Kinh nghiệm thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 26)

Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Huyện Bình Chánh là một huyện phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh có truyền thống đấu tranh cách mạng anh hùng qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với những chiến công vang dội và những địa danh đã đi vào lịch sử như Láng Le - Bàu Cò, Vườn Thơm – Bà Vụ, Tân Túc, Chợ Đệm ... Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lực lượng vũ trang; 10/16 xã, thị trấn trên địa bàn Huyện được phong tặng danh hiệu Anh hùng.

Tồn huyện Bình Chánh có 4.977 hộ gia đình chính sách với 7.659 đối tượng, bao gồm: 472 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng (trong đó 31 Mẹ còn sống); 3.044 liệt sĩ, 404 thương binh, 95 bệnh binh, 01 cán bộ lão thành cách mạng, 01 cán bộ tiền khởi nghĩa, 1.200 người có cơng giúp đỡ cách mạng, 423 cán bộ bị địch bắt tù đày, 479 cán bộ hoạt động kháng chiến, 44 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học,...

Trong cơng tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng, huyện Bình Chánh đã đạt được một số thành tựu như: chi trả trợ cấp hàng tháng, một lần được thực hiện đầy đủ và kịp thời; các chế độ bảo hiểm y tế, ưu đãi giáo dục, điều dưỡng được thực hiện đầy đủ cho người có cơng. Đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình người có cơng trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao, ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân trên địa bàn Huyện.

Tuy nhiên trong q trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh vẫn gặp phải một số khó khăn như: Chi khu Bình Chánh chưa được cơng nhận là nhà tù nên những cán bộ bị địch bắt giam tại nơi này chưa được hưởng chế độ tù đày theo quy định. Hiện nay, trên địa bàn Huyện còn 42 trường hợp bị địch bắt giam tại Chi khu Bình Chánh chưa được giải quyết chế độ; chuyên trách Lao động - Thương binh và Xã hội các xã, thị trấn là

cán bộ không chuyên trách (theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009), không được nâng lương theo niên hạn như cán bộ công chức cấp xã, thị trấn.

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng cơng tác thực hiện chính sách đối với người có cơng trên địa bàn huyện vẫn còn có những hạn chế: còn tồn đọng nhiều hồ sơ công nhận thương binh, liệt sỹ, người bị nhiễm chất độc da cam chưa được giải quyết; một vài cán bộ làm công tác thương binh - liệt sĩ lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w