gửi công nhân châu âu và hợp chúng quốc
ở Anh rất hiếm có tuần không xảy ra bãi công, và hơn nữa bãi công lớn. Nếu trong những trường hợp như vậy mà chính phủ xua binh lính ra đàn áp công nhân thì đất nước của những cuộc bãi công này sẽ trở thành đất nước của những cuộc tàn sát, nhưng điều này không tồn tại lâu. Sau mấy lần sử dụng vũ lực kiểu ấy, cái chính quyền đó không thể tồn tại được nữa. ở Hợp chúng quốc trong mấy năm gần đây số lượng các cuộc bãi công và quy mô của chúng cũng không ngừng tăng lên, đôi khi đi đôi với bãi công còn xảy ra những vụ lộn xộn nữa. Nhưng không có đổ máu. ở một số nước quân sự lớn trên lục địa châu Âu, có thể nói là kỷ nguyên bãi công bắt đầu vào lúc cuộc Nội chiến ở Mỹ kết thúc. Song ở đó cũng không xảy ra đổ máu. Chỉ có một nước trong thế giới văn minh mà mọi cuộc bãi công đều bị người ta lập tức và điên cuồng biến thành cái cớ để chính thức tàn sát giai cấp công nhân. Chốn bồng lai đó là nước Bỉ, một quốc gia mẫu mực của chủ nghĩa lập hiến trên lục địa, một thiên đường nhỏ đầy đủ tiện nghi, được ngăn cách kỹ càng của bọn chúa đất, tư bản và cha cố. Chính phủ Bỉ đã tiến hành những cuộc tàn sát công nhân hàng năm một cách chuẩn xác chẳng kém gì quả đất quay xung quanh mặt trời trong một năm. Cuộc tàn sát năm nay chỉ khác với cuộc tàn sát năm ngoái276 ở số lượng nạn nhân nhiều hơn, khủng khiếp, mức độ tàn nhẫn ghê tởm hơn của cái quân
476 c.mác Những cuộc tàn sát ở bỉ 477
đội lố bịch về các phương diện khác. Sự hí hửng ầm ĩ hơn của báo chí tôn giáo và tư bản và những cái cớ nhảm nhí hơn do bọn đao phủ trong chính phủ đưa ra.
Giờ đây ngay cả dùng các bằng cứ ngẫu nhiên của báo chí tư bản chủ nghĩa người ta cũng chứng minh được rằng cuộc bãi công hoàn toàn hợp pháp của công nhân lò luyện ở nhà máy sản xuất sắt thép Cô-kê-rin ở Xê-ren sở dĩ mang tính chất những vụ lộn xộn chỉ vì người ta bất ngờ điều đến hiện trường một đội kỵ binh mạnh và cảnh sát để khiêu khích mọi người. Từ ngày 9 đến ngày 12 tháng Tư những chiến binh can trường đó không chỉ táo tợn vung gươm và lưỡi lê xông vào những người công nhân tay không vũ khí, mà còn bắn chết và bắn bị thương bừa bãi những khách qua đường hiền lành, dùng vũ lực xộc vào các nhà riêng và thậm chí còn tiêu khiển bằng cách điên cuồng tấn công nhà ga Xê-ren mà các hành khách đã lập chiến lũy để tự vệ. Khi những ngày khủng khiếp đó đã qua, khắp nơi, người ta đồn rằng ông Căm-pơ,
thị trưởng Xe-ren, là tay trong của công ty cổ phần Cô-kê-rin, còn bộ trưởng nội vụ Bỉ, ông Piếc-mê nào đó, đồng thời là cổ đông lớn nhất của một mỏ lân cận, nơi cũng đã xảy ra bãi công, và hoàng tử Phlăng-đrơ, đã đầu tư vào các xí nghiệp ở Cô-kê- rin 1 500 000 phrăng277. Qua đó người ta đã kết luận một cách thiếu suy nghĩ và thật sự lạ lùng rằng cuộc tàn sát ở Xê-ren là coup d'état1* của Công ty cổ phần mà hãng Cô-kê-rin đã bí mật cùng với bộ trưởng nội vụ Bỉ gây ra chỉ để đe dọa các công dân của họ đang bất bình. Nhưng không bao lâu lời vu khống đó đã hoàn toàn bị bác bỏ trước những sự kiện xảy ra tiếp sau đó ở vùng mỏ than B ô-ri-na-giơ, ở vùn g này bộ trưởn g nội vụ Bỉ , ông Piếc-mê nói trên có lẽ không phải là một trong những nhà tư bản hàng đầu. Khi cuộc bãi công ở vùng này đã thu hút hầu hết thợ mỏ, nhiều đơn vị quân đội đông đảo đã tập trung về đây và đã xả súng mở đầu các hoạt động quân sự ở Phram-ri. Kết quả là 9 thợ mỏ đã bị giết và 20 người bị thương nặng; sau trận
_____________________________________________________________________________________________ 1*- cuộc đảo chính 1*- cuộc đảo chính
mở đầu nhỏ này, người ta công bố đạo luật về gây rối - được đặt tên một cách khá độc đáo bằng tiếng Pháp là "les sommations préalables"278, - để rồi lại tiến hành tàn sát.
