huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2030
Phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua về thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk để nâng cao hiệu quả thực việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng trong thời gian tới, cần quán triệt các quan điểm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng
với cách mạng phải trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người có cơng với cách mạng.
Trong Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII đã nêu rõ, đó là: “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có cơng.
Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có cơng, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có cơng tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn”.[22, Tr 15].
Như vậy, Đảng ta đã thể hiện rõ quan điểm, đường lối đối với người có cơng với cách mạng, khơng chỉ là mới đây, mà chính sách đối với người có cơng là một trong những chính sách ưu tiên, xuyên suốt quá trình cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Ngay từ những ngày đầu non trẻ của chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng và nêu lên những quan điểm cơ bản về ưu đãi người có cơng với cách mạng, hình thành chính sách ưu đãi thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Theo Người: Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những
người có cơng với Tổ quốc với nhân dân. Cho nên, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ. Cụ thể hoá quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật ưu đãi đối với người có cơng, khắc phục một số bất hợp lý, giải quyết một khối lượng lớn công việc do hậu quả của chiến tranh để lại, hình thành một hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực thực hiện thống nhất trong cả nước, phục vụ cho yêu cầu của giai đoạn mới.
Cùng với sự đổi mới của đất nước khi thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố, cơng tác ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Văn kiện các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, XIX, XI, XII trong thời kỳ đổi mới của đất nước đã xác định rõ: Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, và quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có cơng với cách mạng... vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của nhân dân...
Cơng tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng được Đảng định hướng và chỉ đạo các cấp, các ban, ngành chức năng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có cơng với cách mạng, tìm nhiều biện pháp tích cực nhằm giải quyết cơng ăn việc làm, ổn định đời sống, chăm sóc con em, bố mẹ liệt sĩ già yếu cơ đơn; đặc biệt, cần thể hiện tinh thần ưu tiên, ưu đãi chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ trong khi thực hiện các chính sách kinh tế, văn hố, xã hội của Đảng và Nhà nước; đảm bảo đời sống cho những người có cơng với đất nước và cách mạng; bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em người có cơng với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh.
Thứ hai, xã hội hóa hoạt động ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng,
thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa ba chủ thể Nhà nước, đối tượng người có cơng với cách mạng và cộng đồng, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Phải trở thành thế kiềng ba chân: Nhà nước - cộng đồng và bản thân đối tượng người có cơng nỗ lực vươn lên. Phương châm này luôn là “sợi chỉ đỏ” xun suốt trong cơng tác ưu đãi người có cơng với cách mạng.
Ngồi kinh phí trợ cấp của Nhà nước, chúng ta cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các Hội, đoàn thể, tổ chức, cá nhân thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha anh đi trước, hăng hái giúp đỡ về nhiều mặt như là vật chất và tinh thần các chiến sĩ bị thương trong chiến tranh, tạo điều kiện để bản thân người có cơng và thân nhân của họ phát triển. Hơn nữa, sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực khơng thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và bao giờ cũng là nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có cơng.
Cùng với sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của bản thân nhiều thương binh, bệnh binh, người có cơng với cách mạng nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp, là tấm gương điển hình, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học giỏi, những doanh nhân thành đạt để tiếp tục noi gương cho thế hệ trẻ vừa góp phần giảm một phần khó khăn cho xã hội với tinh thần “Thương binh tàn nhưng không phế”. Những sự trợ giúp về vật chất hay tinh thần của Nhà nước, cộng đồng là có hạn so với nhu cầu, đòi hỏi của những người có cơng, nó chỉ nên là một động lực hay là một đòn bẩy để người có cơng dựa vào đó để nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, tự vươn lên thay đổi chính cuộc sống của mình.
Chính sự phấn đấu vươn lên xóa đói, giảm nghèo của họ mới là nhân tố quan trọng và quyết định tới việc thay đổi kinh tế của bản thân cũng như thân nhân người có cơng. Nếu thiếu sự phấn đấu này thì dù chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước có ưu việt, sự giúp đỡ của cộng đồng có kịp thời đến đâu thì cũng khơng thể đem lại kết quả như mong muốn được.
