Công tác kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 49)

2.3.5.1. Thực trạng tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh của nhà trường.

Qua khảo sát 20 người là Lãnh đạo và CBQL các phòng khoa, 36 người là giáo viên, nhân viên tại trường trong thời gian tháng 12/2015, bằng phương pháp xin ý kiến trả lời các câu hỏi mở sử dụng phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8.Thực trạng tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh của nhà trường.

TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (%)

(1) (2) (3) (4)

1 Có kế hoạch cụ thể để kiểm tra công tác tuyển sinh.

7,8 63,2 21,9 7,1

2 Sử dụng phối hợp hình thức kiểm tra định kỳ và đột xuất.

11,4 17,6 50,3 20,7

3 Có chuẩn kiểm tra với các tiêu chí cụ thể. 24,2 23,8 25,4 26,6 4 Sử dụng các phương pháp kiểm tra khoa học. 8,6 11,9 54,3 26 5 Có đánh giá một cách nghiêm túc. 22,7 27,8 20,3 29,2 6 Có rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết. 15,6 58,3 16,7 9,4

46

Qua bảng 2.8 thực trạng tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh của nhà trường chúng tôi nhận thấy:

- Việc đề ra kế hoạch cụ thể để kiểm tra công tác tuyển sinh có 63,2% ý kiến đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên việc triển khai kế hoạch này chưa cao và hiệu quả do quy mô nhà trường nên cũng gặp không ít khó khăn.

- Việc sử dụng phối hợp hình thức kiểm tra định kỳ và đột xuất: được 50,3% ý kiến đánh giá ở mức trung bình, vì có thực hiện nhưng chỉ trong phạm vi hẹp.

- Chuẩn kiểm tra với các tiêu chí cụ thể: hầu như chưa có

- Việc sử dụng các phương pháp kiểm tra khoa học: có đánh giá một cách nghiêm túc và có rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết đều chưa thực hiện vì thế các ý kiến khảo sát cho rằng các nội dung này thực hiện chưa thực hiện đạt yêu cầu.

Như vậy, trường đã tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh của nhà trường, tuy nhiên kết quả thu được chưa cao.

2.3.5.2. Ý kiến của người học về công tác tư vấn, quảng bá và hỗ trợ học sinh của nhà trường.

Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng thực hiện kế hoạch tuyển sinh của nhà trường chúng tôi đã tiến hành khảo sát 379 học sinh đang theo học tại, trong thời gian tháng 12/2015 bằng phương pháp xin ý kiến trả lời các câu hỏi mở sử dụng phiếu điều tra, kết quả thu được như sau:

a) Về công tác quảng bá về nhà trường.

47

Bảng 2.9.Nguồn cung cấp thông tin về trường đăng ký dự tuyển.

Các nguồn cung cấp thông tin Tổng số ý kiến Mức độ lựa chọn (%) Đồng ý Lƣỡng lự Không đồng ý

Qua thông tin trên báo chí 293 66,2 20,4 13,4

Qua truyền hình 256 29,6 14,1 56,3

Qua việc tư vấn trực tiếp với trường 332 78,3 12,1 9,6

Qua bạn bè giới thiệu 328 36,5 11,3 52,1

Qua bảng thăm dò 2.9 trên cho thấy, những thông tin về trường đến học sinh tốt nhất là: Qua tư vấn trực tiếp với nhà trường, qua thông tin trên báo chí. Kênh thông tin qua bạn bè giới thiệu ở đây đa số ý kiến cho rằng là chưa tốt vì sau khi học xong trung học mỗi người có cách đi riêng của mình nên các em không quan tâm nhiều đến việc vào học các trường dậy nghề. Còn thông tin qua truyền hình thường không đến được với các em, vì thường các học sinh là ở các huyện vùng xa điều kiện để tiếp cận qua các phương tiện này chưa tốt, mặt khác các em cũng không mấy quan tâm đến việc tuyển sinh qua truyền hình nên thông tin không nắm bắt được là điều không tránh khỏi.

Từ thực tế giúp các nhà quản lý có thể đưa ra kế hoạch và giải pháp thích hợp cho việc quản lý công tác tuyển sinh có hiệu quả.

48

- Về lý do học sinh theo học tại trường:

Bảng 2.10. Lý do học sinh chọn học ở trường. Nội dung Tổng số ý kiến Mức độ lựa chọn (%) Đồng ý Lƣỡng lự Không đồng ý

Vì cái tên của trường hấp dẫn 316 42,9 19,3 37,5 Vì chế độ học phí của trường chấp nhận

được 328 69,5 14,6 15,8

Vì trường có ngành nghề đào tạo phù

hợp với nguyện vọng bản thân 304 76,2 10,9 2,97 Vì những thông tin tốt về trường 300 61,3 21,3 17,4 Vì sự giới thiệu của bạn bè, người thân

đang học tại trường 328 36,5 11,3 52,1

Vì có thời gian chờ cơ hội chuyển sang

chỗ khác 296 71,6 12,9 15,5

Vì có lý do tạm hoãn nghĩa vụ quân sự 292 19,1 15,2 65,7 Qua bảng thăm dò 2.10 trên cho thấy:

- Những lý do cơ bản mà học sinh chọn học ở trường là: Vì trường có ngành nghề đào tạo phù hợp với nguyện vọng bản thân. Vì chế độ học phí của trường chấp nhận được, vì những thông tin tốt về trường, vì chờ cơ hội chuyển sang chỗ khác. Tuy nhiên, sự chọn trường của các em có phần còn tình cảm tính. Nhiều em cho biết mình chọn lọc theo ở trường chỉ vì cái tên của trường hấp dẫn.

