5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.4 Lí luận chung về năng lực cạnh tranh trong bất động sản
1.4.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Theo Từ điển thuật ngữ kinh tếhọc (2001): “Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng dành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năngdành lại một phần hay toàn bộthịphần của đồng nghiệp”.
Michael Porter (2009b) cho rằng khó có thể đưa ra một khái niệm, định nghĩa tuyệt đối về năng lực cạnh tranh. Theo ông, “Đểcó thểcạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thếcạnhtranh dưới hình thức hoặc là có chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn trung bình.Đểduy trì lợi thếcạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thếcạnh tranh tinh vi hơn, qua đócó thểcung cấp những hàng hóa hay dịch vụcó chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn” (Michael Porter, 2009b).
Như vậy, có thể hiểu rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thếcủa doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng đểthu lợi ngày càng cao hơn”.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết tạo ra từthực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tốnội tại của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí công nghệ, tài chính, nhân lực, tổchức quản trịdoanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia, đây là cơ hội cho thị trường phát triển nhưng cũng là thách thức không nhỏkhi mức độchuyên môn hóa của các doanh nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế. Vô hình chung sẽtạo sức ì lớn cho toàn thị trường.
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp1.4.2.1 Định tính 1.4.2.1 Định tính
- Uy tín, thư ơ ng hiệ u
Đây là chỉ tiêu có tính chất rất khái quát, nó bao gồm nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp, hoạt động marketing, quan hệcủa doanh nghiệp với các tổchức tài chính, mức độ ảnh hưởng của các doanh nghiệp đến các đơnvị hành chính sự nghiệp… Đó là tài sản vô hình, vô giá mà doanh nghiệp nào cũng coi trọng, nếu mất uy tín thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Có uy tín, doanh nghiệp có thể huy động được rất nhiều nguồn lực như: vốn, nguyên vật liệu và đặc biệt là sựquan tâm, gắn bó của người lao động với doanh nghiệp hay sự ủng hộcủa chính quyền địa phương với công ty.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ của một sản phẩm và phân biệt sản phẩm dịch vụvới đối thủcạnh tranh. Có thể nói thương hiệu là hình thức thểhiện bên ngoài tạo raấn tượng, thểhiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu có thể đem lại cho nhà sản xuất trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Ví dụ khi nói đến cà phê người ta sẽnghĩ đến cà phê Trung Nguyên, hay khi nhắc đến xe máy sẽ nghĩ tới Honda,… Tên hàng hóa gắn liền với thương hiệu trở thành một cụm từdễnhớ và làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp lâu hơn. (Nguồn: Đào Minh Đức, “Làm rõ khái niệm thương hiệu”,
www.Margroup.edu.vn).
Xây dựng thương hiệu đòi hỏi vấn đề về thời gian, khả năng tài chính và ý chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao cũng có nghĩa là họ đã xây dựng được thương hiệu mạnh, thương hiệu đó luôn được khách hàng nhớ và nhận biết rõ ràng. Một thương hiệu mạnh là một
thương hiệu có thể tạo được cho khách hàng sự ấn tượng, kích thích sử dụng sản phẩm. Nếu khách hàng đã thích và đam mê một thương hiệu, họ sẽ trung thành với thương hiệu đó.
Qua việc xây dựng thành công một thương hiệu có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó vì: Thương hiệu tốt giúp tạo dựng sự tin tưởng, yên tâm và tựhào khi sửdụng thương hiệu đó. Thương hiệu tốt giúp tạo dựng hìnhảnh công ty tốt và nhanh chóng thu hút được những khách hàng mới, vốn đầu tư và thu hút nhân tài. Thương hiệu tốt giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn, dễ tìm kiếm thị trường mới, đồng thời giảm chi phí tiếp thị, giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt vềgiá.
- Kinh nghiệ m củ a doanh nghiệ p
Một công ty có bề dày kinh nghiệm trên thương trường cũng được đánh giá rất cao về năng lực cạnh tranh. Kinh nghiệm sẽ giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, có thểnắm bắt và xửlý tình huống phức tạp với thời gian và chi phí thấp nhất.