Một số chính khách đã giải thích rằng sở dĩ có những kỳ tích không thể tưởng tượng được đó là do sự thúc đẩy của lòng yêu nước cao cả. Họ cho rằng chính vào lúc đó Chính phủ Bỉ đang bận thương thuyết với nước láng giềng là nước Pháp về mấy vấn đề tế nhị279, nên cần thị uy lòng dũng cảm của quân đội mình. Cũng vì thế mới có sự bố trí quân đội theo tất cả những nguyên tắc khoa học, lúc đầu phô diễn tốc độ không gì ngăn cản được của kỵ binh Bỉ ở Xê-ren, sau đó là sức mạnh sắt đá của bộ binh Bỉ ở Phram-ri. Còn biện pháp nào đe dọa người nước ngoài tốt hơn những cuộc chiến đấu đơn sơ không thể nào thất bại được ấy, và những chiến trường nội địa ấy, những chiến trường mà hàng trăm công nhân đã bị giết, bị làm tàn phế và bị bắt làm tù binh, tạo nên vòng hào quang sáng chói cho những người lính xương đồng da sắt không một ai xây xát tí da?
Ngược lại, những chính khách khác nghi ngờ các bộ trưởng Bỉ bị điện Tuyn-lơ-ri mua chuộc và cứ định kỳ lại gây nên cuộc chiến tranh khủng khiếp na ná như nội chiến này - để Lu-i Bô-na-pác- tơ có lý do trở thành vị cứu tinh xã hội ở Bỉ như ông ta đã làm cho mình trở thành như thế ở Pháp. Song phải chăng trước đây đã có người buộc tội cựu thống đốc Ai-rơ, người đã từng gây nên cuộc tàn sát người da đen trên đảo Gia-mai-ca là mưu toan tách đảo này khỏi Anh và nộp nó vào tay Hợp chúng quốc?280 Hiển nhiên các bộ trưởng Bỉ là những nhà yêu nước xuất chúng kiểu Ai-rơ. Giống như Ai-rơ là công cụ vô liêm sỉ của các chủ đồn điền Tây ấn, họ là công cụ vô liêm sỉ của các nhà tư bản Bỉ.
Nhà tư bản Bỉ đã nổi tiếng khắp thế giới về lòng yêu mến cái mà hắn gọi là tự do lao động (la liberté du travail). Hắn yêu quý sự tự do làm việc cho hắn suốt đời của người công nhân, không phân biệt nam nữ và tuổi tác, đến nỗi luôn luôn phẫn nộ bác bỏ
mọi đạo luật công xưởng, coi đó là xâm phạm quyền tự do ấy. Hắn run lên mỗi khi nghĩ rằng người công nhân bình thường lại có thể vô luân thường đạo lý đến mức dám đòi đảm đương một sứ mệnh cao cả hơn sứ mệnh làm giàu cho ông chủ và vị chúa tể tự nhiên của mình. Hắn chưa vừa lòng với tình trạng người công nhân của hắn là một kẻ nô lệ đáng thương phải làm việc quá sức để đối lấy đồng tiền công ít ỏi; như một chủ nô, thêm vào đó, hắn còn muốn biến người công nhân thành một kẻ nô lệ xu nịnh, luồn cúi, chán nản, ngoan ngoãn dễ bảo. Do đó hắn điên cuồng tức tối các cuộc bãi công. Đối với hắn, bãi công là phạm thượng, là cuộc nổi loạn của những tên nô lệ, là dấu hiệu của thảm họa xã hội. Nếu trao chính quyền Nhà nước, như việc này đã xảy ra ở Bỉ, cho những kẻ tàn bạo vì quá hèn nhát chi phối một cách hoàn toàn, không bị phân chia và không bị kiểm soát, thì các bạn sẽ chẳng phải ngạc nhiên gì khi thấy gươm, lưỡi lê và súng ống được dùng ở nước này như một công cụ hợp pháp và bình thường để hạ thấp tiền công và tăng lợi nhuận. Và thực ra, quân đội Bỉ còn có thể dùng vào mục đích gì được nữa? Khi Bỉ được tuyên bố là một nước trung lập281 theo lệnh của châu Âu quan phương, tất nhiên người ta phải cấm nước này có một thứ xa hoa rất tốn kém là quân đội, có lẽ chỉ trừ một ít binh lính để canh gác cung điện và tổ chức những cuộc diễu binh ngộ nghĩnh của nhà vua. Song trên lãnh thổ 536 dặm vuông đó Bỉ đã duy trì một quân đội còn đông hơn quân đội của Vương quốc liên hiệp hoặc của Hợp chúng quốc. Những chiến công của quân đội trung lập này bất hạnh thay, lại được đo bằng số lượng những cuộc tiến công ăn cướp chống lại giai cấp công nhân.
