3.4. Kiểm tra, thẩm định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
3.4.4. Kết quả và kết luận kiểm tra, thẩm định
Để kiểm chứng sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, tác giả tham khảo ý kiến của 20 CBQL và 45 giảng viên trong nhà trường.
Kết quả như sau:
Bảng 3.1.Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh.
STT CÁC BIỆN PHÁP Mức độ đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL % 1
Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường THCS và THPT.
65 100 0 0
2 Tăng cường công tác quản lý học sinh,
sinh viên. 60 92,3 5 7,7
3 Đảm bảo tốt nhất các điều kiện về CSVC,
72
4 Xây dựng các chương trình liên kết đào
tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học. 59 90,7 6 9,3
5
Xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
62 95,3 3 4,7
6 Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng
học sinh. 57 87,6 8 12,4
Cộng trung bình 94,3% 5,7%
Qua bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy:
* Một số giải pháp được đánh giá rất cần thiết với tỷ lệ lựa chọn tối đa 100% như:
- Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông.
- Đảm bảo tốt nhất các điều kiện về CSVC, TBDH, rèn luyện nghề của học sinh.
* Các giải pháp còn lại đạt tỷ lệ cao về tính cần thiết, như:
- Tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh viên đạt tỷ lệ lựa chọn 92,3%.
- Xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học đạt tỷ lệ lựa chọn 90,7%.
- Xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp đạt tỷ lệ lựa chọn 95,3%.
- Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh đạt tỷ lệ lựa chọn 87,6%.
Nhìn chung, các giải pháp được đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết, với tỷ lệ trung bình là 94,3%.
73
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất.
Bảng 3.2.Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh.
STT CÁC BIỆN PHÁP
Mức độ đánh giá
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi
SL % SL % SL %
1
Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường THCS và THPT.
63 96,9 2 3,1 0 0
2 Tăng cường công tác quản lý học sinh. 61 93,8 4 6,2 0 0
3 Đảm bảo tốt nhất các điều kiện về CSVC,
TBDH, rèn luyện nghề của học sinh. 64 98,4 1 1,6 0 0
4 Xây dựng các chương trình liên kết đào
tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học. 61 93,8 4 6,2 0 0
5
Xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
62 95,3 3 4,7 0 0
6 Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng
học sinh. 54 83,1 7 10,7 4 6,2
Cộng trung bình 93,5% 5,4% 1,1%
Qua bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy:
* Giải pháp đạt tỷ lệ lựa chọn cao nhất ở mức độ "Rất khả thi" là: Đảm bảo tốt nhất các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của học sinh.
74
* Các giải pháp còn lại cũng được đánh giá là khả thi, như:
- Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông đạt tỷ lệ 96,9%.
- Hai giải pháp tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh viên và xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học đạt tỷ lệ lựa chọn 93,8%.
- Xây dựng mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp đạt tỷ lệ lựa chọn 95,3%.
- Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh đạt tỷ lệ lựa chọn 83,1%.
Nhìn chung, các giải pháp được đề xuất có tính khả thi cao với tỷ lệ trung bình là 93,5%.
3.4.6. Đánh giá chung về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đƣợc đề xuất. đƣợc đề xuất.
Qua kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã được đề xuất, cho thấy hầu hết các giải pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao.Điều này cho thấy nếu áp dụng và thực tiễn các giải pháp được xây dựng có thể nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
75
Tiểu kết chƣơng 3.
- Trong chương 3 chúng tôi đã xác định được một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, như:
+ Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và quảng bá về nhà trường cho học sinh các trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông.
+ Tăng cường công tác quản lý học sinh.
+ Đảm bảo tốt nhất các điều kiện về CSVC, TBDH, rèn luyện nghề của học sinh.
+ Xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên Cao đẳng, Đại học.
+ Xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
+ Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh.
- Qua thăm dò ý kiến đánh giá cho thấy các giải pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, nếu áp dụng vào thực tiễn có thể nâng cao được hiệu quả công tác tuyển sinh tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trên cơ sở các lý luận về quản lí, quản lí giáo dục, tuyển sinh, quản lý công tác tuyển sinh chúng tôi đưa ra và phân tích được các nội dung quản lí nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đồng thời phân tích được các yếu tố có ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tuyển sinh. Đồng thời chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quản lý công tác tuyển sinh đối với nhà trường.
1.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý công tác tuyển sinh.
Trong những năm qua, việc quản lý công tác tuyển sinh ở trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa thường chưa hiệu quả, nguyên nhân cơ bản là do: Tình hình tài chính còn hạn hẹp, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của nhà trường còn thiếu thốn, các trang thiết bị kỹ thuật thực hành nghề cũ, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong nhà trường. Trình độ quản lý của cán bộ nhân viên hạn chế, chưa nắm bắt được nhu cầu thực tế của sự phát triển xã hội về giáo dục và đào tạo. Nhà trường chưa có các giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh...
1.2. Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ở nhà trƣờng chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao công tác tuyển sinh.
- Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và quảng bá về nhà trường cho học sinh và phụ huynh học sinh ở các trường phổ thông.
- Giải pháp 2: Tăng cường công tác quản lý học sinh.
- Giải pháp 3: Đảm bảo tốt nhất các điều kiện về CSVC, TBDH, rèn luyện nghề của học sinh.
77
- Giải pháp 4: Xây dựng các chương trình liên kết đào tạo, liên thông lên CĐ, ĐH
- Giải pháp 5: Xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
- Giải pháp 6: Đổi mới chính sách hỗ trợ, khen thưởng học sinh.
1.3. Kết quả khảo nghiệm.
Những giải pháp mà chúng tôi đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao.Nếu trong thời gian tới có sự thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác tuyển sinh tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
1.4. Mục đích và nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã đƣợc giải quyết, giả thuyết khoa học đã đƣợc chứng minh.
