Tổng quan về lịch sử Quảng Nam

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 30 - 51)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2.4.Tổng quan về lịch sử Quảng Nam

1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG NAM

1.2.4.Tổng quan về lịch sử Quảng Nam

Quảng Nam - vùng đất “đầu sóng ngọn gió” đã trải qua bao lần thay

đổi cả về địa giới hành chính và có nhiều tên gọi khác nhau. Theo khảo sát nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và với sự tồn tại của các di chỉ đã chứng minh địa tầng văn hoá ở Quảng Nam từ ngàn xưa nơi đây là nơi cư trú của người cổ Sa Huỳnh (bao gồm thời kỳ tiền Sa Huỳnh và hậu Sa Huỳnh).

Cùng với “nước” Văn Lang và “nước” Âu Lạc của người Việt cổ, Chămpa là một trong những quốc gia cổ đại, ra đời sớm nhất ở vùng Đông Nam Á. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử, mảnh đất và con người Quảng Nam

đã từng chứng kiến sự hiện diện của một nền văn hoá Chămpa rực rỡ và huy hoàng. Từ những gì còn lại đã đặt ra nhiều câu hỏi về sự tồn tại và phát triển của Vương quốc Chămpa xưa trên dọc dải đất miền Trung.

Ngược dòng thời gian, Quảng Nam xưa nguyên là đất thuộc huyện Tượng Lâm của Tượng Quận thời Tần. Theo “Việt Nam tập lược” của Từ

Diên Húc (?-1884), Điển Xung (kinh đô của nước Lâm Ấp - bắt đầu từ cuối

đời Hán trong cuộc nổi loạn thời Sơ Bình) tức là tỉnh Quảng Nam của nước Việt Nam ngày nay, cách bờ biển 40 dặm. Nước Lâm Ấp phía đông kề biển xanh, phía tây ở bên cạnh nước Từ Lang (Java), phía Nam giáp nước Phù Nam, phía Bắc liền Cửu Đức (Cửu Chân) [44, tr.376-377].

Khi nhà Tần mất (206 trước CN), Triệu Đà chiếm Nam Hải, thôn tính Quế Lâm và Tượng Quận làm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Quận Giao Chỉ bao gồm bình nguyên đất Bắc Việt ngày nay, quận Cửu Chân gồm đất từ

Thanh Hóa trở vào đến Trung Bộ (Trung Việt). Đời Đông Hán (206 trước Công nguyên – 291 sau Công nguyên), Hán Võ Đế (năm 111 trước Công nguyên) điều hơn 10 vạn quân bình Nam Việt. Sau một thời gian chống cự, vua tôi nhà Triệu kẻ thì bị giết, kẻ bị bắt. Nhân thời cơđó, thủ lĩnh đất Tây Vu (Tây Vu Vương) đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại bọn sứ giả nhà Triệu, định khôi phục lại nền độc lập của nước Âu Lạc xưa. Đây là cuộc nổi dậy chống Bắc thuộc đầu tiên của nhân dân ta mà sử cũ còn ghi lại.

Cuộc khởi nghĩa bị thất bại, bọn quan lại nhà Triệu đã quỳ gối đầu hàng Lộ Bác Đức. Đất Âu Lạc lại chuyển sang tay nhà Hán. Nhà Hán lấy đất 3 quận đời Tần đặt làm 9 quận thuộc bộ Giao Chỉ, lấy đất Tượng Quận (miền Tây tỉnh Quảng Tây và tỉnh Quý Châu Trung Quốc) chia thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, đổi đặt làm 3 quận là Giao Chỉ, Nhật Nam và Châu Ngô. Trong đó Lư Dung - vùng đất Quảng Nam ngày nay - thuộc Nhật Nam.