Thứ ba, trong cơng tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với
cách mạng phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Chính sách ưu đãi người có cơng vốn là chính sách mang tính nhạy cảm chính trị - xã hội. Tuy
nhiên, cần có nhận thức hồn thiện hệ thống chính sách ưu đãi người có cơng đảm bảo chế độ trợ cấp phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Đặc điểm có tính chất quy luật cơ bản là giữa các chính sách và sự phát triển kinh tế xã hội có biện chứng với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Việc nâng cao đời sống của dân cư nói chung, đời sống của các đối tượng người có cơng nói riêng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế. Hoặc nói theo cách khác phát triển kinh tế là cơ sở, điều kiện vật chất để hồn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng. Trước đây trong thời kỳ chiến tranh mặc dù Nhà nước đã có những cố gắng nhưng trong điều kiện kinh tế còn nghèo nàn nên quy chế, chế độ ưu đãi còn nhiều hạn chế. Đến nay, do cơ chế quản lý, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá ổn định, chúng ta đã có điều kiện để chăm lo, nâng cao đời sống của những người có cơng lao đối với đất nước và thực tế cho thấy thực hiện tốt chính sách người có cơng có tác dụng tích cực, thúc đẩy thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế, tạo cho đối tượng yên tâm, tin tưởng vào Nhà nước, xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên, một vấn đề mà chúng ta phải nhận thức rằng, trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung thệ thống chính sách của mình đối với người có cơng với cách mạng khơng thể thốt ly khả năng kinh tế, nếu với khả năng nền kinh tế hạn chế mà muốn thực hiện những mục tiêu vượt khả năng sẽ dẫn tới tình trạng duy ý chí, khơng thực hiện được.
Thứ tư, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng
phải đảm bảo tính tồn diện. Để thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng, đưa ý chí và nguyện vọng của tồn Đảng, tồn dân trong việc “Đền ơn đáp nghĩa” những người có cơng với nước, đòi hỏi nhà nước phải ban hành đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến người có cơng, nói cách khác phải có sự đồng bộ các loại văn bản pháp luật về vấn đề này. Đồng thời trong tổ chức triển khai thực hiện cũng phải cụ thể, đảm bảo đúng, đầy đủ đối tượng thuộc diện thụ hưởng, tránh hiện tượng bỏ sót đối tượng, chỉ khi đó mới thực hiện đầy đủ được sự công bằng xã hội.
Thứ năm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng
phải đảm bảo tính kế thừa và tính hiện thực phù hợp với điều kiện và tình hình mới của đất nước. Khi chuyển sang một giai đoạn mới, trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới thì các qui định cũ không còn phù hợp nữa, cần phải đổi mới cho phù hợp. Đó là quy luật chung của nền tảng thực hiện chính sách ở mỗi quốc gia. Nếu điều kiện kinh tế - xã hội không thay đổi mà chính sách khơng thay đổi hoặc chẩm đổi mới thì chính sách ấy trở thành lạc hậu và hậu quả là chính sách khơng phát huy được tác dụng, khơng có ý nghĩa thực tế, mà nhiều khi còn tạo ra rào cản, gây hậu quả về kinh tế hoặc xã hội trầm trọng. Hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng hình thành và phát triển trong thời gian qua đã phát huy tác dụng to lớn đối với người có cơng với cách mạng trong việc chăm lo đời sống người có cơng, góp phần giải phóng dân tộc, ổn định chính trị - xã hội trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường thay đổi đòi hỏi chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng cũng phải đổi mới cho phù hợp.
Đổi mới khơng có nghĩa là phủ nhận mà phải trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được, kế thừa những nội dung hợp lý, khoa học của q trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng đã thể hiện trong thời gian qua. Bởi chính sách luật ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng có ảnh hưởng lớn đến số lượng đối tượng đông, mức độ ảnh hưởng rộng, thời gian ảnh hưởng lâu dài, có những vấn đề là bản chất là khơng thay đổi.
Nhưng có những vấn đề cần hồn thiện, bổ sung như tiêu chuẩn xác nhận đối tượng thụ hưởng, phạm vi áp dụng, các biện pháp trợ cấp, chăm lo, giúp đỡ người có cơng. Đồng thời chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng phải khả thi, phát huy tác dụng đối với người có cơng với cách mạng.