Mỗi biện pháp đề ra phải bảo đảm tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng quản lý công tác tuyển sinh tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
3.3. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng công tác tuyển sinh tại trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá.
Từ nghiên cứu lý luận về quản lý công tác tuyển sinh, nghiên cứu thực trạng quản lý công tác tuyển sinh tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, chúng tôi đưa ra một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ở trường như sau:
58
3.3.1. Biện pháp đẩy mạnh công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp và quảng bá về nhà trƣờng cho học sinh và phụ huynh học sinh ở các trƣờng phổ thông.
a)Mục tiêu của biện pháp:
Để giúp học sinh và phụ huynh học sinh có những định hướng đúng đắn cho việc lựa chọn ngành nghề tương lai ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, đặc biệt là việc lựa chọn theo học ngành, nghề trình độ học.
b) Nội dung của biện pháp:
- Cung cấp các thông tin về các ngành nghề đào tạo, cơ hội học tập và phát triển, cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, cũng như chế độ đãi ngộ, tiền công, tiền lương...cho học sinh và phụ huynh học sinh.
- Cung cấp các thông tin về trường với những điều kiện cụ thể để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề đa dạng cho học sinh.
- Tư vấn cho học sinh chọn nghề, chọn ngành phù hợp trên cơ sở đặc điểm, điều kiện và sở thích của từng học sinh.
c) Tổ chức thực hiện biện pháp:
- Tổ chức đánh giá thực trạng tình hình học sinh ở các trường phổ thông (số lượng, chất lượng, cơ cấu,…) bằng cách thiết kế công cụ khảo sát, tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát, tổng hợp các số liệu thống kê để viết báo cáo về thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh tại các trường này.
- Đánh giá thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý, và nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trong giai đoạn hiện nay. Kết hợp với khảo sát tình hình kinh tế - xã hội tại các địa phương, phải tìm hiểu tình hình phát triển của các cấp học trong toàn ngành giáo dục cũng như nắm vững chỉ đạo chung của Bộ, Ngành về công tác tư vấn hướng nghiệp... từ đó có những kế hoạch chương trình hành động cho phù hợp.
59
- Chuẩn bị xây dựng kế hoạch tư vấn hướng nghiệp: trên cơ sở thông tin và các yếu tố liên quan, cần xác định mục tiêu kế hoạch và phác thảo sơ bộ các bước đi để thực hiện mục tiêu đó. Muốn làm tốt việc này cần phải trả lời cho các câu hỏi: Cần phải làm gì? Làm như thế nào? Thời gian tiến hành? Cần những điều kiện gì? để đạt được các mục tiêu đề ra. Khi trả lời được chính xác các câu hỏi đó sẽ định hướng tốt cho việc lập kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch tư vấn hướng nghiệp và quảng bá về nhà trường:
+ Thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các nhà trường Trung học Cơ sở (THCS), Trung học Phổ thông (THPT) trên cả nước để tạo được sự đồng thuận và ủng hộ về mặt quản lý nhà nước.
+ Kết hợp với nhà trường phổ thông tổ chức công tác hướng nghiệp với các hình thức đa dạng:
* Mời tham quan trực tiếp đến trường (nếu khoảng cách gần). Mời xem băng hình về nhà trường (nếu ở xa)
* Tổ chức nói chuyện, giới thiệu, cung cấp các thông tin về các trường, ngành nghề đào tạo...
* Phối hợp với các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng tổ chức ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, phụ huynh học sinh.
* Thiết lập đường dây nóng cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho mọi học sinh có nhu cầu tìm hiểu thông tin về nhà trường.
+ Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với từng học sinh, với nhà trường, với phụ huynh học sinh để thường xuyên nắm bắt thông tin, nhu cầu của các đối tượng và có các chính sách quảng bá hay hỗ trợ họ kịp thời.
60
+ Tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá nhà trường trong quá trình dạy học để học sinh nhận thấy định hướng phát triển cho tương lai của mình, từ định hướng đó thì phụ huynh mới yên tâm cho con em mình theo học.
d) Điều kiện để thực hiện thành công biện pháp:
- Có đủ nguồn lực cần thiết (con người, phương tiện kỹ thuật, tài chính...) và có kế hoạch hoạt động thiết thực, cụ thể, khả thi.
- Có sự phối hợp, thống nhất của các trường dậy nghề trên địa bàn - Có được sự ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông.
3.3.2. Biện pháp tăng cƣờng công tác quản lý học sinh trong quá trình học tập.
a) Mục tiêu của biện pháp:
Tăng cường công tác quản lý học sinh để nắm bắt kịp thời tình hình học tập, rèn luyện nghề, tình hình cuộc sống....của các em, kịp thời điều chỉnh tình hình hoạt động nhà trường và đáp ứng tốt nhất nhu cầu nguyện vọng của học sinh trong quá trình đào tạo tại trường.
b) Nội dung của biện pháp:
b.1) Quản lý tốt học sinh nhập học:
- Nắm vững số lượng học sinh, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng em để có định hướng hỗ trợ học sinh tốt nhất.
- Tổ chức khảo sát phân loại trình độ năng lực của học sinh để tư vấn lại việc chọn nghề, chọn ngành hay theo học hai ngành tại trường.
- Phân công nhân lực làm công tác cố vấn học tập cho học sinh, gần gũi, theo dõi và nắm bắt kịp thời tình hình của từng em để tư vấn việc xây dựng kế hoạch học tập một cách khả thi nhất.
61
b.2) Quản lý tốt học sinh theo học tại trường:
- Quản lý tốt số lượng và chất lượng học lý thuyết của học sinh.
- Quản lý tốt số lượng và chất lượng học nghề, thực hành nghề của học sinh.
- Quản lý tốt học sinh nội trú, ngoại trú.
c) Tổ chức thực hiện biện pháp:
c.1) Quản lý học sinh nhập học:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc quản lý tốt học sinh trong và ngay sau khi nhập học cho các đối tượng có liên quan.
- Phân cấp quản lý học sinh một cách hợp lý giữa nhà trường, các bộ phận phòng, ban và các khoa đào tạo
- Phân công, nhân nhiệm cụ thể, hình thành chế độ báo cáo có hiệu quả, hiệu lực.
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra đầu vào để phân loại năng lực, tổ chức điều tra học sinh để nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng...của học sinh.
- Hình thành mạng lưới cố vấn học tập, phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo các điều kiện cần thiết để cố vấn học tập thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng mạng lưới giáo viên chủ nhiệm, hình thành mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa thầy-trò, thiết lập nhóm bạn giúp nhau... nhằm khai thác thông tin và hỗ trợ kịp thời cho học sinh khi cần thiết.
c.2) Quản lý học sinh trong quá trình đào tạo tại trường:
Quản lý học sinh trong quá trình đào tạo là việc làm có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Trong mục tiêu phấn đấu của
62
của mình nhà trường vừa phải nâng cao chất lượng đào tạo, vừa phải quản lý học sinh. Do đó nhà trường cần phải tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả:
- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của học sinh, phân loại xếp loại học sinh sau mỗi học kỳ, năm học, tổ chức thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh vi phạm quy chế.
- Triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, nhằm giúp cho học sinh nhận rõ được trách nhiệm của mình đối với đất nước, xã hội, gia đình để từ đó xác định hướng đi cho mỗi người phấn đấu rèn luyện của mình. Nâng cao nhận thức của học sinh về các chuẩn mực đạo đức xã hội của con người mới để làm cơ sở cho học sinh có được những hành vi đúng đắn. Bồi dưỡng tình cảm, niềm tin đối với các giá trị đạo đức để học sinh có đủ ý chí và nghị lực thực hiện và rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức đó.
- Triển khai văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo cho học sinh có những sân chơi bổ ích gây niềm hứng khởi trong quá trình học tập của mình giúp học sinh thoải mái để thể hiện sự gắn bó với nhà trường trong quá trình đào tạo.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia hoạt động đoàn thể, hình thành những hành vi và thói quen hoạt động bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi, để học sinh có cơ hội thể hiện hành vi và rèn luyện hành vi của mình
- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, giáo dục cho học sinh có những động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Đây là mục tiêu giáo dục quan trọng tạo ra cho mỗi học sinh có đủ ý chí và nghị lực theo đuổi việc học hành, giúp học sinh học tập một cách tự giác, nghiêm túc, hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong học tập thi cử, càng có ý nghĩa và thiết thực
63
trong việc thực hiện các cuộc vận động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” hiện nay.
d) Điều kiện thực hiện thành công biện pháp:
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống nội quy, qui định về quản lý học sinh trong các nhà trường.