2. Kiến nghị.
2.1. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
- Tăng cường chỉ đạo các cấp hoạt động tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của học nghề. Biên soạn bộ Tài liệu Tuyển
sinh học sinh của Tỉnh nhằm cung cấp thông tin về ngành nghề, chính sách
học nghề, chỉ tiêu và cơ sở dạy nghề của Tỉnh về ngành nghề, chính sách học nghề, chỉ tiêu và các cơ sở dạy nghề của Tỉnh cho tất cả học sinh hiểu rõ và tham gia học nghề. Có chính sách phân luồng học sinh tham gia học nghề.
- Chỉ đạo Sở Lao động – TBXH phối hợp chặt chẽ với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công ty và các doanh nghiệp, từng ngành nghề, bậc thợ, cho từng năm, từng kế hoạch để ký hợp đồng đào tạo với các trường dạy nghề về số lượng, chất lượng lao động.
2.2. Đối với trƣờng Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.
- Nhà trường cần coi trọng và tăng cường công tác tư vấn, nâng cao nhận thức để học sinh thấy được vào trường nghề không phải là con đường bế
78
tắc, bi quan trong bước đường phấn đấu đi lên của mỗi người. Việc tư vấn có thể thực hiện theo nhiều hình thức, tùy khả năng sáng tạo của từng trường.
- Trong quá trình tuyển sinh, nhà trường cần tăng cường quảng bá giới thiệu về trường và công khai các thông tin kế hoạch chương trình đào tạo, các chế độ chính sách…
- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể được cho việc học tập của học sinh, để học sinh thấy được sự quan tâm của trường với tư tưởng chỉ đạo “tất cả vì học sinh thân yêu” để học sinh yên tâm theo học.
- Nhà trường cần có giải pháp thích hợp và linh hoạt trong việc giải quyết chính sách học phí phù hợp. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm đối với học sinh. Nếu giải quyết thiếu cẩn thận, tạo ra những tiền lệ không không hấp dẫn học sinh, nếu giải quyết quá cứng nhắc thì một số học sinh thực sự khó khăn về kinh tế, không đủ tiền để vào học, ảnh hưởng đến việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh.
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng bộ Thanh Hóa
2. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2004
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015),Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2015 về việc ban hành Điều lệ trường cao đẳng.
4. Bộ LĐTB-XH (2008), Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 05 năm 2008 về việc ban hành Điều lệ mẫu trường Cao đẳng nghề.
5. Bộ LĐTB-XH (2008), Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 11 năm 2008 về việc ban hành hệ thống biểu mẫu sổ sách quản lí dạy và học trong đào tạo nghề.
6. Bộ LĐTB-XH (2008), Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 06 năm 2008 về việc hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề.
7. Bộ LĐTB-XH (2010), Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 09 năm 2010 quy định chuẩn giáo viên, giáo viên dạy nghề.
8. -
9. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hoá, Thanh Hóa đẩy mạnh công tác
dạy nghề để giải quyết việc làm, http://ngọc lac. thanhhoa.gov.vn
10. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.
80
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XII.
13. Nguyễn Minh Hoàng (2009), Tổ chức và quản lý công tác đào tạo,
trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Phương Đông Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Trần Khánh Hùng (2008), Giải pháp xây dựng phần mềm quản lý công
tác tuyển sinh, trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Phương Nam.
15. Hà Quang Khải (2007), Một số biện pháp quản lý công tác tuyển sinh, trường Trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Công an Nhân dân.
16. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, NXB GD,2004.
17. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quảnlý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục Hà Nội.
18. Quốc hội khóa XI (2006), Luật dạy nghề, (số 76/2006/QH11, ngày 29
tháng 11 năm 2006).
19. Quốc hội khóa XI (2009), Luật giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung 2009). 20. Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng
2000.
21. Nguyễn Minh Tú (2004), Một số biện pháp quản lý công tác đào tạo tại trường dạy nghề tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.
22. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTG ngày 19 tháng 04 năm 2011 về việc phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
81
23. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTG ngày 19 tháng 04 năm 2011 về việc phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt
Nam thời kỳ 2011-2020.
24. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 05 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020.
25. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng
06 năm 2012 về việcphê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020.
26. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng
05 năm 2014 về việcphê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020.
27. Hà Thế Vinh (2006), Một số biện pháp quản lý đào tạo tại trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Phú Lâm, quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
28. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.
82
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Gửi lãnh đạo, cán bộ - giáo viên - nhân viên)
………..
Để có những giải pháp phù hợp cho việc quản lý công tác tuyển sinh của trường, xin quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về những vấn đề dưới đây:
(Thầy/Cô đánh dấu X vào ô nào phù hợp với ý kiến của mình và cho ý kiến vào các câu hỏi mở)
Xin chân thành cảm ơn.
Câu 1: Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến việc lập kế hoạch tuyển sinh tại
trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá?
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá Tốt Khá Tru ng bình Chƣa đạt yêu cầu
1 Tính khoa học của kế hoạch TS - Về quy trình lập kế hoạch - Về các pp xây dựng kế hoạch - Về nội dung của bản kế hoạch 2 Tính cụ thể, chi tiết của kế hoạch TS
- Các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra rõ ràng - Có các biện pháp thực hiện cụ thể - Có phân công, phân nhiệm phù hợp - Có xác định hợp lý các nguồn lực...
83 - Có phương án dự phòng
3 Tính hiệu quả của kế hoạch (tuyển sinh đủ và vượt chỉ tiêu theo kế hoạch)
Câu 2: Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh