3.3. Một số biện pháp quảnlý nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh
3.3.5. Biện pháp xây dựng mối quan hệ liên kết với doanh nghiệp, tích cực
cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
a) Mục tiêu của biện pháp:
Dựa trên mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu phát triển của trường để xây dựng các mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp, giúp nâng cao sức thu hút của nhà trường đối với xã hội.
b) Nội dung của biện pháp:
- Khảo sát nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp.
- Thiết lập các mối quan hệ dựa trên sự đảm bảo thỏa đáng lợi ích của các bên: nhà trường cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp; tổ chức bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ người lao động theo nhu cầu;
68
Các doanh nghiệp đầu tư tài chính cho nhà trường; đảm bảo địa bàn thực hành và hành nghề cho học sinh sau tốt nghiệp.
- Thu thập ý kiến của các doanh nghiệp để điều chỉnh, hoàn thiện quy trình và nội dung đào tạo của nhà trường.
c) Tổ chức thực hiện biện pháp:
- Nhà trường phải năng động, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp. - Xây dựng chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp, đảm bảo tốt nhất lợi ích của cả hai bên.
- Lôi cuốn và khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đào tạo:
+ Đặt hàng cụ thể cho nhà trường về số lượng, chất lượng người lao động.
+ Tạo môi trường, địa bàn rèn nghề, thực tập nghề cho học sinh. + Là nơi kiểm nghiệm, sử dụng kết quả đào tạo của nhà trường.
+ Cung cấp nhân lực, tài lực cho nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo.
d) Điều kiện thực hiện thành công biện pháp:
- Sự tích cực của nhà trường trong việc thiết lập các mối quan hệ với các doanh nghiệp.
- Sự ủng hộ nhiệt tình của các doanh nghiệp, của các cá nhân và tổ chức trong nhà trường.
- Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động với các doanh nghiệp dựa trên mục tiêu và nhu cầu của sự phát triển xã hội cùng tham gia hợp tác giữa các bên cùng có lợi.
69
3.3.6. Biện pháp về việc đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thƣởng học sinh.
a) Mục tiêu của biện pháp:
Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người học trong quá trình đào tạo tại nhà trường, từ đó giúp họ yên tâm học tập, tạo động lực cho người học trong học nghề và rèn nghề. Làm cơ sở cho các cấp quản lý nắm chắc việc đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng để thực hiện, kiểm tra hiệu quả, kịp thời chấn chỉnh đưa công tác này của nhà trường vào nề nếp, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển sinh.
b) Nội dung của biện pháp:
- Nhà trường phải cụ thể hóa tất cả các văn bản, các quy định và của các ban ngành liên quan đến việc đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh. Nhằm đưa ra một hệ thống nội quy, quy trình chặt chẽ trong việc quản lý, sử dụng các chế độ chính sách đáp ứng với yêu cầu thực tế của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo.
- Coi trọng việc đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh bảo đảm tính thực tế, khoa học và tính hiệu quả cao. Nếu việc này càng chi tiết tỉ mỉ, cụ thể hóa được các nội dung thực hiện thì hiệu quả càng cao. Các chế độ chính sách này phải được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ cán bộ giáo viên và học sinh trong các nhà trường.
- Nội dung các chế độ chính sách cần phải có những nội dung gắn với việc phấn đấu vươn lên như chế độ học phí, học bổng, các thành tích đạt được... Để học sinh có niềm tin của mỗi cá nhân vào việc đổi mới chế độ chính sách của nhà trường.Từ đó mỗi cá nhân cũng đều ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới chế độ chính sách cho học sinh trong quá trình đào tạo.
70
c) Tổ chức thực hiện biện pháp:
- Tổ chức các hoạt động nhằm phổ biến các chế độ chính sách trong quá trình học tập và rèn luyện cho học sinh toàn trường.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phụ trách tuyên truyền về việc đổi mới chế độ chính sách của các nhà trường có hiệu quả cao.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá khen thưởng, động viên kịp thời và hợp lý những tập thể, cá nhân có thành tích cao trong quá trình đào tạo.
d) Điều kiện thực hiện thành công giải pháp:
- Có nguồn kinh phí nhất định cho hoạt động này. - Biết huy động các nguồn lực ngoài nhà trường.