Dưới ách thống trị của nhà Đông Hán, năm 100, nhân khi Trung Quốc loạn lạc, một nhân vật là Khu Liên (Khalinga) đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm quận Nhật Nam nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi và lập ra nước Lâm

Ấp theo tên gọi của sử sách cổ Trung Quốc. Đời Tấn (năm 394) Lâm Ấp chiếm Lư Dung, Hoàn Ôn sai Đằng Tuấn đem binh Giao Châu - Quảng Châu

đánh Phạm Văn ở Lư Dung, bị Văn đánh bại. [43, tr.367]

Vào năm 605, nhà Tùy bình Lâm Ấp rồi đặt làm Nông Châu sau đó đổi tên thành quận Hải Âm, thống trị 4 huyện: Tân Dung (Lư Dung cũ), Châu Long, Đa Nông và An Lạc. Đời nhà Đường (679), vùng đất Quảng Nam là một trong 41châu Kimi (đặt để ràng buộc chứ chưa thành thuộc địa) thuộc An Nam Đô Hộ phủ). Đầu đời nhà Tống (960) chiếm xứ này (lúc này đã đổi tên

là nước Chiêm Thành) và chia ra Lý Châu và Chiêm Động. Năm 905 khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ hoàn toàn thắng lợi, họ Khúc xây dựng nền tự chủ

của đất nước và tiến hành một cuộc cải cách về nhiều mặt.

Năm 917, nhà Nam Hán ra đời ở miền Nam Trung Quốc, âm mưu chiếm lại Giao Châu. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền thể

hiện sức kháng chiến mạnh mẽ của quân dân ta, củng cố nền độc lập vững chắc của nước ta.

Về phía nước Chiêm Thành, Vương triều Champa IV do vua Indravarman II sáng lập năm 875, kinh đô được dời từ vùng Panduranga trở ra vùng Indrapura (kinh thành sấm sét – nay thuộc thôn Đồng Dương, xã Bình

Định Bắc, huyện Thăng Bình). Tiểu vùng Amavarati - trung tâm của vương quốc Chămpa (Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay) lớn mạnh hơn cả có lẽ nhờ

thương cảng Đại Chiêm hải khẩu Chămpapura (Cửa Đại, HA) đã tập hợp

được các tiểu quốc thành vương quốc, đặt kinh đô đầu tiên ở thành phố Sư tử

Trà Kiệu (Simhapura) và thánh địa Mỹ Sơn (Srisambhubhadresvara).

Năm 982 (Thiên Phúc thứ 3), Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) tiến binh vào kinh đô Chiêm Thành là Indrapura ở Đồng Dương (xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình). Vua Chiêm mới lên ngôi là Indravarman IV phải bỏ chạy vào Phan Rang (Panduranga).

Đến năm 1000 (dưới thời vua Yan Puku - Vijaya) đã cho dời đô từ Trà Kiệu về vùng Vijaya - Thủ phủ cũng là thành phố cùng tên Vijaya mà trong sách sử của người Việt gọi là Phật Thệ (thời Lý) hay Chà Bàn (thời Lê) mà sách sử Việt viết nhầm thành Đồ Bàn, nằm ở gần thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định ngày nay.

Tháng 11 năm 1009, Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn

được tôn lên làm vua, xuống lệnh đại xá cho thiên hạ, quyết định lấy năm 1010 làm năm Thuận Thiên thứ nhất.

Năm 1020, vua Lý Thái Tổ cử Lý Phật Mã và Đào Hạch Phụđem quân

đánh Chiêm Thành (vùng Quảng Bình ngày nay). Năm 1043, chiến thuyền Chămpa ra cướp phá ven biển thuộc vùng đất Đại Việt. Năm 1044, vua Lý Thái Tông thân chinh 10.000 quân để trừng phạt, thừa thắng đánh chiếm luôn kinh đô Trà Bàn. Đến năm 1068, Chămpa tiến quân đánh Đại Việt, vua quan nhà Lý đem thuỷ quân tiến đánh Chămpa, Chế Củ là vua Chămpa thua trận và bị truy đuổi đến vùng Panduranga (Phan Rang) bị bắt làm tù binh đưa về

Thăng Long. Để chuộc tội, Chămpa phải dâng 3 châu Địa Lý, Bố Chính và Ma Linh cho nhà Lý, và lãnh thổ Chămpa chỉ còn từ Thừa Thiên - Huế trở

xuống phía cực nam Trung bộ. Năm 1075 (Thái Ninh thứ 4), vua nhà Lý sai Lý Thường Kiệt (Ngô Tuấn) đem quân đi đánh Chiêm Thành (cách gọi của người Việt đối với vương quốc Chămpa). Lý Thường Kiệt họa đồ hình thể núi sông ba châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh (là đất tỉnh Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà Lý suy yếu, đứng trước nguy cơ xâm lược của phong kiến phương Bắc, ngày 12 tháng chạp năm Ất Dậu (tức 11/01/1226), dưới sự sắp đặt của Trần ThủĐộ, Lý Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Lý chấm dứt sau 216 năm cầm quyền.

