Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnhLào Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh lào cai (Trang 40)

2.1.1. Vị trí địa lý

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 265 km theo đường bộ. Diện tích tự nhiên: 6.383,89 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).

Phân chia hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thể hiện qua hình 2.1:

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai 2017

(Nguồn: UBND tỉnh Lào Cai 2017) Lào Cai có đường biên giới giáp tỉnh Vân Nam-Trung Quốc với 203 km. Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh.

Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Dân số: Dân số toàn tỉnh: 674.530 người (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016). Mật độ dân số bình quân: 106 người/km2.

- Dân tộc: Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông chiếm 22,21%, Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,... Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố của tỉnh

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 164 xã, phường, thị trấn.

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

- Đất: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 6.383,88 km2, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp có 135.527,45 ha, đất lâm nghiệp 358747,69 ha, đất chuyên dùng 17.975,66 ha, đất ở 4.888,66 ha.

- Nƣớc: Hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 40C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.

- Rừng: Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 51.905 m3 gỗ (trong đó, rừng tự nhiên 225 m3; gỗ rừng trồng 51.680 m3, gỗ nguyên liệu giấy 15.580m3); 1.196.000 cây tre, vầu các loại. Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 358.747,69 ha, chiếm 56,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có có 2.024 loài thực vật thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùngv.v… động vật có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam).

- Khoáng sản: Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương.

Tóm lại, có thể khẳng định tỉnh Lào Cai có các điều kiện thuận lợi về địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng, KT-XH ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị, an ninh biên giới ổn định, nội bộ Đảng đoàn kết, thống nhất. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước vào trong tỉnh.

Để tận dụng những điều kiện thuận lợi của tỉnh và nắm bắt thời cơ trong bối cảnh mới, bên cạnh việc nâng cao chất lượng NNL nói chung, còn phải đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về NNL này. Đối với Cục Thống kê cần đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về NNL để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành, của địa phương trong điều kiện mới.

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực Cục Thống kê tỉnh Lào Cai

Cục Thống kê tỉnh Lào Cai là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thống kê thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê KT-XH cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Cục Thống kê tỉnh được tổ chức theo hệ thống dọc từ tỉnh đến địa phương (các huyện, thành phố) theo đơn vị hành chính: Cơ quan Cục Thống kê ở tỉnh với 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ; các cơ

quan thống kê ở địa phương với 9 Chi cục Thống kê huyện, thành phố với tổng số 83 cán bộ công chức.

NNL Cục Thống kê tỉnh Lào Cai có thể hiểu là những người đang làm việc trong ngành, là lực lượng lao động đang tham gia thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của ngành. Cụ thể, đó là những người làm việc trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thống kê trực thuộc Cục Thống kê tỉnh Lào Cai.

2.2.1. Quy mô

Số lượng cán bộ công chức ngành thống kê tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015- 2017 được thể hiện qua bảng 2.1:

Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng cán bộ công chức ngành thống kê tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Người

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

(+,-) (%) (+,-) (%)

Tổng số cán bộ,

công chức 78 80 83 2 2,6 3 3,8

(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính, Cục Thống kê tỉnh Lào Cai)[6]

Tổng số cán bộ, công chức ngành thống kê Lào Cai tính đến 31/12/2017 là 83 người, với số biên chế không lớn, tuy nhiên cùng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế vì vậy quy mô nguồn nhân lực cũng tăng dần theo từng năm, cụ thể năm 2015 là 78 người, năm 2017 là 83 người.

Quy mô NNL ngành thống kê tỉnh Lào Cai tuy có tăng trưởng nhưng rỏ ràng tăng quá chậm, không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế của công tác thống kê và thực trạng nhu cầu NNL của ngành. Đội ngủ NNL có quy mô quá hạn chế, chỉ cơ bản đắp ứng, không đầy đủ và sát với thực tiễn.

2.2.2. Cơ cấu

2.2.2.1. Theo giới tính

Cơ cấu nhân lực theo giới tính của ngành Thống kê tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015- 2017 được thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2. Cơ cấu nhân lực theo giới tính của ngành Thống kê tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015- 2017

2015 2016 2017 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Nam 40 51,3 40 50,0 42 50,6 Nữ 38 48,7 40 50,0 41 49,4 Tổng số 78 100 80 100 83 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính, Cục Thống kê tỉnh Lào Cai)[6]

Bảng 2.2 cho thấy Sự chênh lệch và biến động về số lượng cũng như tỷ trọng giữa lao động nam và lao động nữ không lớn, năm 2017 là 42 nam, 41 nữ. Điều này chứng tỏ Cục thống kê tỉnh Lào Cai luôn tạo điều kiện, cơ hội như nhau cho cả lao động nam và lao động nữ để họ phát huy tốt nhất hiệu quả làm việc.

