0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Đặc điểm ý nghĩa của địa danh văn hóa du lịch Quảng Nam

Một phần của tài liệu ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ (Trang 79 -83 )

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1. ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH

3.1.2. Đặc điểm ý nghĩa của địa danh văn hóa du lịch Quảng Nam

Qua thời gian địa danh được biểu đạt bằng những ký hiệu ngôn ngữ

không giống nhau, song về bản chất ý nghĩa phản ánh của chúng không thay đổi. Trải qua lịch sử hình thành trên 500 năm, địa danh văn hóa du lịch Quảng Nam được phản ánh theo hai nhóm ý nghĩa sau:

Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan là phản ánh đặc điểm, tính chất của bản thân đối tượng được định danh, phản ánh mối liên hệ giữa

đối tượng được định danh và các đối tượng liên quan khác.

Nhóm ý nghĩa phản ánh tư tưởng, nguyện vọng tâm lý là phản ánh tâm lý, nguyện vọng, tình cảm của chủ thể định danh, phản ánh đời sống tín ngưỡng tôn giáo.

Nhóm ý nghĩa phn ánh hin thc khách quan

Như đã trình bày ở chương 2, phương thức tự tạo là phương thức định danh phổ biến nhất đối với địa danh VHDL Quảng Nam. Phương thức này xuất phát từ việc quan sát trực tiếp đối tượng để rút ra những đặc điểm, tính chất của đối tượng, từ đó chọn nét điển hình nhất để đặt tên. Ngoài ra, đặt đối tượng được định danh trong hệ quy chiếu với đối tượng khác có liên quan để đặt tên. Toàn bộ những đặc điểm, tính chất hay mối quan hệ với đối tượng khác là tồn tại khách quan. Chủ thể định danh phải tôn trọng tồn tại khách quan ấy trong quá trình đặt tên. Một hòn đá có đặc điểm cấu tạo là loại đá đen thì chủ thể định danh chỉ có thể gọi tên nó là đá Đen (THi) mà không thể là đá

đỏ, đá trắng hay đá vàng vì như thế không phản ánh đúng hiện thực khách quan của đối tượng. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết về xác định ý nghĩa của địa danh chúng tôi chia địa danh văn hóa du lịch Quảng Nam thành các trường nghĩa sau:

* Phn ánh tính cht, đặc đim ca bn thân đối tượng qua địa danh VHDL

a. Phản ánh tính chất, đặc điểm của đối tượng: Nếu như định danh dựa vào hình dáng của đối tượng là dựa vào những dấu hiệu bên ngoài thì cách

định danh dựa vào tính chất, đặc điểm để gọi tên các đối tượng lại chủ yếu dựa vào “nội hàm” của đối tượng được định danh.

Ví dụ: núi Hòn Bằng, hang Tối Trên, hang Tối Dưới, hang Khô, hang Chân Rêu, cồn Nổi, sông Cồn Giữa …

b.Phản ánh hình dáng của đối tượng: đa phần các địa danh văn hóa du lịch Quảng Nam chỉ đối tượng tự nhiên được định danh theo giá trị này. Các

địa danh được hình thành theo cơ chế “ẩn dụ”, tức là dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật kia dựa vào sự tương đồng nào đó giữa chúng. Ví dụ: hòn Tai, hang Tò Vò, hang Mái Nhà, đá Bàn Cờ, đá Bao Gạo, sông Cổ Cò, hang Cột Buồm, hòn Đá Tàu: hòn đá lớn nhô lên giống như mũi tàu …

c. Phản ánh kích thước của đối tượng. Ví dụ: cửa Đại, hòn Đài Nhỏ, hòn Dài, hòn Dại Dài, bãi Dòn Dài, núi Đại Sơn…

d. Phản ánh vật liệu làm nên đối tượng. Ví dụ: đình Đá An Bàng.

e. Phản ánh số lượng của đối tượng. Ví dụ: đá Đôi, đình Ngũ Xã, đồi Năm Ngọn.

f. Biểu thị màu sắc của đối tượng. Ví dụ:đá Đen

* Phn ánh mi quan h gia đối tượng được định danh và các đối tượng liên quan

Ngoài việc căn cứ vào những dấu hiệu, những đặc điểm, tính chất cuả

bản thân đối tượng thì việc xem xét các đối tượng trong sự liên hệ với nhau cũng là một phương thức định danh phổ biến. Giải mã sự liên hệ đó sẽ cung cấp cho chúng ta “lý do” tên gọi của địa danh.

a. Phản ánh tên người. Ví dụ: bãi bà Hột, bãi Bà Mông, cồn Miếu Bà Yàng, đồi Ông Nhường, hang Ông Bùa, hang Ông Chính, hang Ông Đô, hòn Dại Ông Ngọt, hòn Dại Ông Táo, hòn Dại Ông Thê, hòn Dại Ông Xít, ấp Bà Lồi, làng Dệt Lụa Mã Châu, mộ Ông Banjiro, mộ Ông Gosu Kukun, mộ Ông Tani-Yajirobei, mộ Đoàn Quý Phi Bà Chúa Tàm Tang, giếng Bá Lễ, nhà lao Thông Đăng, tượng đài Chí Sĩ Nguyễn Duy Hiệu.

