Thành tố riêng trong địa danh VHDL Quảng Nam

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.3.3.Thành tố riêng trong địa danh VHDL Quảng Nam

2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH QUẢNG NAM

2.3.3.Thành tố riêng trong địa danh VHDL Quảng Nam

Trong phức thể địa danh, thành tố riêng là thành tố thứ hai luôn đứng sau thành tố chung (thành tố A) và vị trí của thành tố riêng (thành tố B) trong phức thể địa danh tiếng Việt là rất ổn định, luôn luôn và bao giờ cũng đứng sau thành tố chung làm nhiệm vụ hạn định cho thành tố này.

Thành tố riêng gồm những từ, cụm từ có chức năng gọi tên cho từng

đối tượng. Cũng giống như thành tố riêng chỉ địa danh ở các đia bàn khác, với tư cách là một bộ phận trong từ vựng, địa danh Quảng Nam vừa mang trong mình những nét chung phổ quát của tiếng Việt, vừa thể hiện được những đặc thù của phương ngữ, văn hoá xứ Quảng. Chẳng hạn, ngoài những thành tố

riêng được cấu tạo bởi những yếu tố Hán - Việt như (làng) Thuận Tình, hội quán (Phúc Kiến), (chùa) Vạn Đức, (đồn) Bảo An, (đập) Vĩnh Trinh…là điều thường thấy. Nhưng với những yếu tố như: hòn Nhờn (THi), hòn Trồ (THi), hang Lườm (THi), bãi Dòn Cụt (THi), xứ Mít Nài (THi), di chỉ Ruộng Rau Muống Chùa Bà Mụ (MA), cầu Chìm (DTu)… lại mang đậm dấu ấn của phương ngữ Quảng Nam. Như vậy, qua việc tìm hiểu phức thể địa danh, nhất

là tìm hiểu thành tố riêng sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về đặc trưng sử dụng ngôn ngữ của từng vùng miền.

Khảo sát thành tố riêng theo số lượng âm tiết cấu tạo chúng tôi có bảng sau:

Bng 2.4: Kết qu thng kê cu to thành t riêng theo s lượng âm tiết

Stt Số lượng âm tiết Số lượng thành tố riêng Tỷ lệ % Ví dụ 1 01 âm tiết 80 27 chùa Cầu 2 02 âm tiết 160 53 suối Bãi Chồng 3 03 âm tiết 40 13 đồn Lính Khố Xanh 4 04 âm tiết 12 4 bảo tàng Gốm Sứ Mậu Dịch

5 05 âm tiết 2 1 tượng đài Chí Sĩ Nguyễn Duy Hiệu

6 06 âm tiết 5 2 di chỉ Ruộng Rau Muống Chùa Bà Mụ

7 07 âm tiết 2 1 mộĐoàn Quý Phi Bà Chúa Tầm Tang

8 Cộng 301 100

Số lượng địa danh có thành tố riêng cấu tạo từ một âm tiết (địa danh

đơn tiết) tương đối phổ biến, chiếm 27%, với 80 địa danh. Thuộc địa danh

đơn tiết chủ yếu là các địa danh thuần Việt, ví dụ: bãi Bấc (THi), cầu Chìm (DTu), hang Bà (THi)…

Các thành tố riêng có cấu tạo đơn này thuộc về các lớp từ khác nhau nhưng phổ biến nhất là danh từ (37 địa danh), ví dụ: chợ Cá, suối Bìm, hang Dơi, bãi Ruộng…., động từ - 9 địa danh (cồn Kiện, cầu Chìm, bãi Xếp, cửa Khâu, hòn Sụp, hòn Trồ, đá Đứng….), tính từ với 7 địa danh (đá Đen, hòn Khô, hòn Dài, bến Trễ, cửa Đại) …

Địa danh VHDL đa tiết là địa danh có thành tố riêng cấu tạo từ 2 âm tiết trở lên (cấu tạo phức), tổng sốđịa danh thu thập được là 221, chiếm 73%,

được chia cụ thể như sau:

Địa danh VHDL có 2 âm tiết là phổ biến nhất với 160 địa danh, chiếm 53%, như: làng Trà Kiệu (DX), chợ Nồi Rang (DN), thung lũng Mỹ Sơn

Địa danh VHDL có 3 âm tiết có 40 địa danh, tỷ lệ là 13%. ví dụ: đồn Lính Khố Xanh (MA), di chỉ Hậu Xá I (TH), đình Đá An Bàng (CA), lăng Nghề Lưới Chuồng (THi)……

Địa danh VHDL có 4 âm tiết với số lượng là 12 địa danh, chiếm 4%, như: đình Tiền Hiền Kim Bồng, miếu Thái Giám Bạch Mã (TH)….