Số liệu từ bảng 2.2 được thể hiện qua hình 2.2:

47.00% 48.00% 49.00% 50.00% 51.00% 52.00% 2015 2016 2017 51,3% 50% 50,6% 48,7% 50% 49,4% Nam Nữ

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu nhân lực thống kê tỉnh Lào Cai phân theo giới tính giai đoạn 2015-2017

( Theo số liệu Bảng 2.2) Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng nam, nữ của nhân lực của Cục Thống kê tương đối đồng đều, thậm trí năm 2016 tỷ lệ nam, nữ bằng nhau (50%). Tuy nhiên tỷ lệ nam có su hướng tăng lên ở năm 2017, chiếm 50,6% so với tổng số.

2.2.2.2. Theo độ tuổi

Đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động của Cục thống kê tỉnh Lào Cai

ngày càng trẻ hóa. Đây là tác động tích cực về chất lượng NNL của đơn vị hiện nay.

Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của ngành thống kê Lào Cai được thể hiện qua bảng 2.3:

Bảng 2.3. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của ngành thống kê Lào Cai

STT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi 16 20,5 18 22,5 19 22,7 2 Từ 30-40 tuổi 22 28,2 23 28,7 25 29,8 3 Từ 41-50 tuổi 25 32,1 24 30,0 25 29,8 4 Trên 50 tuổi 15 19,2 15 18,8 14 16,7 Tổng số 78 100 80 100 83 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính, Cục Thống kê tỉnh Lào Cai)[6]

NNL tại Cục thống kê tỉnh Lào Cai phân bổ ở các nhóm tuổi tương đối đồng đều và có xu hướng trẻ hoá, cụ thể, năm 2017 nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm 22,7%; nhóm tuổi từ 30-40 tuổi chiếm 29,8%; nhóm tuổi từ 41-50 tuổi chiếm 29,8% và nhóm tuổi trên 50 tuổi chiếm 16,7% . Ngoại trừ nhóm tuổi trên 50 tuổi có xu hướng giảm theo từng năm, còn lại nhân lực ở các nhóm tuổi còn lại đều có cơ cấu tăng lên theo từng năm. Thực tế cho thấy, ưu điểm của nhóm lao động trẻ dưới 30 là khả năng thành thạo tin học, nhanh nhẹn, ham học hỏi đây là một lợi thế của ngành do hầu hết các phần việc của ngành như công nghiệp, xây dựng, vốn đầu tư, dân số, văn xã, thương mại vận tải…đều được thực hiện bằng các phần mềm tin học từ khâu chọn mẫu đến thiết kế phiếu điều tra, tổng hợp nhập tin và cho số liệu đầu ra đều được thực hiện trên máy vi tính.

Lao động ở nhóm tuổi từ 30 - 40 tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên theo từng năm. Đây là nhóm lao động trẻ, khỏe, năng động, giàu nhiệt huyết, có sức khỏe tốt và kinh nghiệm chuyên môn. Nhìn chung, với tính chất và đặc thù của ngành thì cơ cấu lao động của Cục thống kê tỉnh Lào Cai là một lợi thế trong thực thi nhiệm vụ và phát triển ngành. Lao động ở nhóm tuổi từ 41-50 tuổi chiếm tỷ trọng cao qua các năm, ở nhóm tuổi này hầu hết người lao động đều đang

ở độ chín về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng nghề nghiệp. Họ hầu hết đã khẳng định được bản thân và hầu hết là lãnh đạo cấp Cục, phòng và các Chi cục, họ sẽ là tấm gương tốt cho thế hệ sau noi theo.

Lao động ở độ tuổi từ 30-40 tuổi và từ 41 - 50 chiếm tỷ trọng cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại chứng tỏ nguồn nhân lực ngành thống kê đang ở giai đoạn sung sức nhất. Ở nhóm tuổi này người lao động có sức trẻ kết hợp với kinh nghiệm, có niềm say mê nghề nghiệp và ý chí phấn đấu cao. Những người trong độ tuổi này sẽ luôn cố gắng để khẳng định bản thân với đồng nghiệp và khẳng định mình trong ngành vì họ luôn cầu mong có sự thăng tiến trong công việc. Vì vậy, họ sẽ luôn hết mình với công việc, chan hoà và đoàn kết, cạnh tranh nhưng bình đẳng với nhau khi cùng làm việc trong tổ chức.

2.2.2.4. Cơ cấu theo chuyên ngành

Việc đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành thống kê tỉnh Lào Cai là một trong những ưu tiên cần thiết. Năng lực của cán bộ thống kê được cơ cấu theo chuyên ngành trong đơn vị công tác.

