Goodhue (1995) đề cập đến yếu tố sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ tác động đến kết quả công việc của cá nhân sử dụng hệ thống thông tin.
Etezadi-Amoli và Farhoomand (1996)chứng minh rằng các yếu tố bao gồmtính dễ sử dụng của công nghệ, chất lượng đầu ra của hệ thống, tính bảo mật của hệ thống, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các chức năng của công nghệ thông tin và sự thoả mãn của người dùng có tác động đến kết quả công việc cá nhân.
Tesch và cộng sự (1997) đề cập đến việc kỳ vọng về kỹ năng của người sử dụng hệ thống với sự cảm nhận kỹ năng chuyên nghiệp của họ có sự khác biệt là có sự khác biệt và có tác động đến kết quả công việc của họ.
Park và cộng sự (2007) đã kiểm tra các yếu tố gồm sự hiểu biết về hệ thống, chấp nhận sự thay đổi từ hệ thống mang lại, khả năng áp dụng hệ thống và mức độ hỗ trợ của tổ chức đến kết quả công việc cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố này đều có tác động đến kết quả công việc của người sử dụng CNTT.
Bueno và Salmeron (2008) chỉ ra rằngsự ủng hộ của nhà quản lý, truyền thông, đào tạo, hợp tác và độ phức tạp của kỹ thuật có tác động tích cực đến kết quả công việc của người sử dụng CNTT.
Christy (2015) đề cập đến các yếu tố gồm đặc điểm các nhân (khả năng sử dụng máy tính hiệu quả), đặc điểm của tổ chức (sự ủng hộ của tổ chức, đào tạo trong tổ chức), đặc điểm kỹ thuật của hệ thống (độ phức tạp, tính tương thích) tác động đến kết quả công việc của người sử dụng hệ thống.
Guimaraes và cộng sự (2016) đề cập đến các yếu tố gồm sự ủng hộ của nhà quản lý, đặc điểm cá nhân của người sử dụng, sự thỏa mãn của người sử dụng, các kỹ năng của nhà phát triển, đào tạo người sử dụng và truyền thông cho người sử dụng là các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả công việc của người sử dụng CNTT.