ lâu, kẻ bất hạnh kia đã lấy rượu để hàn gắn những vết thương lòng do nước Phổ gây ra cho y khi Phổ thôn tính đất nước Cuốc-hét-xen của y và cướp mất bạn y là

ét-ga Bau-ơ258.

Do C.Mác viết ngày 4 tháng Mười 1868

Đã đăng trên tờ "Demokratisches

Wochenblatt" số 42, ngày 17 tháng Mười 1868

In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng Đức

c.mác

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 5 pot (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)