Nguồn lực đạt VRIN và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bất động sản phố Son (Trang 26 - 27)

(Nguồn: Barney, J.B,1991)

1.2 Lý luận chung về thuyết năng lực động1.2.1 Khái niệm về năng lực động 1.2.1 Khái niệm về năng lực động

Trước những năm 1980, các lý thuyết vềphân tích cạnh tranh chủ yếu tập trung vào việc phân tích thị trường ởtrạng thái cân bằng (thuyết kinh tếhọc tổchức, kinh tế

học Chamberlain) mà ít xem xét quá trình động của thị trường. Bắt đầu từgiữa những năm 1980 đầu những năm 1990, lý thuyết vềnguồn lực doanh nghiệp được nhiều học giả nghiên cứu xem xét đểxây dựng chiến lược kinh doanh từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp (Wernerfelt,1984). Lý thuyết nguồn lực cho rằng chính các nguồn lực của doanh nghiệp (hữu hình và vô hình) sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bước phát triển tiếp theo của lý thuyết nguồn lực hình thành nên lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp. Lý thuyết năng lực động nhấn mạnh vào sự thay đổi. Lý thuyết này đánh giá tại sao các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường biến đổi. Và quan trọng hơn, năng lực động cho phép doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi thế trong môi trường thay đổi nhanh chóng.

Trong thực tế, môi trường kinh doanh luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải lèo lái các nguồn lực của mình để thích ứng và tồn tại, chính vì vậy lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp liên tục được phát triển và được mở rộng trong thị trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động (dynamic capabilities). Năng lực của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh. Theo Teece DJ, Pisano G & Shuen A (1997), năng lực động được định nghĩa là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh”.

Nguồn lực doanh nghiệp Giá trị Hiếm Khó bắt chước Không thểthay thế Lợi thếcạnh tranh bền vững của doanh nghiệp

Nguồn năng lực động là cơ sởtạo ra lợi thếcạnh tranh và đem lại kết quảkinh doanh của doanh nghiệp (Eisenhardt & Martin, 2000). Như đã nêu ở trên, nguồn lực doanh nghiệp có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình. Nguồn lực vô hình thường khó phát hiện và đánh giá nhưng chúng thường tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và thỏa các điều kiện VRIN nên chúng thường là năng lực động của doanh nghiệp (Nguyễn

Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Từ đó duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

1.2.2 Lịch sử hình thành lý thuyết năng lực động

Một phần của tài liệu Khóa luận Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bất động sản phố Son (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)