CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH QUẢNG NAM
2.3.2. Thành tố chung trong địa danh văn hóa du lịch Quảng Nam
Như đã nói ở trên, thành tố chung (A) là những danh từ (hay danh ngữ) dùng để gọi tên và chỉ một lớp sự vật, đối tượng cùng thuộc tính. Thành tố
chung vừa mang ý nghĩa về mặt hình thức (tạo nên chỉnh thể của phức thểđịa danh) lại vừa mang ý nghĩa về mặt nội dung (xác định loại hình của đối tượng
được gọi tên).
Khảo sát thành tố chung theo số lượng âm tiết cấu tạo chúng tôi có bảng sau:
Bảng 2.3: Bảng thống kê thành tố chung theo số lượng âm tiết
Stt Số lượng âm tiết Số lượng thành tố chung Tỷ lệ % Ví dụ 1 01 âm tiết 29 63 đồi Bửu Châu 2 02 âm tiết 15 33 thung lũng Mỹ Sơn 3 03 âm tiết 0 0 4 04 âm tiết 0 0
5 05 âm tiết 2 4 khu du lịch sinh thái Thuận Tình
6 Cộng 46 100
Qua thống kê chúng tôi thấy rằng về cấu tạo, thành tố chung có cấu tạo
chung, chiếm tỷ lệ 63% (sông, biển, cửa, đồi, hang, hòn, núi, rừng, suối, đá,
ấp, vùng, xứ, làng, lăng, chùa, miếu, đình, bãi, cồn, chợ, đài, đồn, phố, đập, giếng, cầu, tháp, mộ…).
Thành tố chung cấu tạo hai âm tiết chiếm tương đối với 15 thành tố có tỷ lệ là 33% (hội quán, làng nghề, quốc gia, kinh đô, dinh trấn, di chỉ, nhà thờ, thủy điện, nhà cổ, bến đò, bảo tàng, nhà lao, trường học, tượng đài, thung lũng….).
Thành tố chung cấu tạo từ nhiều âm tiết nhất mà chúng tôi khảo sát
được là thành tố cấu tạo từ năm âm tiết và cũng xuất hiện với hai cụm danh ngữ: “khu du lịch sinh thái” và “khu dự trữ sinh quyển”, chiếm 4%.
Một số thành tố chung của địa danh VHDL Quảng Nam:
- Cồn: mô đất (hoặc cát) được tạo nên với hình dáng tròn, thoải, cao hơn mặt đất, có nhiều cỏ dại mọc kín, thường ở trên cánh đồng hoặc bãi ven núi, ven sông. Ví dụ: cồn Chăm (DV), cồn Kiện (CT), cồn Nổi (CN)…
- Làng: chỉ nơi sinh sống làm ăn lâu đời của nông dân vùng đồng bằng duyên hải, thường có đặc trưng riêng biệt. Làng có đầy đủ các kiểu tập hợp theo khu vực như các chòm tre, xóm ngõ, giếng nước, chợ quê, nhà cổ…; theo các mục tiêu chính trị, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng ... Cũng có không ít các tập hợp theo các mục tiêu kinh tế như các hội buôn bán (làng nghề) hay cày cấy, các phường thủ công, hay các tập hợp theo giới, theo lứa tuổi, thậm chí theo cả sở thích giải trí .... Các tập hợp này tuy có những mục tiêu và nội dung riêng, nhưng trong thực tế đã hoà quyện vào nhau, chồng xếp lên nhau tạo nên tính cố kết cho cả cộng đồng dân cư sống trong đó. Tên các làng tại Quảng Nam đa phần là các mỹ từ Hán Việt (làng Cẩm Phô, làng Tân Hiệp…), song dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hoá Chămpa nên các yếu tố
Chăm cũng đã len lỏi vào những địa danh này. Ví dụ: làng Rau Trà Quế, làng Trà Nhiêu ….Tên làng là nơi ẩn chứa và gợi nhắc nhiều giá trị văn hóa lịch
sử. Chúng tôi đã thống kê được thành tố chung “làng” xuất hiện đến 22 lượt trong các địa danh văn hóa du lịch Quảng Nam và hầu hết trong số chúng đều là những điểm đến yêu thích của du khách, đặc biệt các du khách quốc tế đến từ nền văn hóa phương Tây.
- Xứ: là từ chỉ khu vực địa lý có chung một số đặc điểm tự nhiên hoặc xã hội nào đó. Ví dụ: xứ Quảng, xứ Cồn Giữa, xứ Trà Kiệu…Theo bảng thống kê thì có đến 11 lần, thành tố chung “xứ” tham gia vào việc cấu thành
địa danh. Cùng với một số thành tố chung chỉ vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng, những địa danh bắt đầu từ thành tố chung “xứ” đã góp phần khu biệt các vùng địa văn hóa tạo nên nét đặc trưng cho mỗi vùng đất của xứ sở
quê hương.