Biện pháp đảm bảo tốt nhất về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, điều

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 67)

3.3. Một số biện pháp quảnlý nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh

3.3.3. Biện pháp đảm bảo tốt nhất về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, điều

kiện rèn luyện nghề của học sinh.

a) Mục tiêu của biện pháp:

- Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, đồng thời không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nhất là trong đào tạo nghề, đào tạo bậc. Việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề hiện đại phục vụ cho các ngành học phải là việc làm hằng năm, phải thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. Trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế thị trường đang phát triển, xu thế cạnh tranh giữa các trường là rất lớn, nếu như không quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đúng mức, “trường không ra trường” thì không bao lâu uy tín của trường giảm sút, dẫn đến học sinh không vào học, dần dần trường sẽ mất dần chỗ đứng và đi đến giải thể là điều không thể tránh khỏi.

- Cơ sở vật chất trường học là các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết được sử dụng trong quá trình dạy và học, giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Hệ thống cơ sở vật chất là các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh bao gồm: Môi trường sư phạm, cảnh quan xung quanh nhà

64

trường và cơ sở vật chất của nhà trường gồm: phòng học, phòng chức năng, phòng thí nghiệm, thư viện, đồ dùng dạy học…

- Cơ sở vật chất phục vụ trong quá trình dạy và học là một trong những điều kiện thiết yếu, quan trọng đảm bảo cho các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh đạt kết quả tốt. Vì vậy cần phải tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường, tạo điều kiện tốt nhất cho cuộc sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh, sinh viên tại trường, cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, giúp cho học sinh có cơ hội tham gia nhiều hơn vào quá trình sống và học tập để lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo... của mình.

b) Nội dung của biện pháp:

- Rà soát lại mục tiêu đào tạo, chọn các ngành nghề mũi nhọn của trường có đông số học sinh theo học để tập trung đầu tư cho các ngành đó một cách bài bản, khoa học và hiện đại. Nên loại bỏ các ngành không tuyển được học sinh để đầu tư tập trung, không dàn trải.

- Tổ chức kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện hiện có một cách toàn diện. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bổ sung, nâng cấp, đổi mới để đáp ứng yêu cầu các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh trong công tác giáo dục và đào tạo.

- Xây dựng quy chế sử dụng, bảo quản, sửa chữa phục hồi trang thiết bị. - Xây dựng phòng học đa năng, phòng chuyên môn… theo yêu cầu. - Khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học.

c) Tổ chức thực hiện biện pháp:

65

thiết bị dạy học mới hiện đại, xây dựng các phòng chuyên môn, tránh tình trạng học sinh học chay, thiếu thực hành và không đảm bảo kế hoạch đào tạo.

- Nhanh chóng xây dựng trường, lớp đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện đúng cam kết khi thành lập trường, đảm bảo cho quy mô đào tạo.

- Động viên, khuyến khích giáo viên sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết giảng, thực hành, thực tập, có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học.

- Lập sổ tài sản để quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học và sổ theo dõi số lượt người sử dụng. Thông qua đó kiểm tra, đánh giá việc sử dụng chúng có hiệu quả hay không để có biện pháp kịp thời uốn nắn trong việc khai thác, sử dụng nhằm đáp ứng và nâng cao các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh đạt kết quả tốt.

d) Điều kiện thực hiện thành công biện pháp:

- Dự trù nguồn kinh phí cho việc đầu tư mua sắm, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học hiện đại để phục vụ cho kế hoạch giáo dục và đào tạo và muốn có nguồn kinh phí này hằng năm nhà trường phải dự trù kế hoạch và đưa vào nguồn mua sắm.

3.3.4. Biện pháp xây dựng các chƣơng trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học.

a) Mục tiêu của biện pháp:

- Chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học được xây dựng với các kiến thức, kỹ năng, thái độ đáp ứng yêu cầu của xu thế phát triển trong hệ thống giáo dục hiện nay và thời gian tới.

- Chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học phải mang tính mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn ở địa phương và đặc điểm của học

66

viên, đồng thời có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của hoạt động giáo dục cũng như của người học.

