Căn cứ vào tình hình tuyển sinh, quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo quyết định, căn cứ vào văn bản hướng dẫn và chỉ tiêu tuyển sinh của trường tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác tuyển sinh:
- Xác định điểm tuyển chọn, kết quả tuyển sinh cho từng ngành, trình độ đầu vào tốt nghiệp THPT, trượt tốt nghiệp THCS, THPT, tổng chỉ tiêu thực tế phân bổ và đạt được…
- Đánh giá về công tác tuyển sinh xem nhà trường đã thực hiện đúng quy chế chưa, hình thức quảng cáo tuyên truyền tư vấn đã đạt hiệu quả như thế nào. Trên cơ sở đó để nắm vững tình hình, ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, cuối kỳ kiểm tra để đánh giá công tác tuyển sinh, rút kinh nghiệm điều chỉnh cho kỳ kế hoạch tuyển sinh tới.
1.5. Những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến công tác tuyển sinh ở các trƣờng dạy nghề.
1.5.1. Những yếu tố khách quan.
a) Nhu cầu của xã hội đối với nguồn lao động được tạo ra do các trường dậy nghề.
Hiện nay trình độ nghề của lao động được đào tạo chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngay cả các kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp các trường đa phần phải đưa đi đào tạo lại, bởi sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi người lao động không chỉ vững về lý thuyết mà còn phải thuần thục kỹ năng thực hành nghề. Tuy nhiên, do đặc thù đào tạo học sinh các trường dậy nghề khi ra trường có thể đáp ứng ngay được với công việc, có thể
25
thực hiện được những trọng trách thường được giao cho những người thợ có tay nghề cao nếu được đào đúng chuẩn quy định. Mặt khác, hiện nay nhiều doanh nghiệp lại thích tuyển những lao động có trình độ trung cấp, bởi thứ nhất là trả mức lương vừa phải, thứ hai là đội ngũ này có ý thức làm việc và khi có điều kiện sẽ tiếp tục đi học để phát triển nâng cao trình độ. Đó là tín hiệu khả quan, chắc chắn có ảnh hưởng tích cực đối với công tác tuyển sinh vào các trường dậy nghề hiện nay.
b) Nhận thức và đánh giá của xã hội đối với hệ đào tạo nghề.
Mặc dù nhu cầu của xã hội đối với nguồn lao động được tạo ra bởi các trường dậy nghề là rất lớn, nhưng nhận thức và đánh giá của xã hội đối với hệ đào tạo này còn chưa thực sự phù hợp. Trong khi các công ty, các doanh nghiệp rất cần lao động vừa có trình độ chuyên môn vừa có tay nghề để đáp ứng công việc ngay thì chế độ đãi ngộ (tiền công, tiền lương...) đối với người lao động có trình độ này còn rất thấp. Vì thế, đại bộ phận cha mẹ đều muốn con em mình học cao hơn để nhận tấm bằng Đại học với hy vọng có được chỗ làm việc tốt hơn và thu nhập khả quan hơn. Đây là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng không tốt đến việc phân luồng học sinh và công tác tuyển sinh ở các trường dậy nghề hiện nay.
c) Cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo nghề ở các trường dậy nghề cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo nghề. Hiện nay, có nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước, các Bộ, ngành... tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích các trường cạnh tranh nâng cao chất lượng, như:
- Khuyến khích huy động mọi nguồn lực đầu tư để cải tiến, nâng cao chất lượng - đây là chủ trương, chính sách đúng đắn cần phải mở rộng nhằm mục đích Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
26
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề mở rộng liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế.
- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở đào tạo nghề. - Có các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo như: mục tiêu, tổ chức và quản lý, chương trình đào tạo, hoạt động đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên, thư viện trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, tài chính và quản lý tài chính, quan hệ giữa nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó có hệ thống đánh giá trong và đánh giá ngoài về kiểm định chất lượng đào tạo, quy định về quản lý chất lượng đào tạo các trường dậy nghề ban hành theo Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy vậy, có những chủ trương lại tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng, ví dụ:
- Các chính sách về việc làm, lao động và tiền lương của lao động sau khi học nghề, chính sách đối với giáo viên dạy nghề hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội.
- Các quy định trách nhiệm giữa nhà trường với các doanh nghiệp sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ rõ ràng không có sự ràng buộc lẫn nhau, thông thường nhà trường với doanh nghiệp tự quy định trách nhiệm và hỗ trợ nhau trong quá trình hợp tác. Do vậy đến lúc nhà nước cần có chính sách cụ thể quy định trách nhiệm giữa các nhà trường với các doanh nghiệp sử dụng lao động để khi đó họ có thể mạnh dạn hợp tác đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tóm lại: Cơ chế, chính sách của nhà nước tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình đào tạo và đầu ra của các trường dậy nghề.
