Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 42 - 44)

Bên cạnh việc triển khai đầy đủ, kịp thời chế độ ưu đãi với người có cơng, huyện Ea Kar còn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết về truyền thống cách mạng, sự hy sinh, cống hiến to lớn của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc

Để triển khai Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với Cách mạng; Thơng tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng và thân nhân và các văn bản liên quan đến người có cơng với cách mạng đạt hiệu quả, ngoài việc phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp tập h́n cho cơng chức phụ trách lĩnh vực người có cơng của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và cán bộ phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội cấp xã về các chế độ, chính sách mới hoặc những văn bản pháp luật được thay đổi, bổ sung... Ủy ban nhân dân huyện giao cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch và các văn bản triển khai thực hiện, chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể cấp huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn và cán bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng các chính sách mới của Đảng, Nhà nước; chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc chính sách đối với người có cơng với cách mạng. Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách trên đài truyền thanh, thơng qua các hội nghị của địa phương và hội họp tại các thôn, buôn, tổ dân phố nhằm chuyển tải thông tin các chính sách đến với người có cơng, một số địa phương, định kỳ đối thoại với người dân nhằm nắm bắt kịp thời và tháo gỡ những vướng mắc trong công tác giải quyết chế độ chính sách; do đó, việc thiết lập hồ sơ để giải quyết chế độ người có cơng đã thực hiện kịp thời, đầy đủ theo văn bản quy định của Pháp luật.

Nhân các ngày lễ kỷ niệm trong năm như, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, ngày Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 02/9 hằng năm... các ngành, các cấp đã lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách người có cơng với việc triển khai thực hiện

các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, chương trình thắp nến tri ân và cơng tác chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ... đã được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường tích cực tham gia hưởng ứng và đạt hiệu quả cao, tạo sức lan toả lớn trong phong trào đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn tỉnh. Thơng qua các nội dung, hình thức tun truyền đa dạng đã nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân trong việc chăm sóc đời sống cho người có cơng và phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách này còn được Mặt trận, Hội cựu chiến binh và các đoàn thể nhân dân từ huyện đến các xã, thị trấn tiến hành tổ chức lồng ghép với các buổi hoạt động để tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên và nhân dân hiểu nắm bắt khá đầy đủ về chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng.

Nhằm giúp cho người dân nắm bắt kịp thời các thông tin về việc giải quyết chế độ đối với người tham gia hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; công nhận phong tặng, truy tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng; giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,đày; Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cho Phòng lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp và phát hành hơn 20 ngàn tờ rơi tuyên truyền tại các xã, thị trấn.

Địa bàn huyện Ea Kar có 29 dân tộc trong đó dân tộc bản địa chủ yếu là người Ê Đê, các dân tộc từ nơi khác chuyển đến gồm có: Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Sán chỉ, Vân Kiều, Xơ Đăng...do đó cơng tác tun truyền được Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện bằng cả hai thứ tiếng đó là tiếng Kinh và tiếng Ê Đê.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w