- Chương trình liên kết đào tạo, liên thông phải thể hiện tính khoa học, hiện đại, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phải chú trọng đến việc rèn luyện nâng cao trình độ của học sinh.

b) Nội dung của biện pháp:

- Rà soát các chương trình đào tạo, bổ sung thêm những nội dung cần thiết theo yêu cầu thực tiễn của nhu cầu phát triển xã hội hiện nay và trong thời gian tới.

- Nhà trường cần phải biên soạn và cấu trúc lại chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học nhằm khắc phục hạn chế trong công tác đào tạo.

- Nâng cao chất lượng biên soạn giáo trình, cung cấp đầy đủ tài liệu phục vụ học tập, và giáo trình cần phải cập nhật liên tục những nội dung mới nhằm cung cấp những thông tin mang tính thời sự, phục vụ đắc lực cho hoạt động tự học của học sinh.

c) Tổ chức thực hiện biện pháp:

- Từ các yêu cầu và nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng, cải tiến nội dung chương trình của Bộ Lao đông thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến nội dung chương trình đào tạo liên thông phù hợp với tình hình thực tế của từng trường trong tỷ lệ 25 – 30% cho phép, xác định được các mục tiêu, dự kiến nhân lực, vật lực và thời gian lựa chọn các phương pháp và cách thức tiến hành thật phù hợp.

- Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đóng góp chương trình từ các chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh…, xử lý phiếu điều tra với các nội dung cấu trúc chương trình, tỷ lệ phân bổ thời gian, nội dung môn học.

67

- Xây dựng nội dung, sửa đổi cải tiến nội dung chương trình, thành lập nhóm chuyên gia biên soạn chương trình liên thông liên kết. Tổ chức họp để tổng hợp, đánh giá các ý kiến từ phía cơ quan chỉ đạo, nhà trường và học sinh về chương trình cũ, từ đó tiến hành cải tiến chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học.

- Chương trình phải được thử nghiệm qua một khóa đào tạo, sau khi được đóng góp bổ sung qua các kênh khác nhau, sau đó chỉnh sửa và làm tài liệu cho giáo viên và học sinh.

d) Điều kiện thực hiện thành công biện pháp:

- Phải bám sát nguyên tắc: cân đối phù hợp giữa mục tiêu đào tạo và nhu cầu nguyện vọng được đào tạo liên thông liên kết. Đảm bảo tính vừa sức của cả người dạy và người học.

- Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý luận vào việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể học trên lớp kết hợp với tự học và học lẫn nhau.

3.3.5. Biện pháp xây dựng mối quan hệ liên kết với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp. cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.

a) Mục tiêu của biện pháp:

Dựa trên mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu phát triển của trường để xây dựng các mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp, giúp nâng cao sức thu hút của nhà trường đối với xã hội.

b) Nội dung của biện pháp:

- Khảo sát nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp.

- Thiết lập các mối quan hệ dựa trên sự đảm bảo thỏa đáng lợi ích của các bên: nhà trường cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp; tổ chức bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ người lao động theo nhu cầu;

68

Các doanh nghiệp đầu tư tài chính cho nhà trường; đảm bảo địa bàn thực hành và hành nghề cho học sinh sau tốt nghiệp.

- Thu thập ý kiến của các doanh nghiệp để điều chỉnh, hoàn thiện quy trình và nội dung đào tạo của nhà trường.

c) Tổ chức thực hiện biện pháp:

- Nhà trường phải năng động, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp. - Xây dựng chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp, đảm bảo tốt nhất lợi ích của cả hai bên.

- Lôi cuốn và khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đào tạo:

+ Đặt hàng cụ thể cho nhà trường về số lượng, chất lượng người lao động.

+ Tạo môi trường, địa bàn rèn nghề, thực tập nghề cho học sinh. + Là nơi kiểm nghiệm, sử dụng kết quả đào tạo của nhà trường.

+ Cung cấp nhân lực, tài lực cho nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo.

d) Điều kiện thực hiện thành công biện pháp:

- Sự tích cực của nhà trường trong việc thiết lập các mối quan hệ với các doanh nghiệp.

- Sự ủng hộ nhiệt tình của các doanh nghiệp, của các cá nhân và tổ chức trong nhà trường.

- Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động với các doanh nghiệp dựa trên mục tiêu và nhu cầu của sự phát triển xã hội cùng tham gia hợp tác giữa các bên cùng có lợi.

