Những bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 57 - 60)

Một là, ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng.

Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Ea Kar có ban hành kế hoạch thực hiện chăm lo cho người có cơng nhân các dịp 27/7 và Tết Ngun đán. Tuy nhiên trong thời gian từ năm 2016 đến 2020 khơng ban hành chương trình hoặc kế hoạch 05 năm, kế hoạch hàng năm về chăm lo cho người có cơng, việc chăm lo cho người có cơng chủ yếu lồng ghép vào các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện.

Việc không ban hành kế hoạch 05 năm, hàng năm dẫn đến việc chăm lo cho người có cơng trên địa bàn mang tính phong trào, chỉ tập trung thực hiện vào các dịp Tết, 27/7 và chủ yếu tập trung chăm lo cho những đối tượng như Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bênh binh nặng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Đối với các diện chính sách khác thì ít được quan tâm, chăm lo.

Hai là, việc thơng tin, tun truyền về chính sách có cơng.

Thơng tin tun truyền về chính sách ưu đãi đối với người có cơng vừa mang tính chính trị, giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua tại huyện Ea Kar công tác tuyên truyền vẫn chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các dịp Lễ, Tết và dưới dạng đưa tin về các hoạt động chăm lo cho đối tượng chính sách.

Các buổi giao lưu, họp mặt chỉ được tiến hành vào các dịp Lễ lớn như tổ chức 65, 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ. Vẫn còn nhiều đối tượng chính sách chưa nắm được chính sách, các khu phố, tổ dân phố trên địa bàn chưa được học tập, tập huấn về chính sách ưu đãi đối với người có cơng nên cơng tác tuyên truyền còn rất hạn chế.

Năm 2012 Pháp lệnh ưu đãi mới được ban hành nhưng đến năm 2014 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk mới có 01 đợt tập huấn với đối tượng

tập huấn rất hạn chế: Chỉ gồm cán bộ LĐTBXH cấp xã, thị trấn và chuyên viên phụ trách chính sách ưu đãi đối với người có cơng cấp huyện. Từ đó đến nay khơng có đợt tập h́n nào và cũng khơng mở thêm lớp tuyên truyền về Pháp lệnh ưu đãi đối với người có cơng dẫn đến số người biết chính sách ưu đãi đối với người có cơng rất hạn chế. Cơng tác tun truyền vì thế cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Ba là, việc thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Hiện nay việc chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng đã được thực hiện trực tiếp

đến tận tay các đối tượng thụ hưởng tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, tuy nhiên người có cơng thì ngày càng lớn tuổi, nhiều người khơng thể đi lại được để nhận trợ cấp ưu đãi phải ủy quyền cho người thân đi nhận thay. Tuy nhiên, thời gian ủy quyền chỉ là 03 tháng, như vậy sau 03 tháng người có cơng lại phải đến ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để làm giấy ủy quyền lại hoặc sẽ bị đình chỉ nhận trợ cấp. Những trường hợp này rất khó khăn cho người có cơng.

Việc chi trả trợ cấp 01 lần, chi trả trợ cấp khác cho người có cơng, thân nhân người có cơng vẫn còn gặp khó khăn như là: Hiện nay mỗi dịp Lễ, Tết đối tượng được chi trả trợ cấp rất lớn và nhiều nguồn ngân sách như: Ngân sách Trung ương chi trả theo Quyết định của Chủ tịch nước; ngân sách Tỉnh chi trả theo Chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; ngân sách huyện chi trả theo chủ trương của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh huyện. Ngồi ra, còn có nhiều mạnh thường qn ủng hộ để tặng q cho người có cơng, nhưng số tiền chi trả thực tế cho từng đối tượng lại nhỏ và lẻ nên xảy ra hiện tượng số lượng đối tượng đi nhận đúng thời điểm cấp phát tại các điểm cấp chế độ không đủ do chưa thỏa đáng dẫn đến việc thanh quyết tốn còn gặp khó khăn.

Bốn là việc thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Thông thường từ 1- 2 năm, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức đi kiểm tra việc thực hiện chi trả trợ cấp, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng tại Ủy ban nhân dân tỉnh xã, thị trấn trên địa bàn huyện từ đó tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ra văn bản biểu dương khen thưởng các đơn vị làm tốt cơng tác chính sách ưu đãi đối với người có cơng, đơn đốc, chấn chỉnh

nhắc nhở các đơn vị chưa kịp thời làm tốt, làm chưa đúng với các văn bản hướng dẫn. Từ năm 2016 đến năm 2020 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có tiến hành kiểm tra 03 đợt tại huyện Ea Kar và Ủy ban nhân dân một số xã trên địa bàn, tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra trong thời gian ngắn nên khó phát hiện sai phạm.

Cơng tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Ea Kar và các tổ chức thành viên rất hạn chế, trong suốt thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 khơng có trường hợp nào Mặt trận tổ quốc huyện và các tổ chức thành viên phát hiện hoặc kiến nghị về chính sách ưu đãi đối với người có cơng và gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh huyện giải quyết.

Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng cũng rất hạn chế.

Việc giám sát của nhân dân đối với hoạt động thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng cũng khơng cao, trong thời gian vừa qua cũng khơng phát hiện sai phạm hoặc có kiến nghị nào đối với Ủy ban nhân dân tỉnh huyện về chính sách ưu đãi đối với người có cơng.

Năm là, đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Trên địa bàn huyện Ea Kar hiện nay có 16 xã, thị trấn trong đó có 09 người có trình độ cử nhân, 03 người có trình độ cao đẳng, 04 người có trình độ trung cấp. Chun viên phụ trách chính sách ưu đãi đối với người có cơng tại huyện có trình độ cử nhân.

Tuy nhiên, những người có trình độ cử nhân, cao đẳng, trung cấp hầu hết là không đúng ngành nghề và khơng đúng chun ngành được đào tạo.

Ngồi ra, đội ngũ Cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thường xuyên thay đổi dẫn đến khó khăn trong q trình giải quyết hồ sơ, cập nhật hồ sơ và quản lý đối tượng.

Cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp xã ngoài việc giải quyết hồ sơ ưu đãi đối với người có cơng vừa phải giải quyết hồ sơ bảo trợ xã hội, quản lý lao động, trẻ em, bình đẳng giới cùng với các nhiệm vụ mà ngành Lao động –

Thương binh xã hội quản lý trên địa bàn, một số cán bộ còn kiêm thêm công tác xóa đói giảm nghèo hoặc nhiều nhiệm vụ khác do chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, thị trấn giao phó dẫn đến giải quyết hồ sơ khơng kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w