- Công tác thông tin, báo cáo kịp thời về việc quản lý học sinh.
- Thống nhất các lực lượng và phối hợp có hiệu quả chúng trong công tác quản lý học sinh.
- Đảm bảo các nguồn lực cần thiết.
3.3.3. Biện pháp đảm bảo tốt nhất về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, điều kiện rèn luyện nghề của học sinh. kiện rèn luyện nghề của học sinh.
a) Mục tiêu của biện pháp:
- Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, đồng thời không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nhất là trong đào tạo nghề, đào tạo bậc. Việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề hiện đại phục vụ cho các ngành học phải là việc làm hằng năm, phải thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. Trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế thị trường đang phát triển, xu thế cạnh tranh giữa các trường là rất lớn, nếu như không quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đúng mức, “trường không ra trường” thì không bao lâu uy tín của trường giảm sút, dẫn đến học sinh không vào học, dần dần trường sẽ mất dần chỗ đứng và đi đến giải thể là điều không thể tránh khỏi.
- Cơ sở vật chất trường học là các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết được sử dụng trong quá trình dạy và học, giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Hệ thống cơ sở vật chất là các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh bao gồm: Môi trường sư phạm, cảnh quan xung quanh nhà
64
trường và cơ sở vật chất của nhà trường gồm: phòng học, phòng chức năng, phòng thí nghiệm, thư viện, đồ dùng dạy học…
- Cơ sở vật chất phục vụ trong quá trình dạy và học là một trong những điều kiện thiết yếu, quan trọng đảm bảo cho các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh đạt kết quả tốt. Vì vậy cần phải tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường, tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh, sinh viên tại trường, cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, giúp cho học sinh có cơ hội tham gia nhiều hơn vào quá trình sống và học tập để lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo... của mình.
b) Nội dung của biện pháp:
- Rà soát lại mục tiêu đào tạo, chọn các ngành nghề mũi nhọn của trường có đông số học sinh theo học để tập trung đầu tư cho các ngành đó một cách bài bản, khoa học và hiện đại. Nên loại bỏ các ngành không tuyển được học sinh để đầu tư tập trung, không dàn trải.
- Tổ chức kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện hiện có một cách toàn diện. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bổ sung, nâng cấp, đổi mới để đáp ứng yêu cầu các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh trong công tác giáo dục và đào tạo.
- Xây dựng quy chế sử dụng, bảo quản, sửa chữa phục hồi trang thiết bị. - Xây dựng phòng học đa năng, phòng chuyên môn… theo yêu cầu. - Khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học.
c) Tổ chức thực hiện biện pháp:
65
thiết bị dạy học mới hiện đại, xây dựng các phòng chuyên môn, tránh tình trạng học sinh học chay, thiếu thực hành và không đảm bảo kế hoạch đào tạo.
- Nhanh chóng xây dựng trường, lớp đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện đúng cam kết khi thành lập trường, đảm bảo cho quy mô đào tạo.
- Động viên, khuyến khích giáo viên sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết giảng, thực hành, thực tập, có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học.
- Lập sổ tài sản để quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học và sổ theo dõi số lượt người sử dụng. Thông qua đó kiểm tra, đánh giá việc sử dụng chúng có hiệu quả hay không để có biện pháp kịp thời uốn nắn trong việc khai thác, sử dụng nhằm đáp ứng và nâng cao các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh đạt kết quả tốt.
d) Điều kiện thực hiện thành công biện pháp:
- Dự trù nguồn kinh phí cho việc đầu tư mua sắm, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học hiện đại để phục vụ cho kế hoạch giáo dục và đào tạo và muốn có nguồn kinh phí này hằng năm nhà trường phải dự trù kế hoạch và đưa vào nguồn mua sắm.
3.3.4. Biện pháp xây dựng các chƣơng trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học.
a) Mục tiêu của biện pháp:
- Chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học được xây dựng với các kiến thức, kỹ năng, thái độ đáp ứng yêu cầu của xu thế phát triển trong hệ thống giáo dục hiện nay và thời gian tới.
- Chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học phải mang tính mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn ở địa phương và đặc điểm của học
66
viên, đồng thời có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của hoạt động giáo dục cũng như của người học.
- Chương trình liên kết đào tạo, liên thông phải thể hiện tính khoa học, hiện đại, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phải chú trọng đến việc rèn luyện nâng cao trình độ của học sinh.