a) Nhu cầu của xã hội đối với nguồn lao động được tạo ra do các trường dậy nghề.
Hiện nay trình độ nghề của lao động được đào tạo chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngay cả các kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp các trường đa phần phải đưa đi đào tạo lại, bởi sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi người lao động không chỉ vững về lý thuyết mà còn phải thuần thục kỹ năng thực hành nghề. Tuy nhiên, do đặc thù đào tạo học sinh các trường dậy nghề khi ra trường có thể đáp ứng ngay được với công việc, có thể
25
thực hiện được những trọng trách thường được giao cho những người thợ có tay nghề cao nếu được đào đúng chuẩn quy định. Mặt khác, hiện nay nhiều doanh nghiệp lại thích tuyển những lao động có trình độ trung cấp, bởi thứ nhất là trả mức lương vừa phải, thứ hai là đội ngũ này có ý thức làm việc và khi có điều kiện sẽ tiếp tục đi học để phát triển nâng cao trình độ. Đó là tín hiệu khả quan, chắc chắn có ảnh hưởng tích cực đối với công tác tuyển sinh vào các trường dậy nghề hiện nay.
b) Nhận thức và đánh giá của xã hội đối với hệ đào tạo nghề.
Mặc dù nhu cầu của xã hội đối với nguồn lao động được tạo ra bởi các trường dậy nghề là rất lớn, nhưng nhận thức và đánh giá của xã hội đối với hệ đào tạo này còn chưa thực sự phù hợp. Trong khi các công ty, các doanh nghiệp rất cần lao động vừa có trình độ chuyên môn vừa có tay nghề để đáp ứng công việc ngay thì chế độ đãi ngộ (tiền công, tiền lương...) đối với người lao động có trình độ này còn rất thấp. Vì thế, đại bộ phận cha mẹ đều muốn con em mình học cao hơn để nhận tấm bằng Đại học với hy vọng có được chỗ làm việc tốt hơn và thu nhập khả quan hơn. Đây là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng không tốt đến việc phân luồng học sinh và công tác tuyển sinh ở các trường dậy nghề hiện nay.
c) Cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo nghề ở các trường dậy nghề cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo nghề. Hiện nay, có nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước, các Bộ, ngành... tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích các trường cạnh tranh nâng cao chất lượng, như:
- Khuyến khích huy động mọi nguồn lực đầu tư để cải tiến, nâng cao chất lượng - đây là chủ trương, chính sách đúng đắn cần phải mở rộng nhằm mục đích Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
26
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề mở rộng liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế.
- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở đào tạo nghề. - Có các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo như: mục tiêu, tổ chức và quản lý, chương trình đào tạo, hoạt động đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên, thư viện trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, tài chính và quản lý tài chính, quan hệ giữa nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó có hệ thống đánh giá trong và đánh giá ngoài về kiểm định chất lượng đào tạo, quy định về quản lý chất lượng đào tạo các trường dậy nghề ban hành theo Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy vậy, có những chủ trương lại tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng, ví dụ:
- Các chính sách về việc làm, lao động và tiền lương của lao động sau khi học nghề, chính sách đối với giáo viên dạy nghề hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội.
- Các quy định trách nhiệm giữa nhà trường với các doanh nghiệp sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ rõ ràng không có sự ràng buộc lẫn nhau, thông thường nhà trường với doanh nghiệp tự quy định trách nhiệm và hỗ trợ nhau trong quá trình hợp tác. Do vậy đến lúc nhà nước cần có chính sách cụ thể quy định trách nhiệm giữa các nhà trường với các doanh nghiệp sử dụng lao động để khi đó họ có thể mạnh dạn hợp tác đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tóm lại: Cơ chế, chính sách của nhà nước tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình đào tạo và đầu ra của các trường dậy nghề.
27