Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 60 - 62)

Một là, hệ thống văn bản quy phạm của Nhà nước đối với người có cơng còn

chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn còn chưa cụ thể, thậm chí là chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có cơng thay đổi nhiều, chưa thống nhất. Trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, nhà ở, thuế, tín dụng, y tế, giáo dục cho người có cơng chưa được thể chế hóa kịp thời cũng tạo nên khó khăn cho cán bộ thụ lý giải quyết hồ sơ ở bộ phận “một cửa”.

Hai là, các văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công

còn một số điểm chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Điều kiện xác nhận liệt sỹ, thương binh, bệnh binh mới chỉ quy định chung là “dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân”, “dũng cảm đấu tranh chống tội phạm” chưa xác định rõ tính chất, mức độ của hành động “dũng cảm”. Bên cạnh đó, một số chế độ ưu đãi đối với người có cơng khơng còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Pháp lệnh Ưu đãi người có công hiện hành cũng đã bộc lộ một số hạn chế như: mức trợ cấp hàng tháng đối với người có cơng thấp, chưa tương xứng với mức sống chung của các tầng lớp dân cư hiện nay.

Ba là, các cơ quan, đồn thể ít quan tâm và thụ động trong q trình giải

quyết các chính sách liên quan đến người có cơng, các đơn vị chỉ tham gia vào các hoạt động chủ yếu là thăm hỏi gia đình người có cơng trong các dịp Lễ, Tết. Công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát và nắm bắt, hỗ trợ đời sống cho người có cơng của các đơn vị còn hạn chế. Hiện nay chưa có đơn vị nào nhận hỗ trợ hoặc giúp đỡ, đỡ đầu đối với gia đình người có cơng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Bốn là, năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, cơng chức thực hiện chính

sách đối với người có cơng trên địa bàn huyện còn có những hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức làm cơng tác thương binh, xã hội còn ít, phần nhiều khơng được đào

tạo đúng chun ngành. Một số cán bộ làm công tác Lao động Thương binh và Xã hội tại các xã, thị trấn huyện đang là lao động hợp đồng, kiêm nhiệm nhiều việc và cũng còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác này. Một bộ phận cán bộ, công chức của huyện chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của cơng tác thương binh - liệt sỹ, còn thờ ơ, chưa tận tụy với công việc. Công tác lao động – thương binh và xã hội là cơng việc vất vả, khó khăn, đòi hỏi sự nhiệt tình, say mê nhưng chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ cơ sở hiện nay thấp, chưa tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 luận văn đã tiến hành đánh giá tình hình thực hiện chính sách cho người có cơng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 trên các nội dung: Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách, phổ biến tuyên truyền chính sách, phân cơng phối hợp thực hiện chính sách, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Đồng thời trên cơ sở các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách cho người có cơng được làm rõ tại Chương 1, Luận văn phân tích kết quả để chỉ ra được những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện chính sách cho người có cơng trên địa bàn huyện trong thời gian qua.

Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cho người có cơng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 60 - 62)