- Có nhiều em cho rằng mình theo học ở trường không phải vì sự giới thiệu của bạn bè, người thân đang học ở trường hay do để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

49

Từ thực tế trên giúp các nhà quản lý có thể đưa ra kế hoạch và giải pháp thích hợp cho việc quản lý công tác tuyển sinh có hiệu quả.

b) Về công tác giúp đỡ cho HS khi vào trường.

- Về những khó khăn mà học sinh gặp phải khi theo học tại trường:

Bảng 2.11. Những khó khăn khi học theo học ở trường.

Nội dung Tổng số ý kiến Mức độ lựa chọn (%) Đồng ý Lƣỡng lự Không đồng ý Khó khăn về kinh tế 364 77,5 11,2 11,3

Vừa đi học, vừa làm 379 81,2 9,3 9,5

Năng lực học kém 304 46,1 23,7 30,2

Chỗ ở quá xa trường học 344 41,3 21,2 37,5

Phương pháp dạy của Thầy, Cô

không phù hợp 329 56,6 25,2 18,2

Không thích học vì chọn ngành

nghề không phù hợp 337 34,7 25,2 40,1

Qua bảng thăm dò 2.11 trên cho thấy, những khó khăn khi học sinh theo học ở trường là: do vừa đi học vừa đi làm, do khó khăn về kinh tế, do phương pháp dạy của thầy cô không phù hợp, do năng lực học tập kém, chỗ ở quá xa trường học. Lý do không thích học vì chọn ngành nghề không phù hợp không được các em đánh giá cao, vì đây không phải là lý do tác động trực tiếp đến những khó khăn của học sinh khi theo học.

Vì vậy, ban giám hiệu nhà trường cần có những kế hoạch giúp đỡ học sinh giải quyết một phần khó khăn sẽ tạo điều kiện cho học sinh yên tâm học tập đảm bảo cho việc ổn định và duy trì sĩ số. Đồng thời làm cơ sở cho quản lý công tác tuyển sinh được tốt hơn.

50

c) Dự báo kết quả quản lý học sinh theo học.

Bảng 2.12.Dự định của học sinh trong thời gian tới.

STT Nội dung Tổng số ý kiến Đồng ý Không đồng ý Xếp hạng lựa chọn 1. Học tiếp để tốt nghiệp. 347 195 56,1% 152 43,9% 2

2. Thi lại để vào học Cao đẳng,

Đại học. 296 212 71,6% 84 28,4% 1 3. Chuyển ngành học. 272 76 27,9% 196 72,1% 4 4. Bỏ học. 264 119 45,1% 145 54,9% 3

Qua bảng 2.12 cho thấy dự định chủ yếu của học sinh là thi lại để học lên Đại học, chưa an tâm với trình độ trung cấp hay cao đẳng nghề. Chỉ khoảng một nữa số người được hỏi là sẽ học tiếp để tốt nghiệp. Ngoài ra, có tỷ lệ khá cao (45,1%) có ý kiến bỏ học hay chuyển ngành học.

2.4. Các giải pháp đã đƣợc sử dụng để quản lý công tác tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá.

Qua nghiên cứu thực tế ở trường cho thấy nhà trường đã sử dụng các giải pháp sau đây để quản lý công tác tuyển sinh:

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tuyển sinh của năm trước, dự báo kế hoạch tuyển sinh năm nay, đưa ra kế hoạch chi tiết căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường, như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kết quả đào tạo của nhà trường trong thời gian qua, căn cứ vào nhu cầu đào tạo nguồn nhân

51

lực, tình hình phát triển kinh tế xã hội, quy mô hoạt động và tình hình phát triển ngành nghề đào tạo của nhà trường và dựa vào tổng chỉ tiêu được giao.

- Thực hiện kế hoạch tuyển sinh: Căn cứ vào quy chế tuyển sinh, thực hiện công văn chỉ đạo về việc hướng dẫn tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các khâu tuyển chọn, triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường, quyết định khen thưởng, kỷ luật, báo cáo kịp thời công tác tuyển sinh.

- Tuyên truyền, giới thiệu về trường đến học sinh thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình…

- Cử cán bộ, nhân viên trực tiếp đến địa phương làm công tác tuyển sinh như: phối hợp với các cơ quan chủ quản tại địa phương, với các trường tổ chức các buổi giới thiệu về các ngành nghề đào tạo, các chế độ chính sách, hình thức và cách thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh…

- Huy động lực lượng cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia vào việc phục vụ quản lý công tác tuyển sinh bằng cách giới thiệu tuyên truyền về trường.