- Cơ sở vậ t chấ t kỹ thuậ t
Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động kinh doanh bất động sản không sản xuất ra sản phẩm vật chất mà chỉ cung cấp những sản phẩm có sẵn và thông qua việc cung cấp dịch vụcho khách hàng dựa trên phần lớn là nguồn nhân lực, có sự hỗ trợ của công nghệ, thiết bị hiện đại, tiên tiến. Việc đánh giá của khách hàng là thông qua sựhài lòng về nhân viên và dịch vụ của công ty. Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật cóảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của một công ty môi giới bất động sản. Một công ty bất động sản có trang thiết bị tiên tiến, công nghệhiện đại thì dịch vụcủa họ có chất lượng cao, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, nhiều chi nhánh được mở sẽ làm tăng tính tiện lợi hơn trong giao dịch và thu hút nhiều khách hàng trên địa bàn rộng lớn, từ đó khẳng định được vị thếcủa công ty. Một sốchỉ tiêu cơ sở vật chất kỹ thuật- công nghệ như: số lượng chi nhánh, các giải pháp giao dịch tiên tiến,…
- Nguồ n nhân lự c
Nguồn nhân lực của công ty bất động sản là nguồn vốn quý giá nhất, vì hầu hết các lĩnh vực đem lại doanh thu lớn cho công ty như dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản, hoạt động tự doanh đều phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người. Trìnhđộ nguồn nhân lực cao sẽgiúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận hơn với sản phẩm, tốc độ được phục vụ nhanh hơn, khách hàng được quan tâm kỹ hơn. Có thể nói nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của công ty bất động sản, nguồn nhân lực cao là yếu tố tạo nên sựkhác biệt giữa các công ty bất động sản. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực bao gồm: số lượng cán bộ nhân viên, số lượng cán bộnhân viên có trìnhđộ đại học và trên đại học, trìnhđộ, kinh nghiệm của các cán bộquản lý cấp cao,…
1.4.2.2 Định lượng
- Thị phầ n doanh nghiệ p trên thị trư ờ ng
Thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trong ngành, là chỉ tiêu được doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần lớn sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi phí sản xuất do lợi thếvềquy mô.
- Chỉ tiêu lợ i nhuậ n
Chỉ tiêu lợi nhuận được thể hiện qua một số yếu tố sau: giá trị sản lượng sản xuất, lợi nhuận ròng, tỷsuất lợi nhuận trên tổng sản lượng sản xuất, lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng sảnlượng sản xuất.
Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất của doanh nghiệp nếu các chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu suất kinh doanh càng cao và do đó tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Năng suấ t lao độ ng
Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng, tổng hợp của các yếu tố như: con người, công nghệ, tổchức quản lý, cơ sởvật chất kỹthuật,… Do đó, nó là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh củdoanh nghiệp. Năng suất lao động được
đo bằng sản lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị số lượng lao động làm ra sản phẩm đó.
Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Khi doanh nghiệp có năng suất lao động cao hơn so với các đối thủcạnh tranh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng ít hơn cho một sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh từ đó nhà quản trị đưa ra được những chiến lược về giá, sản phẩm hiệu quả. (Vũ Anh Tuấn, Tô
Đức Hạnh, Phạm Quang Phân,(2007), “Kinh tếchính trịMarx-Lenin”, Nhà xuất bản tổng hợp).
1.4.3 Vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh
Theo Lê Quốc Uy (2015a), trong nền kinh tếthị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi là động lực của sựphát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cảnền kinh tế nói chung. Đối với sản phẩm và ngành bất động sản cạnh tranh cũng có vai trò quan trọng, cụthể như sau:
1.4.3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
Cạnh tranh là môi trường, làđộng lực thúc đẩy sựphát triển của mọi thành phần kinh tếtrong nền kinh tếthị trường, góp phần xóa bỏnhững độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. Cạnh tranh đảm bảo sự thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹthuật, sựphân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài. Cạnh tranh giúp cho nền kinh tếcó nhìn nhận đúng hơn về kinh tếthị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tếthị trường của nước ta.
Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế,… gây nên sự bất ổn trên thị trường, làm thiệt hại lợi ích của nhà nước và người tiêu dùng.
1.4.3.2 Đối với doanh nghiệp
Cạnh tranh được coi là cái “sàng” đểlựa chọn và đào thải những doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳto lớn. Cạnh tranh quyết định đến sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách đểnâng cao hiệu quả kinh doanh. Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh để đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao các hoạt động dịch vụcũng như tăng cường các hình thức quảng cáo, khuyến mãi, chiết khấu…
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường đào tạo nhân viên để thực hiên dịch vụmột cách chuyên nghiệp,… từ đó, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
1.4.3.3 Đối với ngành đầu tư kinh doanh bất động sản
Ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản của Việt Nam được hình thành và phát triển chưa lâu, có thể đánh dấu khi luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực. Trong khoảng thời gian mới được hình thành, hệthống pháp lý chưa hoàn thiện, tốc độphát triển quá nóng do nhu cầu vềbất động sản rất lớn trong khi nguồn cung có hạn. Điều này khiến giá bất động sản tăng vọt không ngừng, ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản trong khoảng thời gian dài là có lãi, có dựán là có lãi. Nhà đầu tư thứ cấp mua cũng có lãi. Hàng hóa tung ra thị trường bao nhiêu lập tức tiêu thụ hết bấy nhiêu. Thực tế này khiến ngành kinh doanh bất động sản trong một thời gian dài chỉ biết chạy dự án, xin dự án để triển khai mà không quan tâm gìđến vấn đềcạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Trong giai đoạn hiện nay, sau một khoảng thời gian dài phát triển quá nóng, khi cung vượt xa cầu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rơi vào tình trạng hoạt
động thua lỗ, cầm chừng, sản phẩm không bán được dẫn đến nguy cơ phá sản. Quy luật thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để chiến thắng trong cạnh tranh thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Như vậy, cạnh tranh trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp nói riêng, quyết định đến sự phát triển hay diệt vong của cả ngành bất động sản nói chung. Cạnh tranh trong đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng là nền tảng để cơ quan Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp lý, nhằm từng bước lành mạnh hóa thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bìnhđẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Từ đó, ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản Việt Nam mới có cơ hội để phát triển ổn định, lâu dài.
1.4.3.4 Đối với sản phẩm
Cạnh tranh tạo ra động lực cho các doanh nghiệp tự cắt giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Đối với sản phẩm bất động sản, các doanh nghiệp càng phải cẩn trọng hơn để mang đến cho khách hàng, các nhà đầu tư những sản phẩm rõ ràng về mặt pháp lý, không trôi nổi, tính thanh khoản cao, mang lại sự yên tâm cho khách hàng. Tính chiết khấu cao trong các sản phẩm dự án sẽmang lại sự tin tưởng, mong muốn hợp tác lâu dài cho các nhà đầu tư.
1.5 Kết quả một số nghiên cứu về năng lực động doanh nghiệp ở Việt Nam và trên Thế giới
Với những lý thuyết nêu trên, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đang khám phá ra các yếu tố tạo nên nguồn lực động của doanh nghiệp và đề ra mô hình nghiên cứu để đánh giá năng lực động của doanh nghiệp. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một sốnghiên cứu này thông qua bảng sau:
Bảng 1.1: Một số nghiên cứu về năng lực động
Tác giả Kết quả chính
Sinkula, Baker, & Noordewier,
(1997)
Kết quả nghiên cứu với 126 doanh nghiệp tại Mỹ cho thấy có định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống thông tin thị trường và mức độ phổ biến thông tin thị trường. Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng tích cực đến mức độ phổ biến thông tin thị trường. Cuối cùng là chương trình marketing động chịu ảnh hưởng