Điều dễ hiểu là Hội liên hiệp công nhân quốc tế không phải là khách quý ở Bỉ. Bị giới tăng lữ tuyệt thông, bị báo chí đáng kính vu khống, Hội đã nhanh chóng bước vào cuộc đấu tranh với chính phủ. Chính phủ đã điên cuồng cố loại trừ Hội, buộc Hội phải chịu trách nhiệm về những cuộc bãi công của công nhân mỏ than ở Sác-lô-roa những năm 1867 - 1868, các cuộc bãi công này,
theo quy luật bất di bất dịch của Bỉ, đã kết thúc bằng những vụ tàn sát chính thức, sau đó lại truy tố các nạn nhân. Âm mưu này chẳng những không thành công, mà hơn thế nữa, Hội đã thi hành những biện pháp tích cực nhờ thế công nhân mỏ ở Sác-lô-roa được thừa nhận là vô tội, còn chính chính phủ thì lại bị thừa nhận là kẻ có tội. Tức giận trước thất bại đó, các bộ trưởng Bỉ từ trên diễn đàn Hạ nghị viện đã trút nỗi hằn học của mình vào những lời buộc tội nặng nề Hội liên hiệp công nhân quốc tế, trịnh trọng tuyên bố không bao giờ cho phép đại hội toàn hội của Hội được họp ở Bruy-xen. Bất chấp những lời đe dọa của họ, đại hội vẫn họp ở Bruy-xen. Song giờ đây, cuối cùng, Quốc tế cũng phải chịu thua 536 dặm vuông dưới quyền lực vô hạn của nước Bỉ. Sự đồng phạm tội lỗi của Quốc tế trong các sự kiện xảy ra gần đây đã được chứng minh một cách hết sức rõ ràng. Các phái viên của uỷ ban trung ương Bỉ ở Bruy-xen và một số uỷ ban địa phương đã bị vạch mặt là phạm những trọng tội. Thứ nhất họ ra sức làm cho những công nhân bãi công bị kích động bình tâm lại và báo trước cho những công nhân bãi công này phải đề phòng những cạm bẫy của Chính phủ. ở một số nơi họ đã thực sự ngăn chặn được sự đổ máu. Và cuối cùng, nhưng không phải kém quan trọng, là các phái viên đầy ác ý đó đã đến tận nơi để điều tra tại chỗ, kiểm tra bằng cách lấy lời khai của những người làm chứng các ghi chép tỉ mỉ và tố cáo công khai những hành vi tàn bạo đẫm máu của những kẻ bảo vệ chế độ. Chỉ bằng có mỗi một thủ tục tống giam thôi, họ lập tức từ chỗ là những người buộc tội trở thành những kẻ bị cáo. Sau đó đã diễn ra các cuộc đột nhập thô bỉ vào nhà các uỷ viên Uỷ ban Bruy-xen, tất cả tài liệu của họ đều bị tịch thu, một số uỷ viên Uỷ ban bị bắt vì bị buộc tội là hội viên của Hội liên hiệp, một hội "được thành lập nhằm mục đích xâm phạm sinh mệnh và tài sản của các tư nhân". Nói một cách khác, họ bị buộc tội là hội viên một hội tu-ghi282 nào đó mệnh danh là Hội liên hiệp công nhân quốc tế. Bị những lời bịa
480 c.mác Những cuộc tàn sát ở bỉ 481
đặt phi lý của báo chí tôn giáo và tiếng gào thét mọi rợ của báo chí tư bản xúc xiểm, cái chính phủ càn rỡ của những thằng hèn này đang làm quyết liệt mọi việc để tự làm cho mình chết chìm luôn trong vũng bùn của sự cười chê, sau khi đã tắm trong biển máu.