Nhà Trần đã kiện toàn bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, tập trung xây dựng quân đội hùng mạnh, phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, vì thế với sức mạnh to lớn đó, nhà Trần đã ba lần lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông.

Năm 1305, vua Chiêm Thành là Chế Mân sai sứ sang cống và nạp hai châu Ô, Lý làm lễ nạp trưng. Tháng 6 năm Hưng Long thứ 14 (năm 1306) công chúa Huyền Trân được rước về nước Chiêm Thành (vua Chiêm Chế

Mân – Raya Sinhavarman III phong bà làm hoàng hậu với mỹ hiệu Paramecvari) [43, tr.12]. Trong dân gian Quảng Nam vẫn lưu truyền câu:

Tiếc cho cây quế giữa rừng

Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.

(Mán, Mường: cách gọi chung đồng bào thiểu số sống ở vương quốc Chămpa lúc bấy giờ).

Năm 1307, nhà Trần đổi 2 châu Ô, Lý thu nạp của Chămpa thành Thuận Châu (tỉnh Thừa Thiên) và Hoá Châu (Điện Bàn, Quảng Nam – là vùng đất cực Nam của Đại Việt lúc bấy giờ. Nhưng sau cái chết của Chế Mân vào năm 1307, con ông là Chế Chí lấy lại vùng này.

Nửa sau thế kỷ XIV, xã hội Đại Việt lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Các điền trang ngày một phát triển, nhưng sản xuất lại trở nên trì trệ, đời sống các nông nô, nô tì bị bần cùng hoá. Mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra, nông dân nổi dậy bạo động, điển hình là cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở núi Yên Phụ (Hải Dương) năm 1344.

Vào cuối thế kỷ XIV nhà Trần suy yếu, Dương Nhật Lễ (con người phường chèo, cháu Dụ Tông) nối ngôi Dụ Tông, gây sự biến, muốn đổi họ, bị

các triều thần lật đổ, gây nên khủng hoảng cung đình. Hồ Quý Ly - quan Phụ

chính Thái sư Lê Quý Ly sau khi phế truất vua Trần Thiếu Đế (1399), tự xưng vua và đổi sang họ Hồ - lên ngôi năm 1400 đã tiến hành một cuộc cải cách toàn diện đất nước.

Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu là Đại Ngu, cuối năm đó lại nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương. Tháng 3 năm 1402 (Thiệu Thành thứ 2), Hồ

Hán Thương chiếm vùng đất Chiêm Động (từ bờ nam sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam đến địa giới tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) và Cổ Lũy Động (thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) sai sửa chữa đường sá từ thành Tây Đô đến châu Hóa gọi là Thiên Lý Cù, chia thành lộ Thăng Hoa, gồm 4 châu, 11 huyện [37, tr.61].

Chămpa; Vua Chămpa là Varmandeva mang lễ vật sang yêu cầu nhà Hồ rút quân đồng thời nhượng thêm vùng đất Chiêm Động (thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay), Cổ Lũy (thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay).

Nhà Hồ đã cho di dân đến vùng đất mới để khai khẩn và cai quản (đây

được coi là cuộc di dân lớn lần thứ nhất của người Việt từ châu Hoan, châu Ái (Thanh Hóa, Nghệ An) và Thuận Hoá vào khai khẩn vùng đất Quảng Nam và Quảng Ngãi. Rất nhiều địa danh và dấu tích lưu lại đến nay. Ví dụ địa danh Thanh Hà có nguồn gốc từ Thanh Hóa. Hay như bút tích lưu lại tại Tiền hiền Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam:

歡 州 發 蹐 , 荷 水 開 基 Hoan Châu phát tích, Hà thủy khai cơ

(Dịch: Dấu xưa xuất phát từ Hoan Châu, nước sông Hà mở ra cơ nghiệp). Năm 1407, nhà Minh tổ chức hai đạo quân xâm lược Đại Ngu; Do thế

giặc mạnh, lòng dân và quân ly tán nên cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng. Theo Ngô Sĩ Liên “Đến năm Đinh Hợi - 1407, nhà Hồ bị nhà Minh (Trương Phụ) diệt, Chămpa chiếm lại vùng đất này…” [37, tr.237].