69

3.3.6. Biện pháp về việc đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thƣởng học sinh.

a) Mục tiêu của biện pháp:

Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người học trong quá trình đào tạo tại nhà trường, từ đó giúp họ yên tâm học tập, tạo động lực cho người học trong học nghề và rèn nghề. Làm cơ sở cho các cấp quản lý nắm chắc việc đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng để thực hiện, kiểm tra hiệu quả, kịp thời chấn chỉnh đưa công tác này của nhà trường vào nề nếp, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển sinh.

b) Nội dung của biện pháp:

- Nhà trường phải cụ thể hóa tất cả các văn bản, các quy định và của các ban ngành liên quan đến việc đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh. Nhằm đưa ra một hệ thống nội quy, quy trình chặt chẽ trong việc quản lý, sử dụng các chế độ chính sách đáp ứng với yêu cầu thực tế của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo.

- Coi trọng việc đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh bảo đảm tính thực tế, khoa học và tính hiệu quả cao. Nếu việc này càng chi tiết tỉ mỉ, cụ thể hóa được các nội dung thực hiện thì hiệu quả càng cao. Các chế độ chính sách này phải được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ cán bộ giáo viên và học sinh trong các nhà trường.

- Nội dung các chế độ chính sách cần phải có những nội dung gắn với việc phấn đấu vươn lên như chế độ học phí, học bổng, các thành tích đạt được... Để học sinh có niềm tin của mỗi cá nhân vào việc đổi mới chế độ chính sách của nhà trường.Từ đó mỗi cá nhân cũng đều ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới chế độ chính sách cho học sinh trong quá trình đào tạo.

70

c) Tổ chức thực hiện biện pháp:

- Tổ chức các hoạt động nhằm phổ biến các chế độ chính sách trong quá trình học tập và rèn luyện cho học sinh toàn trường.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phụ trách tuyên truyền về việc đổi mới chế độ chính sách của các nhà trường có hiệu quả cao.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá khen thưởng, động viên kịp thời và hợp lý những tập thể, cá nhân có thành tích cao trong quá trình đào tạo.

d) Điều kiện thực hiện thành công giải pháp:

- Có nguồn kinh phí nhất định cho hoạt động này. - Biết huy động các nguồn lực ngoài nhà trường.

- Áp dụng linh hoạt việc đổi mới chế độ chính sách khen thưởng cho HS.

3.4. Kiểm tra, thẩm định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục đích, nhiệm vụ của kiểm tra, thẩm định. 3.4.1. Mục đích, nhiệm vụ của kiểm tra, thẩm định.

- Mục đích của khảo nghiệm là lấy ý kiến đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất.

- Quy mô kiểm tra, thẩm định: chúng tôi lập hệ thống phiếu hỏi để xin ý kiến qua phiếu thăm dò BGH, phòng Đào tạo, phòng Kế toán – Tài vụ, phòng Tổ chức - Hành chính, lãnh đạo các khoa, đơn vị trực thuộc và một số giáo viên trong nhà trường gồm:

3.4.2. Nội dung kiểm tra, thẩm định.

- Tính cần thiết của 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ở Trường cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa.

- Tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh phù hợp như thế nào đối với điều kiện cụ thể hiện nay của Trường cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa.

3.4.3. Phƣơng pháp kiểm tra, thẩm định.

71

công tác tuyển sinh ở Trường cao đẳng Nghề Công nghiệp Thanh Hóa qua các phiếu thăm dò ý kiến, câu hỏi khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, điều tra dư luận,…

- Kỹ thuật tiến hành: Dùng phiếu thăm dò để lấy ý kiến của BGH, phòng Đào tạo, phòng TC-HC, phòng Kế toán – Tài vụ, các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo các khoa và giáo viên. Việc thăm dò được thực hiện độc lập, khách quan đối với các thành viên trong nhà trường; hạn chế, loại bỏ các ý kiến chủ quan, định kiến, phiến diện, không có cơ sở khoa học hoặc không phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường hiện nay.

3.4.4. Kết quả và kết luận kiểm tra, thẩm định.

Để kiểm chứng sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, tác giả tham khảo ý kiến của 20 CBQL và 45 giảng viên trong nhà trường.

Kết quả như sau:

Bảng 3.1.Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh.

STT CÁC BIỆN PHÁP Mức độ đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL % 1

Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường THCS và THPT.

65 100 0 0

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)