Các địa danh VHDL có thành tố riêng cấu tạo từ 5 âm tiết trở lên khá hiếm, chiếm 3% với 9 địa danh.

Trong các thành tố riêng có cấu tạo phức, giữa các yếu tố sẽ có các kiểu quan hệ: quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị.

a. Quan hđẳng lp

Quan hệ đẳng lập được hiểu là quan hệ bình đẳng giữa các thành tố, gồm các thành tố thuộc cùng từ loại và có cùng chức năng.

* Địa danh VHDL có gốc Hán Việt

Địa danh VHDL Hán Việt có cấu tạo theo quan hệ đẳng lập chiếm số

lượng lớn. Các thành tố cấu tạo nên những địa danh này thường là danh từ và tính từ, kết cấu của chúng tương đối lỏng lẻo. Thuộc về loại này chủ yếu là

địa danh VHDL chỉ hành chính. Ví dụ như: làng Minh Hương (MA), làng Cẩm Nam …

Một vài địa danh được cấu tạo theo kiểu ghép hai, ba địa danh Hán Việt cũng được xếp vào loại này ví dụ: vùng Thuận Quảng (Thuận Hoá + Quảng Nam)…

b. Quan h chính ph (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo cách hiểu thông thường thì quan hệ chính phụ là quan hệ giữa các thành tố, trong đó có một thành tố đứng làm nòng cốt, còn các thành tố khác có vai trò thứ yếu, dùng để bổ sung cho thành tố trung tâm. Hầu hết các địa danh VHDL ở Quảng Nam được cấu tạo theo kiểu này.

* Địa danh VHDL thuần Việt

Trong địa danh này, thông thường thành tố chính đứng trước, thành tố

phụđứng sau, thành tố chính thường là danh từ. Loại này có các kiểu kết cấu sau:

- Danh từ + danh từ: sông Bến Ván (HA), bến đò Cồn Chăm (DX), giếng Xóm Cấm (THi) …

- Danh từ + ngữ danh từ: di chỉ Gò Mả Vôi (DTu) …

- Danh từ + tính từ: núi Hòn Bằng (DX) …

- Danh từ + động từ: chợ Nồi Rang (DX) …

- Danh từ +số từ: rừng Dừa Bảy Mẫu (CT) …

- Số từ + danh từ: đồi Năm Ngọn (DX) …

- Tính từ + danh từ: hòn Khô Con, hòn Khô Mẹ (THi) …

* Địa danh VHDL gốc Hán Việt.

- Danh từ + danh từ: đình Sơn Phong (SP), miếu Bà Mộc (TH), chợ Bàn Thạch, chùa Hải Tạng (THi) …

- Danh từ + ngữ danh từ: mộ Đoàn Quý Phi Bà Chúa TầmTang (DX), cồn Hổ Bì Xứ (TA) …

- Danh từ + động từ: làng Tân Hiệp (THi) …

- Danh từ + tính từ: làng Đông Yên (DX), biển Cửa Đại…

- Động từ + danh từ: đồn Kiểm Lâm (DX), đồn Bảo An (HA) …

- Động từ + tính từ: sông Hội An (HA) … - Tính từ + tính từ: đập Vĩnh Trinh (DX) …

- Tính từ + danh từ: làng Mỹ Sơn (DX), đình Thanh Hà (TH), núi Đại Sơn (DX), khu du lịch sinh thái Thuận Tình, làng Cẩm Nam …

- Số từ + tính từ: chùa Vạn Đức (CC) …

- Số từ + danh từ: miếu Ngũ Hành (TH), giếng Bá Lễ (MA) … * Địa danh VHDL hỗn hợp

- Thuần Việt + Hán Việt: phường Cửa Đại (HA) …

- Hán Việt + thuần Việt: hòn Đài Nhỏ (THi), chợ Hàm Rồng (DS) …

- Thuần Việt+ Chăm: bến Cồn Chăm (DV) …

- Chăm + Hán Việt: làng Trà Kiệu, làng rau Trà Quế …

c. Quan h ch v

Trong tổng số địa danh khảo sát thì số lượng địa danh VHDL ở Quảng Nam được cấu tạo theo kiểu quan hệ này không nhiều, tập trung chủ yếu ởđịa danh có đa âm tiết có nguồn gốc thuần Việt. Quan hệ giữa các yếu tố trong thành tố riêng có cấu tạo theo quan hệ chủ vị là quan hệ giữa cái chung “chỉ

loại” về sự vật, thường do một danh từ đảm nhận và cái riêng mang tính chất

đặc điểm hay hoạt động nhằm “xác định, khu biệt đối tượng” cùng loại, thường do một động từ hoặc tính từ đảm nhận. Ví dụ: bãi Trâu Lên (THi), chợ

Bến Trễ (TH) … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 64 - 68)