Thực hiện kế hoạch tuyển sinh

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 47 - 49)

Qua khảo sát 20 người là Lãnh đạo và CBQL các trường, 36 người là giáo viên, nhân viên tại trường, trong thời gian nào tháng 12/2015, bằng phương pháp xin ý kiến trả lời các câu hỏi mở sử dụng phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

44

Bảng 2.7.Bảng tổng hợp kết quả đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh tại trường CĐNCN TH.

TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (%)

(1) (2) (3) (4)

1. Sự phân cấp, phân quyền trong HĐTS 76,3 12,4 7,5 3,8 2. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. 13,8 24,6 52,1 9,5

3. Sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công

tác tuyển sinh. 18,7 58,5 15,9 6,9

4. Sự giám sát hoạt động của từng thành viên

và cả hệ thống. 22,4 27,6 10,7 39,3

5. Sự can thiệp và điều chỉnh của CBQL. 15,6 20,3 21,4 42,7

6. Sự động viên, kích thích, thúc đẩy các hoạt

động phát triển. 18,7 26,5 24,2 30,6

7. Sự đồng lòng, tích cực của các thành viên

trong HĐTS. 9,8 31,2 22,5 36,5

Chú thích: 1: Tốt; 2: Khá; 3: Trung bình; 4: Chưa đạt yêu cầu.

Qua bảng số liệu 2.7 trên chúng tôi nhận thấy khi thực hiện kế hoạch tuyển sinh thì:

- Sự phân cấp, phân quyền trong Hội đồng tuyển sinh: đa số ý kiến đánh giá ở mức độ tốt. Vì khi có công văn hướng dẫn tuyển sinh hằng năm thì vào thời điểm tháng 6 hàng năm nhà trường thành lập hội đồng tuyển sinh, thành lập các ban của hội tuyển sinh như ban thư ký, ban cơ sở vật chất tuyên truyền tuyển sinh… và đều có phân cấp, phân quyền trong hội đồng và các ban.

- Việc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên: đa số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình, vì mỗi thành viên cùng một lúc kiêm nhiệm nhiều công việc nên các công việc của họ được giao thường chung chung, chưa cụ thể.

45

- Sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác tuyển sinh: sự giám sát hoạt động của từng thành viên và cả hệ thống. Sự can thiệp và điều chỉnh của Cán bộ quản lý, sự động viên, khích lệ thuc đẩy các hoạt động phát triển nhìn chung đều được đánh giá là yếu. Vì tình hình tài chính hạn hẹp và trình độ quản lý của cán bộ nhân viên chưa đồng đều còn yếu, nhiều hạn chế nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý công tác tuyển sinh tại trường.

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)