Phân loại theo ngữ nguyên

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2. PHÂN LOẠI ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH QUẢNG NAM

2.2.2. Phân loại theo ngữ nguyên

a. Địa danh VHDL thun Vit: Địa danh này chiếm tỉ lệ cao nhất. Số

lượng địa danh thuần Việt là 135, chiếm 45% tổng số lượng địa danh Quảng Nam. Địa danh thuần Việt tập trung chủ yếu ở địa danh chỉ đối tượng tự

nhiên. Ví dụ như: hang Lườm (THi), hòn Sụp (THi), rừng Đùi (CT), đá Đứng (THi), hòn Trồ(THi)….

b. Địa danh VHDL có ngun gc Hán – Vit: Địa danh này có số

lượng tổng cộng là 115, chiếm tỷ lệ 38%. Địa danh Hán Việt tập trung chủ

yếu ở địa danh VHDL chỉ đối tượng nhân tạo. Ví dụ: ấp Thuận Tình (CT), làng Tân Hiệp (THi), làng Hoàng Châu (DS), đồn Bảo An (SP), nhà cổ Đức An (HA),chùa Hải Tạng (THi), làng Minh Hương (HA), hội quán Phúc Kiến (MA)….

c. Địa danh VHDL có ngun gc hn hp: Với 32 địa danh chiếm 10%, xét về số lượng thì chưa phải là nhiều song những địa danh này đã phản ánh sự giao thoa về văn hóa nói chung cũng như ngôn ngữ nói riêng. Ví dụ:

biển Cửa Đại (CĐ), lăng Bà Chiêm Sơn (ghép giữa yếu tố Hán Việt - HV và Chăm - C), xứ Trà Kiệu (C + HV), di chỉ Ruộng Rau Muống Chùa Bà Mụ

(HV+TV) …

d. Địa danh VHDL có ngun gc Chăm: chứng kiến sự tồn vong của nhiều triều đại Chămpa nên nơi đây có sự xuất hiện của 11 địa danh văn hoá du lịch gốc Chăm, chiếm tỷ lệ 4%. Ví dụ: cù lao Chàm (THi), cầu Câu Lâu (DX), vùng Amavarti, núi Mahaparvata (DP)

e. Địa danh VHDL có ngun gc tiếng Nht: Trong những năm hoàng kim của cảng thị Hội An thì người Nhật cũng đã đặt chân đến và kịp để lại dấu ấn của mình ở Phố Nhật; Vì chính sách đối ngoại thời Mạc phủ nên làm giảm yếu tố Nhật tại Hội An. Nay chỉ còn lại một số mộ của thương gia Nhật Ví dụ: mộ Gosu Kukun (TA), mộ Tani-Yajirobei (CC), mộ Banjiro (CC).

f. Địa danh VHDL tn nghi v ngun gc: Những bức màn bí ẩn thuộc về lịch sử luôn là những thách thức đối với các nhà nghiên cứu địa danh. Và địa danh văn hoá du lịch Quảng Nam cũng không ngoại lệ, vẫn tồn tại một số địa danh đang còn nhiều nghi vấn. Ví dụ: Faifo, Haiso, Hoài Phố

(HA)…, Tiêm Bích La (cù lao Chàm), Sanf - Fu - law (THi)…

Sự thay đổi về địa hình, qua bao thăng trầm lịch sử cũng như loạn lạc chiến tranh đã làm nên “những điểm mù” trong địa danh - các địa danh không rõ nguồn gốc, ý nghĩa. Qua một số bản đồ mà chúng tôi thu thập được trong quá trình điền dã đã chứng minh điều này. (Nguồn do Nhà nghiên cứu Văn hóa Nguyễn Đức Minh - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An cung cấp.)

Bn đồ 2.1: Bn đồ do BĐào Nha v năm 1552

Bn đồ 2.3: Bn đồ thế k XVII do Alexandre de Rhodes v (Hi An có tên gi Haifo)

Bn đồ 2.4: Bn đồ cù lao Chàm và các trung tâm Buôn bán Bin Đông Đông Nam Á (Cù lao Chàm được gi là Sanf - fu - law)

Bng 2.2: Tng hp s lượng tên riêng theo ng nguyên Stt Nguồn gốc Địa danh VHDL chỉđối tượng tự nhiên Địa danh VHDL chỉđối tượng nhân tạo Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Thuần Việt 90 64 45 28 2 Hán Việt 27 19 88 54 3 Hỗn hợp 12 9 20 12 4 Chăm 5 4 6 4 5 Nhật 0 0 3 2 6 Tồn nghi 5 4 0 0 Tổng cộng 139 100 162 100

2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH QUẢNG NAM 2.3.1. Quan điểm về lý thuyết định danh, thành tố chung, thành tố

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)