Các phương thức cấu tạo địa danh văn hoá du lịch Quảng Nam

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 68 - 74)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.3.4.Các phương thức cấu tạo địa danh văn hoá du lịch Quảng Nam

2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH QUẢNG NAM

2.3.4.Các phương thức cấu tạo địa danh văn hoá du lịch Quảng Nam

Để tạo ra những tên gọi cho các đối tượng khác nhau, địa danh được xây dựng dựa trên những phương thức nhất định. Trong luận văn này, sau khi chọn lọc và tiếp thu quan điểm của các tác giả đi trước: Nguyễn Văn Âu, Nguyễn Kiên Trường, Lê Trung Hoa …, dựa vào những đặc điểm về địa lý, lịch sử, văn hoá của địa phương, chúng tôi trình bày cách cấu thành địa danh VHDL Quảng Nam theo 3 phương thức: Phương thức tự tạo, phương thức chuyển hoá và phương thức vay mượn.

a. Phương thc t to

Phương thức tự tạo là phương thức mà người định danh sử dụng những âm thanh, từ ngữ có sẵn ghép lại để gọi tên các đối tượng trong hiện thực.

Đây là phương thức cơ bản nhất và được sử dụng phổ biến nhất để tạo ra địa danh cho đến thời điểm này. Phương thức tự tạo đối với địa danh VHDL Quảng Nam được chia thành các nhóm nhỏ sau:

a1. Dựa vào các yếu tố, đặc điểm liên quan của bản thân đối tượng để đặt tên

* Gọi theo hình dáng của đối tượng

Các đối tượng được định danh theo nhóm này chủ yếu là địa danh VHDL chỉ địa hình tự nhiên, vì mang đặc điểm tự tạo, gắn bó xung quanh nên

được con người đặt tên qua quá trình quan sát. Vì thế nó luôn độc đáo.

Ví dụ: hang Tò Vò (THi, hang đá có hình dáng giống như tổ tò vò), hòn

Đá Tàu (THi, hòn đá lớn nhô lên giống như mũi Tàu), hang Trán Quỷ (THi, hang đá có nhỏn đá nhô ra với hình dạng dị thường), đá Bao Gạo (THi, hòn

đá có hình dáng giống như bao gạo), hang Mái Nhà (hang đá sâu, rộng, có hình dáng như mái nhà) …

* Gọi theo kích thước của đối tượng. Ví dụ: cửa Đại (HA), rừng Dừa Bảy Mẫu (CT), hòn Dài (THi), hòn Đài Nhỏ…

* Gọi theo tính chất của đối tượng. Ví dụ: cầu Chìm (DTu, ở khu vực xây dựng cầu, vào mùa nước lũ thì cầu bị ngập trong nước nên bà con nơi

đây đặt tên như vậy), bãi Chồng (THi, bãi có nhiều đá xếp chồng lên nhau), hang Khô (THi, trong hang đá rất khô ráo không có nước, cây cối chỉ sống nhờ nước mưa).

* Gọi theo màu sắc của đối tượng. Ví dụ: đá Đen (THi, hòn đá lớn có màu đen) …

a2. Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng đểđặt tên

* Gọi tên theo một đối tượng cùng loại, gần gũi về hình thức.

Đây là sự chuyển biến tên gọi của đối tượng, tên hiện tại có thể là hình thức ban đầu của nó hoặc là những sự vật tồn tại xung quanh nó được người dân mượn để đặt tên cho dễ nhớ. Ví dụ: hòn Non Trượt (DX, hòn – non), rừng Cấm (rừng - cấm: núi) …

* Gọi theo vị trí của đối tượng so với đối tượng khác. Ví dụ: sông Cồn Giữa (CT), Ngũ Xã Trà Kiệu (Trung, Đông, Nam, Tây và Thượng) …

* Gọi theo tên sản phẩm bán trên hoặc cạnh đối tượng. Ví dụ: chợ Cá (HA), chợ Nồi Rang (DN) …

* Gọi theo tên người nổi tiếng trong vùng. Ví dụ: đồi Ông Nhường, làng Dệt Mã Châu …

* Gọi theo tên cây cỏ mọc hoặc trồng nhiều ởđó

Cách thức đặt tên những địa danh này dựa theo tên những loài thực vật sống phổ biến nơi đó. Tên của địa danh phần lớn là những đối tượng quen thuộc xung quanh môi trường sống của con người, có liên quan trực tiếp đến con người. Chính vì thế những tên gọi này rất phổ biến trong các địa danh chỉ địa hình và trở nên dễ nhớ trong trí nhớ của du khách.