- Áp dụng linh hoạt việc đổi mới chế độ chính sách khen thưởng cho HS.
3.4. Kiểm tra, thẩm định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục đích, nhiệm vụ của kiểm tra, thẩm định. 3.4.1. Mục đích, nhiệm vụ của kiểm tra, thẩm định.
- Mục đích của khảo nghiệm là lấy ý kiến đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất.
- Quy mô kiểm tra, thẩm định: chúng tôi lập hệ thống phiếu hỏi để xin ý kiến qua phiếu thăm dò BGH, phòng Đào tạo, phòng Kế toán – Tài vụ, phòng Tổ chức - Hành chính, lãnh đạo các khoa, đơn vị trực thuộc và một số giáo viên trong nhà trường gồm:
3.4.2. Nội dung kiểm tra, thẩm định.
- Tính cần thiết của 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ở Trường cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa.
- Tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh phù hợp như thế nào đối với điều kiện cụ thể hiện nay của Trường cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
3.4.3. Phƣơng pháp kiểm tra, thẩm định.
71
công tác tuyển sinh ở Trường cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa qua các phiếu thăm dò ý kiến, câu hỏi khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, điều tra dư luận,…
- Kỹ thuật tiến hành: Dùng phiếu thăm dò để lấy ý kiến của BGH, phòng Đào tạo, phòng TC-HC, phòng Kế toán – Tài vụ, các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo các khoa và giáo viên. Việc thăm dò được thực hiện độc lập, khách quan đối với các thành viên trong nhà trường; hạn chế, loại bỏ các ý kiến chủ quan, định kiến, phiến diện, không có cơ sở khoa học hoặc không phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường hiện nay.
3.4.4. Kết quả và kết luận kiểm tra, thẩm định.
Để kiểm chứng sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, tác giả tham khảo ý kiến của 20 CBQL và 45 giảng viên trong nhà trường.
Kết quả như sau:
Bảng 3.1.Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh.
STT CÁC BIỆN PHÁP Mức độ đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL % 1
Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường THCS và THPT.
65 100 0 0
2 Tăng cường công tác quản lý học sinh,
sinh viên. 60 92,3 5 7,7
3 Đảm bảo tốt nhất các điều kiện về CSVC,
72
4 Xây dựng các chương trình liên kết đào
tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học. 59 90,7 6 9,3
5
Xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
62 95,3 3 4,7
6 Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng
học sinh. 57 87,6 8 12,4
Cộng trung bình 94,3% 5,7%
Qua bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy:
* Một số giải pháp được đánh giá rất cần thiết với tỷ lệ lựa chọn tối đa 100% như:
- Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông.
- Đảm bảo tốt nhất các điều kiện về CSVC, TBDH, rèn luyện nghề của học sinh.
* Các giải pháp còn lại đạt tỷ lệ cao về tính cần thiết, như:
- Tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh viên đạt tỷ lệ lựa chọn 92,3%.
- Xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học đạt tỷ lệ lựa chọn 90,7%.
- Xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp đạt tỷ lệ lựa chọn 95,3%.
- Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh đạt tỷ lệ lựa chọn 87,6%.
Nhìn chung, các giải pháp được đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết, với tỷ lệ trung bình là 94,3%.
73
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất.
Bảng 3.2.Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh.
STT CÁC BIỆN PHÁP
Mức độ đánh giá
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi
SL % SL % SL %
1
Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường THCS và THPT.
63 96,9 2 3,1 0 0
2 Tăng cường công tác quản lý học sinh. 61 93,8 4 6,2 0 0
3 Đảm bảo tốt nhất các điều kiện về CSVC,
TBDH, rèn luyện nghề của học sinh. 64 98,4 1 1,6 0 0
4 Xây dựng các chương trình liên kết đào
tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học. 61 93,8 4 6,2 0 0
5
Xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
62 95,3 3 4,7 0 0
6 Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng
học sinh. 54 83,1 7 10,7 4 6,2
Cộng trung bình 93,5% 5,4% 1,1%
Qua bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy:
* Giải pháp đạt tỷ lệ lựa chọn cao nhất ở mức độ "Rất khả thi" là: Đảm bảo tốt nhất các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh.