27
1.5.2. Những yếu tố chủ quan.
a) Chất lượng đào tạo.
Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi nguồn nhân lực và sự cạnh tranh giữa các trường rất gay gắt, để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội, các trường đã không ngừng nâng cao chất lượng đào đạo. Chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường này còn thiếu và yếu. Chất lượng giáo dục ở nhiều ngành học chưa đáp ứng được nhu cầu về kiến thức và kỹ năng thực hành mà thị trường đòi hỏi. Vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển sinh của các trường.
b) Chính sách giới thiệu, quảng bá nhà trường.
Để thu hút học sinh vào học, các trường đã thực hiện nhiều biện pháp giới thiệu quảng bá về trường như đi tư vấn tuyển sinh trực tiếp ở các trường phổ thông trên địa bàn, tham gia ngày hội thanh niên với nghề nghiệp, đăng quảng cáo báo đài, truyền hình và học sinh học tại trường cùng giới thiệu…về các ngành nghề mà trường sẽ đào tạo. Hàng năm, các trường phải chi một khoản kinh phí không nhỏ để phục vụ cho vấn đề này. Nội dung, hình thức, phương pháp quảng bá, tùy thuộc vào khả năng tiềm lực tài chính của mỗi trường. Ví dụ như việc quảng cáo trên các báo thì cũng tùy vào khả năng tài chính của từng trường mà có thể đăng nhiều kỳ hay ít kỳ, hình thức quảng cáo rộng hay hẹp. Hoặc có trường quảng cáo trên đài phát thanh truyền hình nhưng cũng có trường không thể thực hiện phương pháp này. Vì vậy bằng nhiều hình thức và phương pháp quảng cáo khác nhau nhưng hiệu quả quảng bá của các trường không cao do nhận thức chung của xã hội chưa đúng đối với hệ đào tạo này.
c) Điều kiện học tập, sinh hoạt, nghiên cứu...của học viên trong nhà trường so với cam kết.
28
c.1) Công khai cam kết chất lượng giáo dục như: điều kiện về đối tượng tuyển sinh, chương trình đào tạo, yêu cầu thái độ học tập của học sinh; các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phương pháp quản lý, mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, vị trí làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp theo các khóa học, khả năng học tập tiếp tục của học sinh.
c.2) Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục:
• Cơ sở vật chất: số lượng và diện tích giảng đường, phòng học, phòng chuyên môn, xưởng thực tập, ký túc xá và khu thể thao cho học sinh, các loại thiết bị và thí nghiệm đang sử dụng.
• Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên: Số lượng, chức danh có phân biệt theo hình thức tuyển dụng và trình độ đào tạo. Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng; hình thức, nội dung, trình độ và thời gian đào tạo và bồi dưỡng trong năm học và những năm tiếp theo.
c.3) Về công khai tài chính: Mức thu học phí và các khoản thu khác cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học. Các nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất, tư vấn và các nguồn thu hợp pháp khác. Chính sách học bổng và kết quả thực hiện trong từng năm học của các trường.
Tuy nhiên, việc thực hiện cam kết ở các trường còn nhiều hạn chế: các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như các chế độ chính sách không được thực hiện đúng như với cam kết trong quá trình tuyển sinh, phát sinh nhiều khoản thu làm ảnh hưởng lớn đến điều kiện học tập, sinh hoạt, nghiên cứu của học sinh. Tất cả những yếu tố này đã tạo ra sự nhìn nhận chưa tốt về hệ đào tạo nghề, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyển sinh vào các trường này.
29
d) Các biện pháp quản lý học sinh có ảnh hưởng đến tính hiệu quả của công tác tuyển sinh.
• Quản lý duy trì sĩ số học sinh: việc duy trì sĩ số hằng năm, hạn chế tình trạng bỏ học sau khi nhập học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của trường. Trong mục tiêu phấn đấu của mình, các trường vừa phải nâng cao chất lượng đào tạo, vừa phải duy trì bảo đảm về số lượng học sinh bị đào thải, rơi rụng trong quá trình đào tạo sao cho ở mức thấp nhất giúp cho các ngành nghề đào tạo của trường đã mở ra được ổn định và phát triển, không bị tan vỡ hoặc tạm dừng do quá ít học sinh, đây cũng là yếu tố rất quan trọng để ổn định các nguồn thu nhập cho trường, đảm bảo cho trường đứng vững và phát triển.