Ví dụ: bãi Bìm (THi, bãi có nhiều dây Bìm Bìm mọc), hang Dứa (THi), xứ Mít Nài (THi), bãi Nần (THi)…

* Gọi theo tên động vật sống hoặc nuôi, khai thác ở đó. Ví dụ: làng Yến Thanh Châu (CT), lăng Nghề Cá Sòng (THi) …

* Gọi theo tên vật thể có nhiều ở nơi đó. Ví dụ: lăng Nghề Lưới Chuồng (THi)…

* Gọi theo tên công trình xây dựng ở đó. Ví dụ: cồn Miếu Bà Yàng, giếng Xóm Cấm ...

* Gọi theo nguồn gốc của đối tượng. Tên của địa danh là tên của quốc gia xây dựng nên hoặc là tên của người lập ra. Ví dụ: cầu Nhật Bản (HA), bến Cồn Chăm …

* Gọi theo biến cố lịch sử hay danh nhân có liên hệ trực tiếp đến đối tượng. Ví dụ: nhà lao Thông Đăng, tượng đài Chí Sĩ Nguyễn Duy Hiệu, mộ Đoàn Quý Phi Bà Chúa Tầm Tang …

a3. Kết hợp tên gọi và số hoặc dùng chữ cái đểđặt tên địa danh

Ví dụ: di chỉ Hậu Xá I, Hậu Xá II, tháp A, tháp B… a4. Ghép các yếu tố Hán Việt đểđặt tên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Việt có gần 70% là từ gốc Hán. Điều này giải thích tại sao địa danh Việt Nam mang nhiều yếu tố Hán Việt như vậy. Địa danh văn hóa du lịch Quảng Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ.

Với lịch sử hình thành lâu đời, trải qua nhiều triều đại phong kiến (Lý, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn), địa danh VHDL Quảng Nam từ thuở sơ khai đã được

đặt tên theo các yếu tố Hán Việt. Như một sự kế thừa, một thói quen, địa danh VHDL Quảng Nam ngày nay, đặc biệt là địa danh hành chính cũng tiếp tục sử

dụng phương thức tách ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên. Hầu hết những yếu tố Hán Việt này đều mang ý nghĩa tốt đẹp với các “mỹ từ” như: Mỹ, An, Nghĩa, Thuận, Vinh, Thanh, Minh, Tân, Cẩm … chuyển tải những khát vọng về một đời sống bình yên, an lành và sung túc của người dân bản địa.

* Phương thức ghép

- Ghép chữ đầu của địa danh cấp trên với một yếu tố Hán Việt khác để

chỉ địa danh cấp dưới. Ví dụ: huyện Duy Xuyên à xã Duy Thu + xã Duy Trinh + xã Duy Nghĩa ...

Có thể khái quát thành mô hình như sau:

- Ghép chữ sau của địa danh cấp trên với một yếu tố Hán Việt khác để

chỉ địa danh cấp dưới. Ví dụ: phường Tân An (HA) à tổ dân phố Tân Lập + tổ dân phố An Phong.

Mô hình:

* Phương thức tách

- Giữ tên cũ và tách yếu tố đầu của tên cũ rồi thêm yếu tố Hán Việt khác để tạo thành tên mới.

Ví dụ: tỉnh Quảng Nam tách thành hai tỉnh: tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Đà (năm 1962). Hay xã Duy Tân chia thành ba xã: xã Duy Tân, xã Duy Phú và xã Duy Thu (DX).

- Giữ tên cũ và thêm vào yếu tố Hán Việt là từ chỉ phương hướng, vị trí. Tên của những địa danh cũ được giữ lại và để tạo nên địa danh mới người ta thường thêm vào đó những từ chỉ phương hướng như Đông, Tây, Nam, Bắc hay những từ chỉ vị trí như Thượng, Hạ, Trung, … nhằm mục đích phân biệt những địa danh này với nhau.