b. Phản ánh thực vật liên quan. Ví dụ: hòn Dại Cây Chanh, hòn Dại Cây Đa, hòn Dại Cây Sợp, hang Cây Chọi, hang Dứa, bãi Bìm, bãi Nần, bãi Cây Cui, bãi Cây Dông, trường Bồ Đề, di chỉ Ruộng Rau Muống Chùa Bà Mụ, chùa Cây Cau, xứ Cây Chỏi, xứ Mít Nài.

c. Phản ánh sự bao hàm hoặc gần gũi về vị trí địa lý giữa các đối tượng. Ví dụ: Đồng Nà (Nà= ruộng bậc thang có nước), xứ Bến Trễ àchợ

Bến Trễ, Gò Mả Vôi à di chỉ Gò Mả Vôi, Gò Miếu Ôngà di chỉ Gò Miếu Ông, sông Câu Lâu à cầu Câu Lâu, Bãi Bìmà Suối Bãi Bìm, bãi Làngà di chỉ Bãi Làng, Bãi Ông à di chỉ Bãi Ông, cồn Chămà bến Cồn Chăm, đồi

Kiểm Lâmàđồn Kiểm Lâm à chợ Kiểm Lâm, xứ Trà Kiệuà núi Trà Kiệuà

chợ Trà Kiệu à nhà thờ Núi Trà Kiệu, chợ Củià sông Chợ Củi,sông Cồn Giữaà ấp Cồn Giữa, cửa Đạià sông Cửa Đạià biển Cửa Đại, xứ Hổ Bìà

cồn Hổ Bì Xứ, xứ Trà Quếà làng Rau Trà Quế, ấp Tu Lễà xứ Tu Lễ, làng Thuận Tìnhà khu du lịch sinh thái Thuận Tình, làng Tân Hiệpà xã đảo Tân Hiệp, làng Chiêm Sơnà lăng Bà Chiêm Sơn, sông Thu Bồn à lăng Bà Thu Bồn,ấp Thanh Chiếmà di chỉ Thanh Chiếm, làng Minh Hươngà đình Minh Hương, làng Thanh Hàà đình Thanh Hà, ấp Bà Lồià lăng Bà Lồi, làng Trà Nhiêu à chợ Trà Nhiêu, cầu Bà Rén à chợ Bà Rén, phố Hội Anà nhà lao Hội An, làng Cẩm Namà cầu Cẩm Nam…

d. Phản ánh đời sống chính trị xã hội, chiến tranh quân sự.Ví dụ: đồn Lính Khố Xanh, đồi 45, đồn Kiểm Lâm, nhà lao Hội An, nhà lao Thông Đăng,

đồn Bảo An, đài tưởng niệm Danh Nhân Chí Sĩ Quảng Nam, hòn Dại Tây Bắn. e. Phản ánh phương hướng vị trí của đối tượng. Ví dụ: hang Tối Trên, hang Tối Dưới.

f. Phản ánh tên gọi của một số loài động vật. Ví dụ: bãi Trâu Lên, hang Dơi, hang Kỳ Trâu, làng Yến Thanh Châu.

g. Phản ánh những sự kiện, biến cố lịch sử. Ví dụ: Bến Giá và mộ Đoàn Quý Phi Bà Chúa Tầm Tang, Làng Hoàng Châu.

h. Phản ánh nghề nghiệp và sản phẩm nghề nghiệp. Ví dụ: làng Mộc Kim Bồng, làng Gốm Thanh Hà …

i. Phản ánh sự sát nhập lãnh thổ và tên gọi dòng họ. Ví dụ: làng Minh Hương, làng Trà Kiệu, nhà thờ Tộc Trần, nhà thờ Tộc Trương…

Nhóm ý nghĩa phn ánh tâm lý, nguyn vng ca ch th định danh * Phn ánh tâm lý, nguyn vng, tình cm ca ch thđịnh danh

a. Thể hiện niềm mong ước về sự đổi mới: thể hiện qua yếu tố “tân” Ví dụ: làng Tân Hiệp (Tân Hợp).

b. Thể hiện niềm mong ước về cuộc sống yên bình hòa hợp. Ví dụ: Hội An, Đông Yên,Thuận Tình, An Bàng.

c. Thể hiện niềm mong ước về đời sống đạo đức, văn hoá lễ nghĩa: ấp Tu Lễ.

d. Thể hiện sự trường tồn của quê hương, ước mong cuộc sống giàu có, sung túc, vui tươi: hàng loạt yếu tố ghép với “Duy” của huyện Duy Xuyên: Duy Trinh, xã Duy Phú, xã Duy Vinh, xã Duy Nghĩa, xã Duy Châu, xã Duy Trung, xã Duy Hòa; Hàng loạt yếu tố ghép với “Cẩm” ở Hội An: Cẩm Phô, Cẩm Nam, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Cẩm Châu, Cẩm Thanh, Cẩm An …

* Phn ánh đời sng tín ngưỡng, tôn giáo.

Ví dụ: đình làng Cẩm Phô, lăng Bà Chiêm Sơn, miếu cồn bà Yàng, chùa Chúc Thánh, miếu Văn Thánh, nhà thờ Núi Trà Kiệu, tháp Chùa …

Một phần của tài liệu ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH QUẢNG NAM DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ (Trang 79 -83 )

×