Nhóm giải pháp về kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh lào cai (Trang 87 - 91)

Bộ máy quản lý NNL ngành thống kê cũng cần được hoàn thiện, hệ thống này phải được xây dựng chuyên trách, cơ cấu rõ ràng và khoa học đảm bảo công tác quản lý vận hành trơn chu.

Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng xây dựng hoàn thiện, đồng bộ hệ thống để vừa đảm bảo giám sát tốt vừa khuyến khích và thúc đẩy NNL phát triển.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về NNL ngành Thống kê Lào Cai theo hướng rà soát, chuyên môn hóa, tránh trồng chéo chức năng, nhiệm vụ và phân định rõ trách nhiện của cơ quan về NNL.

- Rà soát, hoàn thiện, ban hành các chính sách thu hút nhân tài đến làm việc. Có chính sách đãi ngộ và trọng dụng nhân tài để có thể tìm nguồn và tạo nguồn nhân lực chất lượng.

- Chú trọng việc bố trí, sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực cá nhân, nhằm phát huy tối đa sở trưởng của người lao động, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi năng động, cạnh tranh nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của cán bộ, công chức.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu thực trạng về chất lượng NNL ngành Thống kê tỉnh Lào Cai, tác giả đã đề ra những định hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác quản lý nhà nước, công tác thống kê trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong đó cơ sở chính là Cục Thống kê tỉnh Lào Cai. Bằng các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, thu hút đầu tư phát triển nhân lực, quản lý và sử dụng nhân lực ở các cơ quan chức năng tại địa phương này.

Chương 3 là chương quan trọng, giải quyết vấn đề nghiên cứu mà công trình đã đặt ra đó là giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thống kê, tăng cường công tác cán bộ, thanh tra kiểm soát cũng như công tác quản lý nhà nước về NNL ngành Thống kê của tỉnh

Đồng thời chương 3 là tiền đề cơ sở khoa học để rút ra kết luận và kiến nghị cho phần tiếp theo.

KẾT LUẬN

Trong thời đại hội nhập và phát triển, kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, thì NNL càng đóng vai trò quan trọng. Quản lý nhà nước về NNL cũng vì thế mà ngày càng được quan tâm. Là một ngành vô cùng quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của nền kinh tế, trong những năm qua đã áp dụng nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn trong quản lý NNL và đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lượng và chất lượng, phục vụ cho công tác chuyên môn của ngành cũng như phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH.

Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về NNL nói chung và NNL ngành Thống kê nói riêng, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về NNL ngành Thống kê trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý và nâng cao chất lượng NNL của ngành

Cụ thể, luận văn đã chỉ ra những hạn chế về đầu tư, về trình độ chuyên môn, động lực làm việc... đề xuất những giải pháp về đổi mới quản lý, xây dựng chiến lược đào tạo bài bản, hệ thống, đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyển dụng... thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển, tác giả cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá áp dụng cho tỉnh Lào Cai trong nhiệm vụ phát triển NNL ngành Thống kê. Tác giả tin rằng một tương lai không xa, NNL ngành Thống kê Lào Cai sẽ ngày càng thu hút được những nhân lực trẻ và tài năng, đào tạo bồi dưỡng họ thành những cán bộ vừa "Hồng" vừa "Chuyên", góp phần đáp ứng tốt những yêu cầu mới đang đặt ra trong những năm tiếp theo. Tuy vậy, công tác quản lý nhà nước về NNL là nội dung rộng lớn, khó khăn và phức tạp, nên những nội dung và đề xuất mà tác giả nêu trong luận văn chưa thể bao quát hết tất cả những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Đồng thời, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nên rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng, của các thầy, cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính ứng dụng cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (tháng 7 năm 2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Quyết định số 299/QĐ-TCTK ngày 04/02/2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực Thống kê

Việt Nam giai đoạn 2011-2020”.Hà Nội.

3. Bộ Nội vụ (2003), “Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Mai Quốc Chánh, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1999.

5. Cục Thống kê Lào Cai, Báo cáo Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2010-2015. Lào Cai.

6. Cục thống kê tỉnh Lào Cai, Phòng Tổ chức-Hành chính, Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, (2015-2017) Báo cáo công tác tổ chức, cán bộ. Lào Cai.

7. Lâm Chí Dũng (2014), “Nâng cao chất lượng nhân lực các công ty lữ hành

Miền Trung qua một cuộc khảo sát - nhận định và giải pháp”, luận văn Thạc

sĩ Đại học Quy Nhơn, Bình Định.

8. Nguyễn Hữu Dũng (2003), “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt

Nam”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc (2001): “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào

công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia Hà nội.

10. Đoàn Văn Khái (2005), “Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở

Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

11. Nguyễn Ngọc Lam (2007), , đã thực hiện nghiên cứu “Tình hình phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long”. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

12. Nguyễn Lộc, (2010), “Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam”. Hà Nội.

13. Liên Hợp Quốc (2016), “Hội thảo những vấn đề về phát triển nguồn nhân lực”, Hà Lan.

14. Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008.

15. Luật Thống kê kê sửa đổi ngày 23 tháng 11 năm 2015.

16. Lê Thị Mai (2015), “Phát triển NNL con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre”, luận văn thạc sỹ đại học Thương mại, Hà Nội.

17. Ngô Văn Ninh (2012), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Thống

kê tỉnh Tuyên Quang”, đề tài thạc sĩ đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

18. Nedler & Naedler (2014), “Nguồn nhân lực- sự sống còn của phát triển xã hội”, luận án tiếng sĩ đại học Amsterdam, Vương quốc Anh.

19. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), “Quản lý nguồn nhân lực

ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ về việc

Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Hà Nội.

21. Phạm Công Nhất (2008), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

đổi mới và hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản số 786 (tháng 4 năm 2008).

22. Quốc hội (2011), Quyết định 1803/QĐ - TTg ngày 18 tháng 10 năm 2011,về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”. Hà Nội

23. Quốc hội (2010), Quyết định Số: 54/2010/QĐ-TTg, ngày 24 tháng 8 năm 2010, về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hà Nội.

24. Quyết định số 229/QĐ-TCTK ngày 02/4/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Lào Cai. Hà Nội.

25. Nguyễn Hữu Tiệp (2010) Giáo trình nguồn nhân lực, Nxb Lao động-xã hội. Hà Nội.

26. Trần Văn Tùng, (1996), “Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và

thực tiễn nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

27. Từ điển bách khoa toàn thư tiếng Việt 2017

28. Đỗ Thị Thạch (2011), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện

Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Lịch sử Đảng số 7/2011. Hà Nội.

29. Nguyễn Thanh (2015), “Phát triền nguồn nhân lực phục vụ Công nghiệp

hóa, Hiện đại hóa đất nước”, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh lào cai (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)