Cơ cấu nhân lực theo chuyên ngành của ngành Thống kê tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 2.4:

Bảng 2.4. Cơ cấu nhân lực theo chuyên ngành của ngành Thống kê tỉnh Lào Cai 2015-2017

2015 2016 2017 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Thống kê 57 73,1 59 73,8 61 73,5 Kinh tế 5 6,4 5 6,2 5 6,0 Ngành khác 16 20,5 16 20,0 17 20,5 Tổng 78 80 83

(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính, Cục Thống kê tỉnh Lào Cai)[6]

Nhân lực có chuyên ngành về thống kê vẫn chiếm chủ yếu trên 73% qua các năm, do đặc thù công việc của ngành là điều tra, tổng hợp, phân tích số liệu nên

trình độ chuyên môn nhân lực chủ yếu là ngành thống kê; nếu như năm 2017 nhân lực thuộc ngành thống kê chiếm 73,5% tổng số cán bộ thì ngành kinh tế chỉ là 6% còn lại là các ngành khác 20,5%.

2.2.2.5. Theo ngạch công chức

Cơ cấu nhân lực theo ngạch công chức của ngành Thống kê Lào Cai giai đoạn 2015-2017 được thể hiện qua bảng 2.5:

Bảng 2.5. Cơ cấu nhân lực theo ngạch công chức của ngành Thống kê Lào Cai 2015-2017

2015 2016 2017 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) TKVC 6 7,7 5 6,2 5 6,0 TKV và TĐ 48 61,5 54 67,5 59 71,1 Cán sự và TĐ 24 30,8 21 26,3 19 22,9 Tổng 78 80 83

(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính, Cục Thống kê tỉnh Lào Cai)[6]

Qua bảng 2.5 ta thấy đa phần nhân lực ngành Thống kê giữ ngạch Thống kê viên và tương được 61,5% năm 2015 và 71,1% năm 2017. Ngạch Thống kê viên chính chỉ chiếm 7,7% năm 2015 và 6% năm 2017 còn lại là ngạch cán sự và tương đương chiếm 30,8% năm 2015 và 22,9% năm 2017 có xu hướng giảm dần qua các năm, nhìn vào số liệu ta thấy cơ bản nguồn nhân lực ngành Thống kê đã đáp ứng được yêu cầu công việc, tuy nhiên ngạch Thống kê viên chính còn quá thấp, chứng tỏ còn có sự mất cân đối trong cơ cấu NNL chất lượng cao trong ngành. Đây cũng là tình trạng chung trong các ngành hiện nay, vì theo quy định thì đơn vị phải rà soát từng vị trí cán bộ có cần trình độ Thống kê viên chính hay không? Hoặc khi cán bộ đủ điều kiện dự thi thì tuổi đã cao nên ngại đi học, ngại thi…

2.2.3. Chất lượng

2.2.3.1. Về trình độ đào tạo

Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn của ngành Thống kê Lào Cai 2015-2017 được thể hiện qua bảng 2.6:

Bảng 2.6. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn của ngành Thống kê Lào Cai

Năm Tổng số

Trình độ chuyên môn Đại học- trên

đại học Cao đẳng Trung cấp

Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2015 78 54 69,2 9 11,5 15 19,3 2016 80 60 75,0 8 10,0 12 15,0 2017 83 64 77,1 8 9,6 11 13,3

(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính, Cục Thống kê tỉnh Lào Cai)[6]

Tính đến tháng 12 năm 2017 tổng số cán bộ công chức trong toàn ngành của Cục Thống kê Lào Cai là 83 người, trong đó, trình độ đại học, trên đại học là 64 người, chiếm 77,1%; cao đẳng có 8 người, chiếm 9,6%; trung cấp có 11 người, chiếm 13,3%.

Số liệu từ bảng 2.6 được thể hiện qua biểu đồ hình 2.3:

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 2015 2016 2017 69.20% 75% 77.10% 11.50% 10% 9.60% 19.30% 15% 13.30% ĐH-trên ĐH Cao đẳng Trung cấp

Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu nhân lực ngành thống kê tỉnh Lào Cai theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Số liệu bảng 2.6)

Qua hình 2.3, ta thấy NNL có trình độ đại học, trên đại học chiếm đa số và tăng lên hàng năm, ngược lại nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp có chiều hướng giảm dần, tuy nhiên trong điều kiện nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với một thế giới đầy biến động như hiện nay số nhân lực của ngành có trình độ

cao đẳng và trung cấp còn nhiều. Do hệ thống giáo dục nước ta chưa có trường Đại học Thống kê, cả nước hiện nay chỉ có 02 trưởng Cao đẳng Thống kê đào tạo chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh lào cai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)