Đến thời điểm này, nước ta trải qua thời Minh thuộc, không những vùng đất Thăng Hoa, Tư Nghĩa mà cả một phần của châu Hóa (phần phía nam đèo Hải Vân là từ thành phốĐà Nẵng đến phía bắc sông Thu Bồn) cũng bị người Chăm lấy lại. Quân Minh chiếm Đại Việt, thiết lập chế độ đô hộ. Nhà Minh ghi đất này vào đồ tịch và đặt thành phủ Thăng Hoa có 4 châu và 11 huyện.

Hơn 20 năm thống trị, nhà Minh đã thi hành những chính sách hết sức tàn bạo, hà khắc với âm mưu tiêu diệt hay đồng hóa dân ta. Tên nước Đại Việt bị xóa bỏ, bị đổi thành quận Giao Chỉ được xem như một đơn vị hành chính của Trung Quốc. Vua Minh Thành Tổ ra lệnh cho tướng lĩnh và binh sĩ: “Khi tiến quân vào An Nam thì chỉ trừ những bản kinh và sách về Thích, Đạo (tức

Phật Thích Ca, Lão Tử - Lão giáo - Đạo giáo) không hủy, còn tất cá các bản in sách, các loại giấy tờ cho đến sách học của trẻ con như loại: “thượng, đại nhân, khâu, ất, kỉ thì nhất thiết một mảnh giấy, một chữ đều phải tiêu hủy hết. Trong nước ấy, chỉ có những bia do Trung Quốc dựng nên ngày trước thì để

lại, còn những bia do An Nam lập ra thì phải phá cho hết, một chữ cũng không để lại” [37, tr.267].

Lê Thái Tổ - Lê Lợi đánh tan quân Minh, “Bình Ngô Đại Cáo” đã mở

ra một triều đại mới - Nhà hậu Lê (1428 - 1533), bắt đầu với triều Lê Thái Tổ

(1428 - 1433), nhưng thịnh trị nhất là 38 năm dưới triều đại vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

Khi vua Lê Thánh Tông chiếm xong Trà Bàn, kinh đô của Chiêm Thành (năm 1471), một tướng Chiêm là Bồ Trì Trì chạy thoát, đem tàn quân vào Phan Lung (Phan Rang ngày nay) tự xưng làm vua; giữ được hơn 1/5 đất cũ của Chiêm Thành, sai người đến xin xưng thần và nạp cống. Vua Thánh Tông chấp nhận và nhân đó chia đất còn lại của Chiêm Thành làm 3 tiểu quốc: Chiêm Thành là vùng đất từ núi Đá Bia trở về Nam, dành cho Bồ Trì Trì; Nam Bàn là vùng đất từ núi Đá Bia trở về phía Tây, vùng cao nguyên, phong cho dòng dõi vua cũ của Chiêm Thành còn sót lại; Hòa Anh là tiểu quốc làm vùng đệm giữa Đại Việt và Chiêm Thành, có trên danh nghĩa, nhưng trên thực tếđã suy tàn và biến mất trước làn sóng di dân của cộng đồng người Việt trên đường Nam tiến từ sau năm 1471.

Ngày mồng Một tháng 5 năm Tân Mão (1471) - vùng đất của Chiêm Thành vừa chiếm được, nhà vua đặt làm Thừa tuyên thứ 13, gọi tên là Thừa tuyên Quảng Nam (tên gọi một đơn vị hành chính ngang hàng với cấp tỉnh) gồm vùng đất từ phía Nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông (nay là tỉnh Bình

Định). Tháng 8 cùng năm, đổi Thừa Tuyên thành Đạo. Cuối cùng vào tháng 6 năm Quý Tỵ (1473), một lần nữa vua Lê Thánh Tông đổi Đạo thành Xứ (theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phan Khoang là năm Hồng Đức thứ 21, 1490). Năm 1520, đời vua Lê Tương Dực (1510 - 1516), đổi xứ Quảng Nam thành trấn Quảng Nam.