Như vậy, nhà trường đã sử dụng rất nhiều giải pháp để thực hiện quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, tuy nhiên việc chưa đạt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm và việc bỏ học giữa chừng của học sinh vẫn tiếp tục diễn ra với tỉ lệ không nhỏ, chứng tỏ các giải pháp được sử dụng chưa thực sự hiệu quả.

2.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyển sinh ở trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá.

Việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh là mục tiêu, đồng thời cũng là mong muốn của nhà trường. Trong những năm qua nhà trường còn có nhiều hạn chế trong công tác tuyển sinh như sau:

- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học chưa đáp ứng việc nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt là trang thiết bị phục vụ

52

cho việc thực tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, trang thiết bị lạc hậu, chậm đổi mới, không theo kịp sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Do vậy khả năng thực hành nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp không đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của thực tế.

- Việc quảng bá hình ảnh nhà trường cong một số hạn chế vì phải tốn một khoản kinh phí rất lớn mà khả năng tài chính của trường còn hạn hẹp. Mặt khác, khi tư vấn tuyển sinh nhà trường đã đưa ra những quảng cáo hết sức hấp dẫn nhưng khi học sinh vào rồi mới thấy không đúng như những gì đã hứa nên sau một thời gian học sinh thấy chán nản và chính từ những lời đồn đại đó đã ảnh hưởng đến quản lý công tác tuyển sinh.

- Công tác tư vấn hướng nghiệp chưa tốt nên không tác động một cách hiệu quả cho học sinh chọn trường, chọn ngành theo học và không thể định hướng được, không tự mình quyết định cho việc lựa chọn này.

- Công tác quản lý học sinh của trường lỏng lẻo, không nắm vững tình trạng học sinh về mọi mặt trong quá trình đào tạo, để kịp thời có những điều chỉnh trong việc quản lý công tác tuyển sinh.

- Chưa xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Đại học chưa phù hợp với tình hình hiện nay làm hạn chế khả năng muốn học tiếp lên Đại học của học sinh.

- Chưa xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, nhất là tìm đầu ra cho học sinh sau khi tốt nghiệp, điều này đòi hỏi nhà trường phải có mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp để biết được khả năng và yêu cầu tiếp nhận nguồn nhân lực của họ tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp vào làm việc ở đó.

- Chưa có chính sách khen thưởng chưa thực sự thu hút sự quan tâm của học sinh vì việc này có chăng chỉ là hình thức nên không khuyến khích kịp thời tạo động lực thúc đẩy cho học sinh theo học.

53

Tiểu kết chƣơng 2.

Ở chương 2 chúng tôi đã làm rõ thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ở một số trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá có liên quan đến đề tài như lập kế hoạch tuyển sinh, thực hiện kế hoạch tuyển sinh, thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh, các giải pháp đã được sử dụng để quản lý công tác tuyển sinh tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá, nguyên nhân của thực trạng trên.

Đây là vấn đề cần thiết giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá.

54

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA

3.1. Định hƣớng phát triển của nhà trƣờng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Trường Cao đẳng nghề công nghiệp, đào tạo đa cấp, đa ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực ASEAN có thương hiệu rộng rãi trong cả nước, trong khu vực và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020 trường có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đào tạo nghề chất lượng cao hàng đầu của cả nước, có thể phát triển thành một trường Đại học Công nghiệp trong tương lai.

Mục tiêu chiến lƣợc.

Mục tiêu chung: Đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại điều

kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực của viên chức, giáo viên, nhân viên nhà trường cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho người học để không ngừng nâng cao chất lượng học tập với kỹ năng tiên tiến hiện đại và những kiến thức để lập nghiệp và tiến thân; phấn đấu trở thành trường trọng điểm quốc gia và chuẩn bị các điều kiện để có thể phát triển thành một trường đại học; phát triển thương hiệu của trường rộng rãi trong nước, khu vực và quốc tế.

- Giai đoạn 2011-2015: Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi mục tiêu đào tạo theo hướng đào tạo đa cấp độ, đa ngành nghề có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; tiếp cận hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.

- Giai đoạn 2016-2020: Trở thành một trong trường cao đẳng nghề chất lượng cao của cả nước, có năng lực, chất lượng, hiệu quả, đào tạo đạt chuẩn

55

quốc gia, trong đó tối thiểu có 11 ngành nghề đào tạo đạt chuẩn quốc gia và 13 ngành nghề đạo tạo đạt chuẩn khu vực ASEAN và quốc tế. Chuẩn bị các điều kiện để có thể phát triển thành một trường đại học Công nghệ kỹ thuật.

- Tầm nhìn 2030: Trở thành một trong các trường đào tạo công nghệ kỹ thuật hàng đầu khu vực bắc miền trung và quốc gia đào tạo đa cấp độ, đa ngành nghề, trong đó lấy đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật, chất lượng cao làm thế mạnh; phát triển rộng rãi thương hiệu của trường trong nước, trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)