đãi người có cơng ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
Huyện Ea Kar là một trong những địa phương có tiềm năng, thế mạnh để phát triển về mọi mặt, trở thành vùng kinh tế động lực phía Đơng của tỉnh Đắk Lắk. Do đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư đang là chủ trương lớn của Đảng bộ, chính quyền huyện và hiện nay, nhiều giải pháp, biện pháp để thu hút đầu tư đang được huyện triển khai. Huyện Ea Kar được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28-7-2021 về lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Ea Kar là trung tâm tiểu vùng phía Đơng của tỉnh, là đô thị động lực thứ ba (sau Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ), trở thành thị xã trước năm 2025.
Nghị quyết đặt ra các mục tiêu cụ thể: lập đồ án quy hoạch chung xây dựng thị xã Ea Kar đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035, hồn thành trong năm 2022; lập chương trình phát triển đơ thị để triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng và
Đar và hạ tầng khung các xã dự kiến thành lập phường, hoàn thành trước 2025; phát huy nội lực và thu hút đầu tư phát triển hoàn thiện các tiêu chí thị xã trước năm 2025, xây dựng đơ thị xanh, đô thị thông minh đến năm 2035.
Xây dựng đồ án thành lập thị xã Ea Kar, điều chỉnh địa giới hành chính các xã, thị trấn để hình thành vùng nội thị với 8 phường, vùng phụ cận nội thị với 8 xã thuộc thị xã Ea Kar, hoàn thành trong năm 2024; phấn đấu đạt các tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đơ thị theo các quy định hiện hành.
Nguồn: Cổng thôn tin điện tử huyện Ea Kar
Thuận lợi
Huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk có 2 thị trấn, đó là thị trấn Ea Knốp và thị trấn Ea Kar. Hiện nay, thị trấn Ea Kar đang là đô thị loại 4 và là trung tâm văn hóa, chính trị của huyện Ea Kar.
Theo quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt từ cuối năm 2014 thì đến năm 2030, huyện Ea Kar là thị xã thuộc tỉnh và là đơ thị cấp vùng phía Đơng tỉnh, có diện tích 2.160 ha, dân số khoảng 108.000 người. Căn cứ vào quy hoạch này, định hướng của huyện Ea Kar là đến năm 2025, thị trấn Ea Kar phải được quy hoạch, xây dựng, nâng cấp thành thị xã với chức năng là đô thị trung tâm tiểu vùng phía Đơng của tỉnh Đắk Lắk. Vì thế, trong những năm qua, huyện Ea Kar đã huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ ở tất cả các địa phương, trong đó đầu tư chủ yếu là thị trấn Ea Kar.
Để phát huy được tiềm năng và thế mạnh của mình, thời gian qua, huyện Ea Kar đã tích cực thực hiện cơng tác cải cách hành chính, nhất là việc giải quyết các thủ tục về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch bảo đảm thuận lợi, nhanh chóng. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng trang thông tin điện tử của huyện để quảng bá hình ảnh, mời gọi đầu tư; chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư về thủ tục, cơng tác giải phóng mặt bằng và thường xuyên tổ chức gặp mặt, đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư.
bổ sung hàng trăm dự án kêu gọi đầu tư ở các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, kết cấu hạ tầng và môi trường... Riêng lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện Ea Kar đã mời gọi được 11 doanh nghiệp đầu tư vào Cụm Công nghiệp Ea Đar, với tổng nguồn vốn trên 245 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã đạt 53 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn 10,27%. Ea Kar là địa phương có hệ thống giao thơng phát triển tương đối hoàn chỉnh, gồm: quốc lộ 26 đi qua địa bàn nối tỉnh Đắk Lắk với Khánh Hòa và các tỉnh Miền Trung; quốc lộ 29, tỉnh lộ 11, tỉnh lộ 19 đi qua huyện có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế - văn hóa trong và ngồi huyện cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội. Trong tương lai gần, cao tốc Đắk Lắk - Khánh Hòa khi được Trung ương đầu tư xây dựng cũng đi qua địa bàn huyện, tạo thuận lợi cho kinh tế - xã hội của huyện phát triển.
Bên cạnh đó, Ea Kar còn là địa phương có thế mạnh về phát triển nơng nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cà phê, hồ tiêu, hoa quả, lúa giống cao sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Năm 2020, tổng diện tích gieo trồng các loại cây nơng nghiệp của huyện đã đạt hơn 71.000ha, tổng sản lượng lương thực thu được từ cây có hạt đạt 149.602 tấn. Về thủy lợi, hiện đang đảm bảo tưới cho 88,6% diện tích cây trồng có nhu cầu. Huyện cũng đang có đàn gia súc, gia cầm hơn 2.000.000 con, trong đó đàn trâu có hơn 4.300 con; đàn bò hơn 22.500 con; đàn heo hơn 105.000 con...
Khó khăn
Là một huyện có số lượng người có cơng khá lớn đòi hỏi cơng tác chăm sóc, quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trên địa bàn huyện đối với các đối tượng là người có cơng cần chú trọng đặc biệt hơn nữa.
Số lượng người có cơng và thân nhân người có cơng đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại huyện có sự biến động tăng giảm thường xuyên. Đối tượng tăng lên
do có sự di chuyển từ địa phương khác đến hoặc là đối tượng mới được cơng nhận hưởng chế độ, chính sách; đối tượng giảm do chết hoặc di chuyển sang nơi khác sinh sống.
Là huyện có địa bàn rộng, kinh tế vẫn còn chủ yếu dựa vào sản x́t nơng, lâm nghiệp, trình độ dân trí một số nơi còn hạn chế và khơng đồng đều, cơ sở hạ tầng vẫn còn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trên địa bàn nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa.
Tình hình kinh tế của huyện tuy có phát triển nhưng còn chậm, chưa bền vững; mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh diễn biến phức tạp… do đó chưa huy động được nhiều nguồn lực trong hỗ trợ cho người có cơng trên địa bàn huyện, chủ yếu vẫn từ nguồn kinh phí của Trung ương và của tỉnh Đắk Lắk.
Từ những thuận lợi, khó khăn nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến tình hình triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar trong các năm vừa qua; cụ thể được thể hiện qua q trình triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn huyện Ea Kar trong giai đoạn 2016-2020 dưới đây.