Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của viên chức trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 35 - 40)

Danh sách các đối tượng phỏng vấn và thông tin chính được thể hiện trong Phụ lục. Tổng số viên chức tham gia phỏng vấn là 11 người.

3.2.2.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Kết quả phỏng vấn cho thấy, những người tham gia phỏng vấn đều hiểu rõ các khái niệm nghiên cứu. Kết quả làm việc chịu tác động từ nhiều yếu tố. Ba yếu tố đề cập trong lý thuyết của luận văn: (1) ủng hộ của lãnh đạo, (2) đào tạo, (3) sự thỏa mãn trong công việc phù hợp với thực tiễn tại Sở TN&MT trong môi trường ứng dụng CNTT.

Hầu hết các viên chức đồng ý các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc là phù hợp và đầy đủ. Tỷ lệ đồng thuận là 100%.

Bảng 3. 2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình lý thuyết

Thang đo Mức độ đánh giá Tỷ lệ đồng thuận Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Kết luận Các yếu tố tác động đến kết

quả công việc

1. Sự ủng hộ của lãnh đạo 11 100%

2. Đào tạo 11 100%

3. Sự thỏa mãn trong công

việc 11 100%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính

Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu của đối tượng phỏng vấn và kết hợp với lý thuyết nghiên cứu cho thấy:

(1) Các yếu tố đề cập trong mô hình lý thuyết là đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tiễn tại Sở TN&MT.

(2) Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vai trò của: Sự ủng hộ của lãnh đạo, Đào tạo, Sự thỏa mãn trong công việc ảnh hưởng tích cực đến kết quả công

việc. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu là rất cần thiết được kiểm định.

Dựa trên kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm, mô hình lý thuyết được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại thị trường Việt Nam.

Tóm lại, các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm 4 khái niệm đơn hướng, đó là: 1. Sự ủng hộ của lãnh đạo, 2. Đào tạo, 3. Sự thỏa mãn trong công việc, 4. Kết quả công việc. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức trong đó: (1) Hoàn toàn phản đối, (2) Phản đối, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, và (5) Hoàn toàn đồng ý.

Từ các ý kiến đóng góp điều chỉnh thang đo, tác giả sẽ tổng hợp bổ sung, điều chỉnh các thang đo của các khái niệm nghiên cứu.

3.2.2.2. Xây dựng, điều chỉnh và phát triển thang đo

Thang đo “kết quả công việc” được kế thừa từ nghiên cứu của Sykes và cộng sự (2014) để đo lường kết quả công việc của viên chức trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin. Thang đo bao gồm 4 biến quan sát. Nhóm thảo luận thống nhất điều chỉnh câu chữ cho phù hợp với thực tế và được thể hiện ở Bảng 3.3.

1) Thang đo kết quả công việc

Bảng 3. 3. Nội dung thang đo kết quả công việc

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

KQCV1 Đảm bảo số lượng công việc đầu ra

Sykes và cộng sự (2014) KQCV2 Chất lượng công việc đầu ra được đảm bảo

KQCV3 Công việc đảm bảo tính chính xác

KQCV4 Liên kết (liên lạc) tốt giữa viên chức với nhà cung cấp hệ thống thông tin

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Sykes và cộng sự (2014)

Áp lực công việc được quan tâm là đảm bảo số lượng công việc đầu ra, chất lượng công việc đầu ra được đảm bảo cung như công việc đảm bảo tính chính xác. Sự liên kết (liên lạc) tốt giữa viên chức với nhà cung cấp hệ thống thông tin được kết nối chặt chẽ. Thang đo kết quả công việc đo lường bằng 4 biến quan sát được kí hiệu từ KQCV1 đến KQCV4.

2) Thang đo sự thỏa mãn của người sử dụng

Nghiên cứu này chấp nhận thang đo sự thỏa mãn của người sử dụng theo nghiên cứu của Doll và cộng sự (1988).

