Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách ưu đãi người có cơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 72)

có cơng

Thời gian qua Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng đã từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho người quản lý và đối tượng được hưởng chính sách người có cơng với cách mạng phấn khởi, dễ thực hiện và chấp nhận, theo đó cơng tác tun truyền chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng được xem là một trong những công tác trọng tâm để thực hiện thắng lợi các luật ưu đãi người có cơng với cách mạng. Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng ngay từ những ngày đầu được triển khai và tạo cơ sở nhận thức đúng đắn trong mỗi quá trình áp dụng. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đối với người có cơng với cách mạng cần phải được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhất là các đối tượng như thương binh, gia đình liệt sĩ và người có cơng. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người có cơng với cách mạng phát huy những phẩm chất cách mạng tốt đẹp trong thời kỳ mới; chủ động khắc phục khó khăn, nêu gương trong lao động sản xuất, chấp hành pháp luật Nhà nước, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở từng địa phương, phấn đấu thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ làm “...người công dân kiểu mẫu ở địa phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận”, thương binh, bệnh binh “tàn nhưng không phế”.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách đối với người có cơng với cách mạng yêu cầu ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phối kết hợp với nhiều cơ quan chức năng ở huyện, xã, thị trấn bằng nhiều hình thức truyền thanh, truyền hình, tập huấn, giao ban... Nội dung tuyên truyền cần bám sát chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, giải pháp của tỉnh, giúp cho đội ngũ cán bộ và người dân nhận thức rõ vị trí, vai trò của chính sách xã hội nói chung và chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng nói riêng, nhất là về nghĩa vụ và trách nhiệm trong tham gia thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, truyền thống đồn kết, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”… Kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân có thành tích x́t sắc trong thực hiện chính

sách ưu đãi người có cơng với cách mạng. Chú trọng tuyên truyền về ý chí tự lực vươn lên của bản thân những đối tượng được thụ hưởng các chính sách ưu đãi, nhằm “động viên, hỗ trợ và khuyến khích nỗ lực vươn lên của các đối tượng thụ hưởng, khắc phục sự ỷ lại vào Nhà nước”; nhấn mạnh về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong thực hiện chính sách xã hội. Cơng tác tuyên truyền cần kiên trì, bền bỉ, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tổ chức thực hiện, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp, cách thức tun truyền thông qua sách, báo, pa-nô, khẩu hiệu, tuyên truyền miệng, tuyên truyền lồng ghép qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…để tạo tác động chuyển biến về nhận thức của người dân nói chung và đối tượng hưởng chính sách người có cơng với cách mạng nói riêng. Tuy nhiên, theo sự đánh giá khách quan thì hiệu quả của cơng tác vận động, tuyên truyền vẫn còn có những hạn chế cả về bề rộng lẫn bề sâu do ảnh hưởng của các điều kiện tuyên truyền, về khả năng nhận thức và thực hiện có khác nhau của đối tượng. Từ những vấn đề trên cho thấy công tác tun trun giáo dục chính sách, pháp luật người có cơng với cách mạng hiện nay đặt ra là hết sức quan trọng và bức xúc vì vậy phải phát huy và tăng cường đúng mức, tạo điều kiện cho người dân nói chung và đối tượng người có cơng với cách mạng nói riêng nghiêm chỉnh chấp hành Pháp lệnh người có cơng với cách mạng.

Trong công tác tuyên truyền cần chú ý đến gương người tốt, việc tốt, nhằm mục đích cho mọi người học tập noi theo; đồng thời cũng cần phải đấu tranh phê phán những biểu hiện tiêu cực, hạn chế đã bị xử lý để làm bài học kinh nghiệm chung cho mọi người. Cơng tác giáo dục tun truyền về chính sách đối với người có cơng với cách mạng là nhằm định hướng cho nhận thức của mỗi người dân về chính sách người có cơng với cách mạng, nếu thực hiện tốt mọi người có đầy đủ thơng tin về chính sách người có cơng với cách mạng thì kẻ xấu không thể lợi dụng làm trái quy định Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng. Cơng tác tun truyền chính sách pháp luật đối với người có cơng với cách mạng nên áp dụng một cách lâu dài, khơng nên nặng tính thời điểm, tức thời lúc triển khai mà bỏ qua tính thường xuyên và lâu dài cũng như các phương pháp, cách thức tuyên truyền của

mỗi cần khác nhau... cần mở rộng việc phối hợp thông tin, tuyên truyền với các cơ quan khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý đến vai trò của các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân. Tổ chức đa dạng hố các hình thức tun truyền chính sách người có cơng với cách mạng để phù hợp với khả năng nhận thức khác nhau của từng đối tượng, hạn chế tính chủ quan hình thức và đơn điệu, khô khan trong việc tuyên truyền. Từ đó tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện chính sách đối với người có cơng với cách mạng thực hiện thành công trong công tác tuyên truyền.

Các cấp cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và phải tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả đối với công tác tuyên truyền kết hợp với giáo dục. Trong quá trình tiến hành các cơ quan, đơn vị cần phát huy thế mạnh của của mình; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thơng của Trung ương và địa phương... nhằm tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có cơng với cách mạng; làm nêu cao sự cống hiến, hy sinh và đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ cả nước góp phần làm nên thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Đối với pháp luật về ưu đãi người có cơng, việc tun truyền phổ biến Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng có nhiều ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách, pháp luật để các đối tượng thuộc diện điều chỉnh hiểu để thực hiện thì nó còn bao hàm ý nghĩa tun truyền để cộng đồng xã hội hiểu rõ ý nghĩa của chính sách cũng như có sự quan tâm tham gia vào chính sách chăm sóc, hỗ trợ người có cơng trong địa bàn khu dân cư mình sinh sống. Tun truyền chính sách đối với người có cơng còn để cho thế hệ trẻ hiểu và tiếp bước truyền thống cách mạng của các thế hệ cha anh đi trước; từ đó kế thừa và phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của dân tộc, tham gia vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay, qua đó khẳng định đạo lý “uống nước nhớ nguồn” “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta cũng như biết trân trọng, biết ơn và chăm lo của Đảng và Nhà nước, toàn dân, toàn quân với những người có cơng với cách mạng; biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích, nhân rộng những mơ hình tiên tiến trong thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tơn vinh những người có cơng, thương binh, thân nhân liệt sĩ có thành

tích trong thời chiến cũng như vượt khó trong thời bình,... Thơng qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng chính sách; bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng cho các tầng lớp nhân dân nhất là với thế hệ trẻ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm chính trị của các tổ chức, lực lượng và cá nhân đối với các đối tượng chính sách, ln tích cực phấn đấu vươn lên hồn thành x́t sắc mọi nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 72)