Uỷ ban trung ương Bỉ ở Bruy-xen đã tuyên bố có ý định tổ chức cuộc điều tra tường tận các vụ tàn sát ở Xê-ren và Bô-ri-va- giơ và sau đó sẽ công bố các kết quả. Chúng tôi dự định sẽ phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới những lời tố cáo đó để mọi người thấy rõ thói hợm hĩnh của các nhà tư bản Bỉ mà châm ngôn ưa thích nhất của họ là: La liberté, pour faire le tour du monde, n'a pas besoin de passer par ici (la Belgique) - muốn đi khắp thế giới tự do không cần gì phải qua nước Bỉ283.
Có lẽ Chính phủ Bỉ tưởng rằng cũng như trước đây nhờ trở thành cảnh sát của tất cả các chính phủ phản động ở lục địa châu Âu, nó đã kiếm được cho mình một cuộc tạm ngừng chiến sau cuộc cách mạng năm 1848 - 1849, thì giờ đây nó lại có thể thoát khỏi mối nguy đang đe dọa nó nếu nó hăng hái đóng vai sen đầm của tư bản chống lại lao động. Song đó là một sai lầm nghiêm trọng. Chính phủ Bỉ không hề trì hoãn được thảm họa, nó chỉ thúc đẩy thảm họa chóng ập tới. Làm cho tên nước Bỉ trở thành một danh từ chung, một trò cười cho quần chúng nhân dân toàn thế giới, chính phủ Bỉ sẽ loại bỏ được trở ngại cuối cùng còn cản trở bọn chuyên chế xóa tên nước này khỏi bản đồ châu Âu.
Vì vậy Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế kêu gọi công nhân châu Âu và Hợp chúng quốc hãy mở cuộc quyên góp tiền để giảm bớt đau khổ cho các bà quả phụ, các bà vợ và con em những nạn nhân Bỉ và để trang trải các chi phí cho việc bảo vệ trước tòa án những công nhân bị bắt và các chi phí cho cuộc điều tra do Uỷ ban Bruy-xen tiến hành.
Theo uỷ nhiệm của Tổng hội đồng
Hội liên hiệp công nhân quốc tế:
R.A-phơ-gác, chủ tịch; R.Sôbí thư phụ trách liên lạc với Mỹ; Béc-na bí thư phụ trách liên lạc với Bỉ; Ơ-gien Đuy-pông,
bí thư phụ trách liên lạc với Pháp; Các Mác, bí thư phụ trách liên lạc với Đức;
Giuy-lơ Giô-an-na-rơ, bí thư phụ trách liên lạc với I-ta-li-a; A.Gia-bi-xki, bí thư phụ trách liên lạc với Ba Lan; H.I- ung, bí thư phụ trách liên lạc với Thụy Sĩ; Cau-en Xtếp-ni thủ quỹ.
I.G.ếch-ca-ri-út, bí thư của Tổng hội đồng.
Luân Đôn ngày 4 tháng Năm 1869
Mọi đóng góp để giúp đỡ các nạn nhân của những vụ tàn sát ở Bỉ, xin gửi về Tổng hội đồng, theo địa chỉ: 256 Hai Hon-bớc, Luân Đôn, Oe-xtớc-nơ Xen-tơ-rôn.
Do C.Mác viết
Đã in dưới dạng truyền đơn
"The Belgian Massacres. To the Workmen of Europe and the United States" Tháng Năm 1869 và đã đăng trên các báo "L'Internationale" số 18, ngày 15 tháng Năm 1869 "Demokratisches Wochenblatt" số 21, ngày 22 tháng Năm 1869
In theo bản in trên tờ truyền đơn
c.mác