74
* Các giải pháp còn lại cũng được đánh giá là khả thi, như:
- Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông đạt tỷ lệ 96,9%.
- Hai giải pháp tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh viên và xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học đạt tỷ lệ lựa chọn 93,8%.
- Xây dựng mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp đạt tỷ lệ lựa chọn 95,3%.
- Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh đạt tỷ lệ lựa chọn 83,1%.
Nhìn chung, các giải pháp được đề xuất có tính khả thi cao với tỷ lệ trung bình là 93,5%.
3.4.6. Đánh giá chung về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đƣợc đề xuất. đƣợc đề xuất.
Qua kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã được đề xuất, cho thấy hầu hết các giải pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao.Điều này cho thấy nếu áp dụng và thực tiễn các giải pháp được xây dựng có thể nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
75
Tiểu kết chƣơng 3.
- Trong chương 3 chúng tôi đã xác định được một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, như:
+ Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông.
+ Tăng cường công tác quản lý học sinh.
+ Đảm bảo tốt nhất các điều kiện về CSVC, TBDH, rèn luyện nghề của học sinh.
+ Xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học.
+ Xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
+ Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh.
- Qua thăm dò ý kiến đánh giá cho thấy các giải pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, nếu áp dụng vào thực tiễn có thể nâng cao được hiệu quả công tác tuyển sinh tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trên cơ sở các lý luận về quản lí, quản lí giáo dục, tuyển sinh, quản lý công tác tuyển sinh chúng tôi đưa ra và phân tích được các nội dung quản lí nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đồng thời phân tích được các yếu tố có ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tuyển sinh. Đồng thời chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quản lý công tác tuyển sinh đối với nhà trường.
1.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý công tác tuyển sinh.
Trong những năm qua, việc quản lý công tác tuyển sinh ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa thường chưa hiệu quả, nguyên nhân cơ bản là do: Tình hình tài chính còn hạn hẹp, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của nhà trường còn thiếu thốn, các trang thiết bị kỹ thuật thực hành nghề cũ, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong nhà trường. Trình độ quản lý của cán bộ nhân viên hạn chế, chưa nắm bắt được nhu cầu thực tế của sự phát triển xã hội về giáo dục và đào tạo. Nhà trường chưa có các giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh...
1.2. Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ở nhà trƣờng chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao công tác tuyển sinh.
- Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và quảng bá về nhà trường cho học sinh và phụ huynh học sinh ở các trường phổ thông.
- Giải pháp 2: Tăng cường công tác quản lý học sinh.
- Giải pháp 3: Đảm bảo tốt nhất các điều kiện về CSVC, TBDH, rèn luyện nghề của học sinh.
77
- Giải pháp 4: Xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên CĐ, ĐH
- Giải pháp 5: Xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
- Giải pháp 6: Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh.
1.3. Kết quả khảo nghiệm.
Những giải pháp mà chúng tôi đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao.Nếu trong thời gian tới có sự thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác tuyển sinh tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
1.4. Mục đích và nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã đƣợc giải quyết, giả thuyết khoa học đã đƣợc chứng minh.
2. Kiến nghị.
2.1. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
- Tăng cường chỉ đạo các cấp hoạt động tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của học nghề. Biên soạn bộ Tài liệu Tuyển
sinh học sinh của Tỉnh nhằm cung cấp thông tin về ngành nghề, chính sách
học nghề, chỉ tiêu và cơ sở dạy nghề của Tỉnh về ngành nghề, chính sách học nghề, chỉ tiêu và các cơ sở dạy nghề của Tỉnh cho tất cả học sinh hiểu rõ và tham gia học nghề. Có chính sách phân luồng học sinh tham gia học nghề.
- Chỉ đạo Sở Lao động – TBXH phối hợp chặt chẽ với các khu công