ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 59 - 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH VĂN HÓA DU LỊCH QUẢNG NAM

riêng và quan hệ giữa hai thành tố

Vấn đề cốt lõi của nghiên cứu địa danh là phải giải đáp cho được câu hỏi: dựa vào cơ sở nào và bằng cách nào để định danh (đặt tên) cho đối tượng? Tuân theo tính thống nhất trong đa dạng, các địa danh trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đều được xác lập trên những nguyên tắc chung, đó là nguyên tắc đặt tên hay còn gọi là các phương thức định danh (chữ dùng của Nguyễn Kiên Trường). Có thể tóm tắt thao tác định danh gồm hai bước sau:

Thứ nhất, xác định những đặc tính chung để phân nhóm, tức là lựa chọn thành tố chung (danh từ chung) cho đối tượng (ví dụ: làng, thôn, cầu, chợ, bãi…).

Thứ hai, lựa chọn những đặc tính riêng (nét riêng) để xác lập thành tố

dây Bìm Bìm mọc, hay đá Vắt Xôi (THi) vì hình dáng của nó giống như một nắm xôi.

Để định danh cần phải cân nhắc, lựa chọn. Đó là sự lựa chọn từ ngữ

nào, kí hiệu nào để làm phương tiện định danh. Từ ngữ, kí hiệu được chọn lại phải xuất phát từ tính chất điển hình của đối tượng hoặc tâm thức chủ quan của cộng đồng đối với đối tượng. Ghép hai thành tố ta được địa danh.

Vậy tôn ti giữa hai thành tố sẽ được xử lí ra sao, cả 2 thành tố chung và riêng là một địa danh hay chỉ thành tố riêng (tên riêng) mới là địa danh? Khi xây dựng từ điển địa danh thì các mục từ được sắp xếp ra sao cho hợp lý, chuẩn mực và nguyên tắc chính tả sẽ như thế nào (cách viết hoa)? … là những nghi vấn mà ta phải giải quyết cho triệt để. Hãy xem một số phát biểu của các nhà nghiên cứu về việc giải quyết vấn đề này.

Tác giả Phạm Tất Thắng cho rằng: “Tên chung (general names) là tên gọi thường gắn với một lớp đối tượng cùng loại, còn tên riêng (proper names) là tên cho một đối tượng cá biệt, đơn nhất và xác định” [47, tr.59].

Tác giả Lê Trung Hoa thì xác định rằng: “Trước địa danh Việt Nam ta có thể đặt danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh và yếu tố chung này không phải là thành tố của địa danh nên không viết hoa” [25, tr.20].

Trên cơ sở các ý kiến của các nhà nghiên cứu và qua thực tế khảo sát, trong luận văn của mình, chúng tôi cùng thống nhất một số quan niệm như sau:

Trước hết, chúng tôi sử dụng tên gọi “thành tố chung” mà không sử

dụng tên chung, hay danh từ chung vì có những thành tố chung không phải là một danh từ mà ở cấp độ cao hơn.

Tiếp theo, địa danh mang trong mình nó hai thông tin: a) đối tượng

được gọi tên thuộc loại hình nào (tự nhiên hay nhân tạo…) thể hiện qua ý nghĩa của danh từ chung, b) có ý nghĩa nào đó (khả năng phản ánh hiện thực - giá trị biểu trưng) thể hiện qua tên riêng. Trong hai loại thông tin trên, mỗi

loại đều có vai trò của riêng mình: thông tin đầu tiên giúp con người nhận biết

đối tượng một cách tổng quát, còn thông tin thứ hai nhằm xác định đối tượng cụ thể. Nói cách khác, mỗi địa danh gồm hai thành tố, thành tố chung (A) là từ, ngữ danh pháp và thành tố riêng (B) là tên riêng (ví dụ: làng Trà Nhiêu, sông Thu Bồn, chợ Bàn Thạch, bến Giá…).

Thứ ba, về vấn đề xem xét địa danh chỉ là tên riêng hay thành tố chung, chúng tôi cho rằng phải tuỳ mục đích nghiên cứu, hướng tiếp cận vấn đề mà

đưa ra những kiến giải hợp lý, không nên chủ quan kết luận phiến diện. Trong sử dụng, có thể tuỳ “hoàn cảnh” mà áp dụng linh hoạt. Vì trong thực tế,

đã có rất nhiều trường hợp địa danh chỉ tồn tại trong bộ phận tên riêng mà những yếu tố chung đi kèm không nhất thiết tồn tại (hoặc cố ý bỏ qua), chẳng hạn như: Hội An ... Khi sử dụng đơn vị này chúng ta gần như “xóa bỏ” thành tố chung đi kèm trước nó là danh từ chung thành phố. Tuy nhiên, lại có những trường hợp, yếu tố chung đi kèm có tác dụng khái quát hoá rất cao mà khi sử

dụng địa danh, chúng ta gần như không thể bỏ qua. Chẳng hạn những yếu tố

chung liên quan đến mảng địa danh về đời sống văn hoá tâm linh như đền, chùa, nhà thờ… Chúng ta không thể chỉ sử dụng yếu tố tên riêng thay cho phức thể địa danh này. Thậm chí, trong nhiều trường hợp thành tố chung còn có chức năng bao quát cho cả địa danh. Chúng ta có thể nói: đi chùa về, đi

đền về, đi lễ nhà thờ về…mà không nhất thiết phải nói rõ địa danh cụ thể là nhà thờ nào, đền nào, chùa nào… Một đơn vịđịa danh có thành tố chung khái quát hoá rất cao khác, có thể thay thế cho cả địa danh là “chợ”. Chúng ta thấy, mọi người sử dụng rất phổ biến cách nói đi chợ về, hay hỏi nhau đi chợ chưa mà yếu tố tên riêng không nhất thiết phải có mặt. Như thế, trong những trường hợp này khó có thể phủ nhận vai trò của thành tố chung trong một phức thể địa danh.

thể địa danh các tác giả đều thống nhất cho rằng: A là cái được hạn định và B là cái hạn định. Tuy nhiên, quan hệ giữa A và B không phải là giản lược (A+B) như một tổng số mà A và B luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, quy

định lẫn nhau trong các quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đó là quan hệ giữa (A), thành tố biểu thị một loạt đối tượng có cùng thuộc tính và (B) biểu thị các đối tượng đơn lẻ có đặc điểm riêng thuộc (A).

Một phần của tài liệu Địa danh văn hóa du lịch quảng nam dưới góc nhìn ngôn ngữ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)