Con người Quảng Nam

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2.3.Con người Quảng Nam

1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG NAM

1.2.3.Con người Quảng Nam

Quảng Nam là đất “Ðịa linh nhân kiệt”, là quê hương của cách mạng. Con người ở đây được sinh ra trong một môi trường khắc nghiệt của thời tiết, và được tôi luyện trong một tiến trình đấu tranh gian khổ. Để rồi từ đó, các giá trị nhân văn mang đậm tính lịch sử sâu sắc và khẳng định được những giá trị về tính cách của con người Quảng Nam.

Tổ tiên của người Quảng Nam, bên cạnh những người bản địa có huyết thống Chăm, thì đại đa số với nguyên quán từ vùng Bắc bộ (chiếm số lượng

đông nhất là người vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh) vào phương Nam mở mang bờ

cõi theo dòng người di dân qua các thời kỳ phong kiến: đầu tiên là từ đầu thế

kỷ thứ XV, thời nhà Hồ; Cũng như sau chiến thắng Trà Bàn (ngày mồng Bảy tháng Giêng năm Tân Mão - 1471 của Lê Thánh Tông); Và sau cùng, đã trở

thành cao trào di dân lập ấp thời chúa Nguyễn trấn thủ vùng đất Quảng Nam năm 1570.

Không dừng lại ở đó, vào đầu thế kỷ XVII, ở Quảng Nam lại tiếp nhận và định cư những dòng người nhà Minh không phục triều nhà Thanh, họ đã vượt biển trên những con thuyền đến di trú tại Hội An. Bộ phận dân cư này phần đông sinh sống bằng nghề buôn bán, một số ít sống bằng nghề tiểu, thủ

công nghiệp: ươm tơ, dệt lụa… Cộng đồng người Hoa này (người Minh Hương) đã mang theo lối sống, kiến thức và kinh nghiệm về thương mại, nghệ thuật … của nền văn hóa Trung Hoa làm hành trang nơi đất khách quê người trong buổi đầu cộng cư. Và những hành trang ấy đến nay vẫn được người Minh Hương lưu truyền, bảo quản qua bao thế hệ, hòa vào trở thành những di sản chung của đất Quảng Nam.

Với sức sống và sự sáng tạo của người dân luôn gắn liền với sự “nhạy cảm với cái mới, khao khát cái mới như đất hạn khát mưa, háo hức hút ngay từ giọt nước đầu tiên. Thậm chí khi chưa thật sự có giọt nước nào, chưa thật sự mưa đã náo nức hóng về mưa, cảm nhận ra nó rất sớm, chờ đón nó nồng nhiệt" [3, tr.370].

Đặc biệt hơn nữa, những con người bình dị vùng đất Quảng Nam quanh năm họ phải lăn lộn cùng sông nước, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để

mưu cầu cuộc sống. Dẫu bao khó khăn chồng chất, vất vả hiểm nguy nhưng vẫn quyết một lòng bám biển, bám đất, bám làng “nơi chôn nhau cắt rốn” - luôn giữ niềm tin mà vững nhịp chèo theo những con sóng vỗ bờ xa và lời ru dịu ngọt lắng đọng đong đưa từ bến bờ của những dòng sông quê hương, đã

dìu họ bước những bước dài trên dải “bạch sa” để rồi “sống trên cát, chết vùi trong cát” (Tố Hữu).

Từ khí thiêng của xứ sở - những bãi cát trắng phau, màu xanh của ruộng đồng phù sa - của cái mặn mòi vị biển, hòa quyện sự dịu ngọt, hiền hòa của những dòng sông… đã hun đúc trong tâm hồn, đã hình thành tính cách, phẩm chất tốt đẹp của bao lớp người dân Quảng Nam. Đó là: cần cù trong lao

động, dũng cảm trong chiến đấu, sống trung thực - nghĩa tình với bạn bè, quảng giao hiếu khách, tinh thần tự tôn dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn.

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 28 - 30)