Cơ sở lý thuyết về xác định ý nghĩa của địa danh

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1. ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH

3.1.1. Cơ sở lý thuyết về xác định ý nghĩa của địa danh

Địa danh là một bộ phận của ngôn ngữ, vì vậy, địa danh mang trong mình những đặc điểm vốn có của ngôn ngữ. Xét về mặt cấu tạo, địa danh là một từ hoặc một cụm từ. Địa danh được lấy từ vốn từ vựng chung có chức năng định danh. Do vậy, nó cũng có chức năng biểu vật (chức năng biểu hiện ý nghĩa của tên gọi sự vật hiện tượng). Nói cách khác, mỗi địa danh đều có ý nghĩa của nó.

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu mà về bản chất tín hiệu ngôn ngữ

mang tính võ đoán. “Hệ thống tín hiệu nói chung là võ đoán” [51, tr.141]. Với tư cách là bộ phận của tín hiệu ngôn ngữ, địa danh về góc độ nào đó cũng mang tính võ đoán. Nhưng một khi hệ thống tín hiệu đã hình thành, người ta lựa chọn tín hiệu này hay tín hiệu kia, gọi thế này hay gọi thế khác lại là có lý do rõ ràng. “Mỗi chữ làm thành tên riêng cho một địa phương đều có lai lịch, có một cơ sở riêng, một duyên cớ riêng” [68, tr.31], và “một tên riêng tạo nên trong trí óc ta sự liên hệ đến một thực thể. Đó là chức năng ngữ nghĩa của tên riêng” [67, tr.102].

Mặt khác, chúng ta thấy địa danh chủ yếu mang hình thức biểu vật theo lối miêu tả, về vấn đề này, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Biểu vật theo lối miêu tả luôn biểu thị bản chất của sự vật hiện tượng, nó bị chi phối bởi nguyên tắc có tính lý do” [5, tr.98]. Như vậy mỗi địa danh ra đời đều gắn với những lý do nhất định. Lý do đặt tên trong địa danh có thể là sự phản ánh bản

chất, đặc điểm của đối tượng, hay phản ánh mối liên hệ giữa sự vật hiện tượng với các sự vật hiện tượng liên quan, hoặc phản ánh những sắc thái biểu cảm, tâm lý nguyện vọng của chủ thể định danh. Tất cả điều đó, góp phần tạo nên các ý nghĩa phản ánh trong địa danh.

Tuy nhiên, vấn đề “ý nghĩa” của địa danh ở góc độ nào đó cũng chỉ

mang tính tương đối. Chúng ta không nên tuyệt đối hóa “ý nghĩa” hay chức năng phản ánh hiện thực vì hai lý do. Trước hết nhiều địa danh ra đời gắn với sắc thái biểu cảm, tâm lý nguyện vọng, qua tri nhận của chủ thể định danh chứ

nó không phải là sự phản ánh đặc điểm “hiện thực” của đối tượng. Chẳng hạn,

để có cái tên Thuận Tình như bây giờ, thì vùng cồn Kiện (cái tên không có trên bản đồ hành chính nhưng người dân nơi đây từ già trẻ, gái trai ai cũng nằm lòng ấy) đã trải qua đấu tranh rất quyết liệt giữa nhân dân và bọn cường hào ác bá phong kiến. Người dân lam lũ với quyết tâm giữđất giữ làng đã chiến thắng và để thể hiện mong muốn cuộc sống hoà thuận trong tình làng nghĩa xóm đã

đặt tên cho vùng đất là Thuận Tình. “Như vậy, ý tưởng tốt đẹp mà mỗi lớp người gửi gắm vào tên làng và hiện thực cuộc sống của làng… là có khoảng cách”. [47, tr.110].

Thứ hai, địa danh là sản phẩm ngôn ngữ của một cộng đồng nhất định, mà mỗi cộng đồng có thể có những quy tắc định danh, có những cách nhìn nhận khác nhau về cùng một sự vật hiện tượng. Hơn nữa địa danh không phải là cái gì đó hình thành và bất biến mà luôn phát triển trong không gian và theo thời gian. Do đó, nó tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ của cộng

đồng mà nó đối diện hay có thể nói đặc thù của địa danh gắn với tính liên tục của văn hóa. Điều này cho thấy rằng ý nghĩa của địa danh không có giá trị tuyệt

đối, đúng cho tất cả mọi đối tượng, mọi khu vực và mọi thời kỳ, mà nó chỉ mang tính tương đối. “Ý nghĩa” của địa danh rất linh hoạt. Địa danh có ý nghĩa thế nào về cơ bản không phụ thuộc vào bản thân đối tượng mà chủ yếu phụ thuộc vào

“cách nhìn”, óc quan sát, trí tưởng tượng và “chủ kiến” của chủ thểđịnh danh. Vậy từ những đặc điểm của ý nghĩa nêu trên, có phương pháp nào là hữu hiệu nhất để xác định nghĩa của địa danh? Chúng tôi đã bắt gặp câu trả lời trong luận án của Nguyễn Kiên Trường:

- Căn cứ vào ngữ nghĩa của từ nhưng có chú ý đến sự biến đổi của chúng theo thời gian.

- Dùng phương pháp so sánh lịch sử để xác lập mối quan hệ ngữ âm của các đơn vị có liên quan, từ đó phục nguyên dạng cổ của tên gọi trong những trường hợp có thể và cần thiết.

- Bám chắc vào địa bàn đang khảo sát, vận dụng những tri thức có trong

địa lý, lịch sử, khảo cổ, văn hóa dân gian.

Phương pháp này theo chúng tôi là mang tính thực tiễn, phù hợp với phương pháp nghiên cứu địa danh ở Việt Nam. Trên cở sở vận dụng các giải pháp đó một cách linh hoạt gắn với thực tếđịa danh văn hóa du lịch Quảng Nam, chúng tôi đưa ra những hướng tiếp cận hợp lý nhất có thể để trình bày về đặc

điểm ý nghĩa của địa danh đang khảo sát.

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)