Ví dụ: làng Trà Kiệu = xã Trà Kiệu Trung + xã Trà Kiệu Đông + xã Trà Kiệu Tây + xã Trà Kiệu Nam + xã Trà Kiệu Thượng (Ngũ Xã).

b. Phương thc chuyn hoá

Chuyển hoá là phương thức biến một địa danh này thành một hoặc nhiều địa danh khác. Trong quá trình chuyển hoá, địa danh mới có thể giữ

nguyên dạng của địa danh cũ, hoặc thêm một yếu tố mới. Sau khi chuyển hoá,

địa danh cũ có thể mất đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới”. [26, tr.69] A + B

Hiện tượng chuyển hoá này có thể xảy ra trong nội bộ một loại địa danh mà cũng có thể là từ loại địa danh này chuyển hoá sang các loại địa danh khác.

b1. Chuyển hoá trong nội bộ một loại địa danh

* Trong loại địa danh VHDL chỉđịa hình tự nhiên. Ví dụ: cồn Chăm à

bến Cồn Chăm, bãi Chồng à suối Bãi Chồng …

* Trong loại địa danh VHDL chỉ công trình xây dựng. Ví dụ chợ Bà Rén (DX) à cầu Bà Rén (DX) …

* Trong loại địa danh VHDL hành chính

Ví dụ: đạo thừa tuyên Quảng Nam (1471) → xứ Quảng Nam (1490) →

trấn Quảng Nam (1520) → dinh Quảng Nam (1602) → trấn Quảng Nam (thời Gia Long) → tỉnh Quảng Nam (hiện nay) …

* Trong loại địa danh VHDL vùng. Ví dụ: xứ Trà Kiệu à làng Trà Kiệu …

b2. Chuyển hoá từ loại địa danh này sang loại địa danh khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Địa danh VHDL chỉ địa hình tự nhiên chuyển sang địa danh VHDL chỉ công trình xây dựng. Ví dụ: sông Bến Ván (CH) à chợ Bến Ván (CH)…

* Địa danh VHDL chỉ địa hình tự nhiên chuyển sang địa danh VHDL hành chính. Ví dụ: biển Cửa Đại (HA) à phường Cửa Đại (HA) …

c. Phương thc vay mượn t các ngôn ng khác

Địa danh văn hóa du lịch Quảng Nam không chỉ là những địa danh thuần Việt mà còn vay mượn ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác, trong đó chiếm đại đa số là địa danh Hán Việt.

c1. Mượn địa danh nơi khác: Xứ Quảng đã chứng kiến nhiều làn sóng di cư của các cộng đồng dân tộc anh em từ hải ngoại xa xôi đến lập nghiệp, rồi từ các địa phương trong cùng đất nước vì nhiều lý do khác nhau đã di cư đến. Họ trở thành chủ nhân của nhiều làng xã ở khu vực này, việc “họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân” (Đất Nước - Nguyễn Khoa

Điềm) là điều dễ hiểu. Những địa danh: (phường) Minh An, (làng) Minh Hương, (hội quán) Triều Châu, (hội quán) Phúc Kiến, (làng) Thanh Hà (do lấy gốc từ Thanh Hóa) … là những minh chứng sống động nhất mà chúng ta còn bắt gặp cho đến tận ngày nay.

c2. Mượn từ Hán Việt

Đây là đặc điểm mà hầu như khi nghiên cứu địa danh của vùng nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng thường gặp. Những địa danh này chuyển tải mong

ước, nguyện vọng của con người về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ví dụ: phường Tân An (HA, yên ổn và mới mẻ), xã Tân Hiệp (THi, hòa hợp và mới mẻ), chùa Vạn Đức, khu du lịch sinh thái Thuận Tình…

c3. Mượn ngôn ngữ Chăm

Việc tồn tại những thành tố Chăm trong văn hoá xứ Quảng là minh chứng sống động cho quá trình tiếp biến ngôn ngữ. Ngôn ngữ Chăm xuất hiện tương đối nhiều trong địa danh Quảng Nam, đặc biệt là ở tên sông và tên núi. Một ví dụ cụ thể là với những địa danh mang thành tố “Trà” như: làng Trà Kiệu, làng Trà Nhiêu … hay như lăng Bà Chiêm Sơn, cầu Câu Lâu (DX, biến âm từ “Pulau” có nghĩa là hòn đảo: Pulau → Câu Lâu), cù lao Chàm (HA, “pulau” biến âm thành “Cù Lao”, cù lao Chàm có nghĩa là đảo của người Chàm, hay đảo có người Chàm ở) …

c4. Mượn nhân - thần danh để đặt tên các địa danh

Trong sự giao thoa văn hóa, sự đa dạng về tôn giáo tín ngưỡng, cùng với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, tên tuổi của nhiều vị

tiền nhân đã được vinh danh: miếu Quan Công, lăng Ông Ngư (Nam Hải Đại Tướng Quân, Nam Hải Cự Tộc Ngọc Long - Cá Ông)…

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 68 - 74)