Đẩy mạnh phối hợp trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 73)

cơng với cách mạng

Phối hợp là q trình kết nối các hoạt động, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau của các ban ngành liên quan từ trung ương đến cấp cơ cở nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong công tác. Sự phối hợp diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ xây dựng kế hoạch, đến việc tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm tra kết quả. Phối hợp là phương thức kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ và có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; nhằm đạt được hiệu quả quản lý của cơng tác, nó bao gồm suốt q trình quản lý từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế đến việc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, ở đâu có quản lý thì ở đó có nhu cầu phối hợp.

Công tác phối hợp đặt ra yêu cầu cho bất cứ cơng việc nào có sự tham gia của hơn một cơ quan, tổ chức. Phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách đối với người có cơng với cách mạng là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện và các tổ chức đồn thể, chính trị, xã hội, các phòng ban liên quan không những giúp chia sẻ được những nỗ lực trong xây dựng chính sách và đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả những chính sách này mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực như tài chính, con người nhằm đạt được các mục tiêu chính sách; đảm bảo cho tất cả các cơ quan liên quan có những hành động cần thiết nhằm thực hiện các chính sách của Nhà nước; đảm bảo cho những chính sách trong lĩnh vực này không gây ra những ảnh hưởng xấu cho lĩnh vực khác... Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về cơng tác thực hiện chính sách đối với người có cơng với cách

mạng cũng cần có sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực và các phường trên địa bàn huyện. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp trong quản lý nhà nước về cơng tác thực hiện chính sách đối với người có cơng với cách mạng là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý cơng tác này.

Nói cách khác phối hợp trong quản lý nhà nước về cơng tác thực hiện chính sách đối với người có cơng với cách mạng là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý người có cơng với cách mạng. Phối hợp theo chiều ngang là phối hợp thực hiện chính sách giữa các cơ quan, chẳng hạn phối hợp giữa các phòng, ban trong Uỷ ban nhân dân huyện. Phối hợp theo chiều dọc là phối hợp giữa phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn. Phòng cần phải tích cực phối hợp với các cơ quan thơng tin đại chúng trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh và huyện đối với người có cơng đến đơng đảo tầng lớp nhân dân trong địa bàn của huyện.

Phối hợp với ban chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong, huyện đoàn trong việc giải quyết chế độ đối với người có cơng và thân nhân của họ, giải quyết các khó khăn mà người có cơng còn gặp phải chưa thể khắc phục như là hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ vốn phát triển kinh tế vươn lên làm giàu một cách bền vững.

Phối hợp với các tổ chức, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn huyện tạo điều kiện giúp đỡ, dạy nghề, ưu tiên tuyển dụng đối với con thương binh nặng, con của người có cơng với cách mạng, người có cơng với cách mạng đang cư trú tại địa phương được học tập và làm việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 73)