• Quản lý đầu ra: tìm việc làm sau khi học sinh sau tốt nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Một số học sinh học liên thông lên Cao đẳng, Đại học; Một số học sinh kiếm việc làm trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan hay tự tạo việc làm bằng khả năng nghề nghiệp của mình. Với những học sinh tiếp tục học lên Cao đẳng, Đại học thì nhà trường giúp học sinh hoàn tất những thủ tục cần thiết để dự thi, giới thiệu cho học sinh biết trường nào được phép đào tạo liên thông để học sinh tự lựa chọn. Với những học sinh ra trường công tác, trường giới thiệu đến các cơ sở tiếp nhận biết được quá trình đào tạo và khả năng trình độ của từng học sinh. Trường cần chủ động với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các trung tâm giới thiệu việc làm để giúp cho học sinh tốt nghiệp ra trường nhanh chóng tìm được nơi tiếp nhận.
e) Mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất, kinh doanh...:
Việc đào tạo của trường cố gắng theo hướng gắn liền với thực tế sản xuất, kinh doanh và hoạt động xã hội, có hiệu quả hơn cả là đào tạo theo địa chỉ. Nếu làm được như vậy thì sẽ có khả năng thu hút được nhiều học sinh vào trường theo học. Tuy nhiên, sự phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các
30
cơ sở sản xuất, kinh doanh còn nhiều vấn đề bất cập, không quy định được trách nhiệm rõ ràng cho sự tham gia của cơ sở cho quá trình đào tạo của trường như thế nào, vì thế mấy cơ sở không quan tâm trong khi vẫn nhận người do các trường đào tạo mà không phải trả một phần kinh phí nào, cuối mỗi khóa học, học sinh muốn đến cơ sở thực tập rất khó khăn và trường lại phải trả một phần kinh phí cho việc thực tập này. Đã đến lúc cần thay đổi quan niệm này và được pháp luật quy định rõ ràng.
1.5.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu công tác tuyển sinh của các trƣờng dậy nghề.
Trong xu thế hội nhập, do nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà hiện nay các trường được thành lập đi vào hoạt động rất nhiều. Để tồn tại và phát triển ngoài số vốn góp ban đầu thì nguồn thu chủ yếu từ học phí, do vậy hàng năm công tác tuyển sinh của các trường là rất quan trọng. Nó có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Vì thế, các trường đã dùng mọi hình thức để quảng bá chiêu sinh. Do đó các trường dậy nghề càng phải có kế hoạch tuyển sinh, chính sách chế độ phù hợp, chương trình đào tạo hiệu quả với cam kết về chất lượng tốt nhất. Nếu làm được như vậy, công tác tuyển sinh vào các trường dậy nghề sẽ hiệu quả hơn.
31
Tiểu kết chƣơng 1
Ở chương 1 đã làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài như tuyển sinh, công tác tuyển sinh, chất lượng và chất lượng công tác tuyển sinh. Tìm hiểu những đặc trưng, cũng như đã làm sáng tỏ nội dung quả công tác tuyển sinh của các trường dậy nghề như lập kế hoạch tuyển sinh; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tuyển sinh; Kiểm tra, đánh giá công tác tuyển sinh. Đồng thời chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quản lý công tác tuyển sinh đối với các trường dậy nghề.
Đây là cơ sở lý luận cần thiết có thể tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác tuyển sinh ở các trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
32
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH ĐẦU VÀO Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp với tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La; phía Đông giáp biển Đông; phía Nam giáp với Nghệ An; phía Tây giáp với nước Lào. Tỉnh Thanh Hóa có 27 huyện thị, trong đó có 24 huyện lỵ, 2 thị trấn Bỉm Sơn, Sầm Sơn và 1 thành phố Thanh Hoá. Thành phố Thanh Hoá là trung tâm văn hoá của cả Tỉnh, nằm trên Quốc lộ 1A cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Bắc và cách thành phố Vinh gần 140 km về phía Nam. Thành phố Thanh Hóa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của cả tỉnh; tổng diện tích tự nhiên khoảng 59 km2, xấp xỉ 4 triệu dân sinh sống và làm việc.
Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng, người đông. Diện tích khoảng 11.138 km2, chiếm 3,37% diện tích của cả nước, xếp thứ 6 về diện tích rộng trong 63 tỉnh thành. Về dân số, Thanh Hóa có khoảng 3,8 triệu người, mật độ dân số 315 người/km2. Thanh Hóa có địa hình tương đối phức tạp, có đồng bằng, trung du, miền núi và ven biển 102 km bờ biển. Riêng khu vực miền núi Thanh Hóa có tới 11 huyện với 220 xã, 1.878 làng bản, gồm các huyện Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống: Mường, Dao, Thái, Mông, Thổ và người Kinh. Tổng số dân khoảng hơn 1.000.000 người.
Thanh Hoá có các Khu công nghiệp Lễ môn; Khu công nghiệp Bỉm Sơn; Khu công nghiệp Lam Sơn-Sao Vàng; Khu công nghiệp Tây Bắc Ga; Khu kinh tế Nghi Sơn. Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, Tỉnh đã có nhiều giải