Nguyên nhân cùng những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh lào cai (Trang 62 - 66)

2.4 Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nƣớc về nguồn nhân lựcngành

2.4.3 Nguyên nhân cùng những bài học kinh nghiệm

Nguyên nhân khách quan:

- Tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán của địa

phương đã ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý nhà nước về NNL ngành thống kê

- Tình hình phát triển khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ tin học, ngoại ngữ…

- Chính quyền cơ sở:

+ Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thống kê của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương (huyện, thành phố) còn chưa đầy đủ, thậm chí là xem nhẹ công tác dự báo này. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thống kê, thiếu và chưa được quan tâm tổ chức thực hiện tốt. Tư tưởng coi nhẹ ngành thống kê còn tồn tại ở nhiều người, nhiều ngành trong xã hội. Một số địa phương, cán bộ thống kê chưa sâu sát cơ sở, chưa kịp thời nắm bắt biến động kinh tế xã hội, thiên tai dịch bệnh để đề xuất với cấp ủy Đảng và chính quyền có biện pháp giải quyết kịp thời có hiệu quả.

+ Công tác tuyên truyền giáo dục về luật pháp chính sách, phẩm chất đạo đức, xây dựng người cán bộ công chức nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chưa đáp ứng được yêu cầu. Tài liệu truyền thông còn thiếu, chất lượng chưa cao.

+ Biên chế và kinh phí hoạt động được phân bổ rất hạn hẹp. Chế độ chính sách về cán bộ ngành thống kê chưa hợp lý. Đời sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ làm công tác thống kê còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được mức sống ổn định để yên tâm làm việc.

- Thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp:

Trong những năm qua số cán bộ trẻ được tuyển dụng vào cơ quan ngày càng nhiều hơn, số năm công tác trung bình của cán bộ giảm dần. Thường thì phải có bề dày công tác ít nhất 5 năm trở lên mới coi là có thâm niên. Một thực tế là, cán bộ được đào tạo cơ bản ở các trường Đại học, nhưng tuyển dụng chưa chú trọng lắm đến chuyên môn, nhiều khi là trái ngành dẫn đến phải cho đi đào tạo lại. Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn.

- Thiếu động cơ làm việc của một số cán bộ, chuyên viên:

Phải chăng việc đào tạo chỉ tập trung vào một số cán bộ nguồn, chưa có

chính sách khuyến khích cán bộ tự tham gia học tập nâng cao trình độ về chuyên môn (thạc sĩ, tiến sĩ). Khả năng thăng tiến của cán bộ hạn hẹp, khó luân chuyển cán bộ trong nội bộ và sang ngành khác.

Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác xây dựng thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao còn chưa được quan tâm, tầm nhìn chiến lược trong công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành thống kê còn kém dẫn đến chất lượng quản lý nhà nước về NNL còn nhiều hạn chế.

- Chính sách đào tạo bồi dưỡng NNL chưa hiệu quả là do chưa trú trọng, chưa bố trí đúng vị trí việc làm, chưa xác định rõ vị trí công việc dẫn đến tính chuyên môn hoá không cao, việc cử người đi đào tạo chưa trọng tâm...

- Đề ra các chương trình, kế hoạch để thực hiện Nghị quyết chưa cụ thể, chưa mang tính chiến lược về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nên chưa chuẩn bị đầy đủ cán bộ kế thừa để đáp ứng với nhiệm vụ của từng giai đoạn.

- Một bộ phận cán bộ, công chức, người lao động còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết và xử lý công việc. Một số chưa có khả năng dự báo để chủ động xây dựng chương trình kế hoạch công tác, thực thi nhiệm vụ chuyên môn được giao, thiếu khả năng tổng hợp và thiếu sự phối hợp trong công việc, nên hiệu quả công tác chưa cao; khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và giải quyết công việc với người nước ngoài còn hạn chế, thiếu kiến thức hội nhập quốc tế trong tình hình mới; tác phong, lề lối làm việc chậm đổi mới; văn hóa công sở, giao tiếp hành chính và thái độ, ứng xử chưa thể hiện tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ. Với những kết quả nghiên cứu thực tiễn tại Cục thống kê tỉnh Lào Cai, tác giả tin tưởng rằng, việc đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về NNL tại Cục Thống kê tỉnh Lào Cai trong giai đoạn phát triển tiếp theo là một tất yếu khách quan.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã nghiên cứu tổng quan về địa bàn nghiên cứu tỉnh Lào Cai với những yếu tố về lịch sử, địa lý, tài nguyên, dân số, con người...Đồng thời cũng tìm hiểu về thế mạnh và các tiềm năng KTXH mà tỉnh Lào Cai đang sở hữu.

Trong chương này tác giả cũng đã đi sâu vào nghiên cứu về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành thống kê trên địa bàn Lào Cai , thực trạng về công tác đào tạo nhân lực, tổ chức bộ máy quản lý của Cục Thống kê Lào Cai.

Chương 2 cũng trình bày kết quả nghiên cứu về chất lượng hiện nay của NNL ngành thống kê trên địa bàn Lào Cai với các thống kê khoa học cụ thể và kết quả chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực dựa trên những số liệu và thống kê thực tế trong khoa lưu trữ và do tác giả khảo sát và thu thập được. Đây là cơ sở cho việc đề ra giải pháp và tổng kết nghiên cứu và đề xuất kiến nghị trong phần nghiên cứu tiếp theo của công trình.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THỐNG KÊ TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2025

3.1. Mục tiêu, quan điểm, phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về NNL ngành thống kê tỉnh Lào Cai đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh lào cai (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)