Bn đồ 1.1: Bn đồ Hng Đức thế k XV

(Nguồn: Nhà nghiên cứu văn hóa Lê Thí)

Và trong thời điểm Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, hình thành sự phân chia Bắc triều (nhà Mạc) và Nam triều (Lê - Trịnh, trong thời kỳ này, dải đất từ Thanh - Nghệ trở vào, do đó vùng đất Thuận - Quảng không chỉ là phên dậu xứ Đàng Trong; mà còn là hậu phương vững chắc và an toàn của triều đình), đất nước bị chia làm hai miền - Đàng Trong và Đàng Ngoài, kéo dài hơn 2/3 thế kỷ (từ năm 1527 đến năm 1602).

Nhà Minh, nhân danh là nước lớn, đã trưng thu Đại Việt và giao cho họ

Mạc qua văn kiện chấp nhận họ Mạc giữ chức Đô Thống Sứ (trật tòng nhị

An Nam Đô Thống Sứ Ty, như một quận huyện của Trung Hoa.

Năm 1529, phong trào trung hưng của Nguyễn Kim khởi xướng ở Tây

Đô với cuộc hành quân của Bắc quân Đô Đốc Bùi Tá Hán, xuất phát từ cửa Hội Thống. Năm 1545, Bùi Tá Hán lập công lấy lại đất Quảng Nam từ tay nhà Mạc, được phong Bắc quản Đô đốc Chưởng phủ sự trấn nhậm Thừa Tuyên Quảng Nam đời “Nguyên Hoà năm thứ 14 (1546), tháng giêng, triều

đình (vua Lê Trang Tông) đặc phái sứ thần đi theo tham quân và Hướng đạo sứ vào dinh Quảng Nam, tuyên đọc sắc chỉ, phong ông Bùi làm Đô tướng dinh Quảng Nam, lưu lại trấn nhậm ở đây và ban thưởng cho ông tiền bạc, gấm lụa”. [50, tr.24]

Dưới thời nhà Lê trung hưng (1533 - 1788), Bùi Tá Hán là vị trấn thủ đầu tiên của xứ Quảng Nam từ năm 1546 cho đến khi ông qua đời. Người kế

nhiệm là Nguyên Quận Công Nguyễn Bá Quýnh, tại chức trấn thủ được 2 năm, thì Xứ Quảng Nam được chuyển giao cho Nguyễn Hoàng. Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào làm trấn thủ Thuận Hoá “Năm đầu Chính Trị

(1558), sai Đoan quận công Nguyễn Hoàng đem quân bản dinh đi trấn thủ

Thuận Hoá để đề phòng giặc phía Đông, cùng với trấn thủ Quảng Nam trấn quốc công (Bùi Tá Hán) cứu giúp lẫn nhau, việc địa phương không cứ lớn nhỏ, quân dân thuế khoá đều giao cho cả”. [69, tr.37]

Vùng đất Thuận - Quảng hồi giữa thế kỷ XVI đã ươm mầm cho một thế

lực chính trị mới trên chính trường. Trên vùng đất “Ô châu ác địa” mà các yếu tố “thiên - địa - nhân” trong buổi đầu không mấy thuận hoà, nhưng với tài năng của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, đã tách khỏi Đàng Ngoài để lập cơ ngơi riêng cho mình ở xứ Đàng Trong, tạo thế đối trọng với họ Trịnh ở Bắc Hà, vùng đất Thuận Quảng được xem như là “đất yết hầu”.

Từ nội tình một dòng họ, với duyên cơ lịch sử của Đoan Quận công Nguyễn Hoàng. Năm 1602, Nguyễn Hoàng đi tham quan miền Nam, qua đèo

Hải Vân thấy một Quảng Nam xinh đẹp và trù phú, rồi: “xem xét hình thế,

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 30 - 51)