Bảng 3. 4. Nội dung thang đo sự thỏa mãn của người sử dụng

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

STM1 Nội dung thông tin được tạo ra từ hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu của anh/ chị

Doll và cộng sự (1988)

STM2 Anh/ chị hài lòng với tính chính xác của hệ thống thông tin

STM3 Hệ thống thông tin dễ sử dụng

STM4 Thông tin tạo ra từ hệ thống là rõ ràng

STM5 Anh/ chị nhận được thông tin đúng thời điểm yêu cầu

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Cronin và Taylor

(1992)

Thang đo sự thỏa mãn người sử dụng thể hiện qua các tiêu chí như sự đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, sự chính xác của hệ thống thông tin, hệ thống thông tin dễ dàng sử dụng, thông tin tạo ra từ hệ thống là rõ ràng, và thông tin đáp ứng thời điểm yêu cầu của công việc.

Thang đo sự thỏa mãn của người sử dụng kế thừa từ nghiên cứu của Doll và cộng sự (1988) được đo lường bằng 5 biến quan sát. Các biến quan sát được kí hiệu từ STM1 đến STM5.

3) Thang đo sự ủng hộ của lãnh đạo

Trong nghiên cứu này sử dụng thang đo của Wang và Chen (2006) để đo lường sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao đôi với việc ứng dụng CNTT.

Bảng 3. 5. Nội dung thang đo sự ủng hộ của lãnh đạo

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

SUH1 Lãnh đạo tham gia tích cực vào việc lựa chọn nhà cung cấp phần mềm và công ty tư vấn phát triển phần mềm

Wang và Chen (2006) SUH2 Lãnh đạo tham gia tích cực vào việc chuyển giao phần

mềm đến người dùng

SUH3 Lãnh đạo rất quan tâm đến kết quả/ hiệu quả của phần mềm

SUH4 Lãnh đạo nỗ lực để cung cấp ổn định và đầy đủ nguồn tài trợ cho việc triển khai và vận hành phần mềm SUH5 Lãnh đạo nhấn mạnh việc quản lý và kiểm soát quy

trình triển khai và vận hành phần mềm một cách hiệu quả

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Wang và Chen (2006)

Thang đo sự ủng hộ của lãnh đạo thể hiện nội dung về lãnh đạo tham gia tích cực vào việc lựa chọn nhà cung cấp phần mềm và công ty tư vấn phát triển phần mềm, hoặc lãnh đạo tham gia tích cực vào việc chuyển giao phần mềm đến người dung, tiếp theo là lãnh đạo rất quan tâm đến kết quả/ hiệu quả của phần mềm cũng như lãnh đạo nỗ lực để cung cấp ổn định và đầy đủ nguồn tài trợ cho việc triển khai và vận hành phần mềm. Cuối cùng, thang đo này thể hiện vào việc lãnh đạo nhấn mạnh việc quản lý và kiểm soát quy trình triển khai và vận hành phần mềm một cách hiệu quả. Thang đo sự ủng hộ của lãnh đạo

được đo lường bằng 5 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Wang và Chen (2006), kí hiệu từ SUH1 đến SUH5.

4) Thang đo đào tạo

Dựa theo nghiên cứu của Amoako-Gyampah và Salam (2004), nghiên cứu kế thừa và điều chỉnh thang đo đào tạo để áp dụng trong nghiên cứu này.

Bảng 3. 6. Nội dung thang đo đào tạo

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

DT1 Tôi đã hoàn thành khoá đào tạo được cung cấp

Amoako- Gyampah và Salam (2004) DT2 Trình độ hiểu biết của tôi đã được cải thiện đáng kể

sau khi trải qua chương trình đào tạo

DT3 Việc đào tạo đã cho tôi niềm tin vào hệ thống thông tin mới

DT4 Tôi được hỗ trợ kiến thức và cách vận hành của hệ thống

DT5 Khóa đào tạo hướng dẫn sử dụng hệ thống chi tiết đầy đủ

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Amoako-Gyampah và Salam (2004)

Nội dung thang đo đào tạo thể hiện việc hoàn thành khoá đào tạo, trình độ hiểu biết sau khi trải qua chương trình đào tạo, niềm tin vào hệ thống thông tin mới, hoặc kiến thức và cách vận hành của hệ thống được đào tạo chi tiết và đầy đủ. Thang đo đào tạo được đo lường bằng 5 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Amoako-Gyampah và Salam (2004), kí hiệu từ DT1 đến DT5.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của viên chức trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 35 - 40)