Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NNL ngànhthống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh lào cai (Trang 34)

chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thống kê và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác; thi đua, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về cán bộ, công chức thống kê thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NNL ngành thống kê thống kê

1.2.3.1. Nhân tố khách quan - Hệ thống giáo dục, đào tạo:

Chất lượng giáo dục, đào tạo là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng NNL, là yếu tố tham gia một cách trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển của mọi tổ chức. NNL chất lượng cao là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo. Năng lực này có được thông qua giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, ngay cả việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng giáo dục, đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Khi chất lượng NNL tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề... được nâng cao đồng nghĩa với việc tổ chức có cơ hội tuyển dụng được nhân lực có trình độ chuyên môn tốt, giảm thiểu chi phí đào tạo lại của tổ chức. Ngoài ra, việc các đơn vị, tổ chức tự đào tạo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì mỗi ngành đều có đặc điểm và tính chất hoạt động riêng. Do vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu riêng của từng ngành.

- Sự phát triển kinh tế - xã hội:

Phát triển NNL vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển KT-XH. Muốn phát triển KT-XH thì phải có một NNL chất lượng cao; ngược lại phát triển mọi mặt KT-XH tạo điều kiện cho NNL ngày càng phát triển. Sự phát triển mọi mặt KT-XH thực chất là sự phát triển vì con người. Trình độ phát triển KT-XH càng cao thì con người càng có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu vật chất của mình, và do

vậy cũng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Qua đó con người tự hoàn thiện chính bản thân mình, phát triển mình và thúc đẩy xã hội phát triển. Khi KT-XH phát triển cao sẽ tạo điều kiện để thỏa mãn mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần cho con người. Theo đó, con người được ăn uống đầy đủ, có điều kiện học tập, được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và được hưởng thụ văn hóa tinh thần, được chăm sóc sức khỏe và được tham gia thể dục thể thao nâng cao thể lực. Do đó, KT-XH phát triển cao sẽ là yếu tố quyết định, tạo điều kiện cho chất lượng NNL cả nước nói chung và của mỗi ngành, cơ quan, tổ chức nói riêng được nâng lên.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ:

Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút NNL mới có kỹ năng cao. Khoa học công nghệ càng tiến bộ thì khoảng cách từ khoa học công nghệ đến sản xuất càng rút ngắn, cơ cấu nhân sự của ngành thống kê cũng thay đổi theo. Sự phát triển không ngừng và những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã cho ra đời những công nghệ hiện đại mà nó đòi hỏi NNL có chất lượng cao mới đáp ứng được. Việc áp dụng công nghệ mới cho phép nhà lãnh đạo lựa chọn chính sách sử dụng nhiều hay ít lao động và đòi hỏi những điều kiện nhất định về lao động

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan - Quan điểm của lãnh đạo

Quan điểm của nhà lãnh đạo trong ngành thống kê về “nâng cao chất lượng NNL” sẽ tác động tới hệ thống chính sách, sự đầu tư cho nguồn lực này ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, các chính sách tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp xếp lao động, đãi ngộ, lương thưởng, phúc lợi… có tác động trực tiếp đến hoạt động nâng cao chất lượng NNL. Thực hiện tốt các chính sách này sẽ giúp ngành thống kê có NNL đủ mạnh về chất và lượng phục vụ mục tiêu, chiến lược của mình. Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả công tác chỉ đạo, kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển NNL trong tổ chức. Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được những giá trị mà NNL chất

lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp thì sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng tổ chức vững mạnh. Ngược lại, nếu không nhận ra được tầm quan trọng của NNL trong tổ chức mình, không tạo ra được những lợi ích để thu hút, giữ chân nhân tài, đồng nghĩa với việc tổ chức đó không thể phát triển bền vững và ổn định.

- Môi trường làm việc

Môi trường làm việc không chỉ bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho công việc mà còn bao gồm những mối quan hệ giữa đồng nghiệp, cấp trên - cấp dưới, không khí làm việc, phong cách, cách thức làm việc của tổ chức. Một môi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện, cơ hội để người lao động thể hiện năng lực, phát triển bản thân, cống hiến hết mình, gắn bó lâu dài với ngành thống kê. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh đảm bảo được tính công bằng, cạnh tranh lành mạnh sẽ là nhân tố kích thích người lao động phát triển.

- Đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo là hoạt động học tập nhằm giúp người lao động tiếp thu và rèn

luyện các kĩ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đây là biện pháp không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng NNL. Mục tiêu của đào tạo là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ Làm việc của người lao động, qua đó giúp tổ chức sử dụng có hiệu quả tối đa NNL hiện có nhằm thực hiện tốt các mục tiêu được đặt ra trong hiện tại cũng như trong tương lai của ngành thống kê. Để nâng cao chất lượng NNL thì công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL hết sức quan trọng. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức sẽ đảm bảo cho NNL của tổ chức có thể thích ứng và theo sát kịp thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho cơ quan, tổ chức có lực lượng cán bộ, công chức giỏi về chất lượng, có đủ trình độ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đào tạo, đào tạo lại còn là giải pháp để nâng cao trình độ văn hóa nghề, khả năng giao tiếp, nâng cao phẩm chất của người lao động.

- Tình hình tài chính

Nâng cao chất lượng NNL là nhu cầu thiết yếu về mỗi tổ chức. Tuy nhiên, mọi hoạt động và quyết định nhân sự phải dựa vào tình hình tài chính thực tế của tổ

chức. Chúng ta không thể đòi hỏi tổ chức nâng cao chất lượng NNL trong khi chi phí quá lớn so với khả năng chi trả của tổ chức. Trong trường hợp tổ chức có tình hình tài chính tốt thì có thể xây dựng một chế độ đãi ngộ vượt trội so với tổ chức khác nhằm thu hút nhân tài.

- Nhận thức của người lao động về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Muốn nâng cao chất lượng, trước tiên, chính bản thân người lao động phải nhận thức được sự phù hợp của bản thân về công việc mình đã có và còn cần những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất gì, từ đó ý thức, tự giác học hỏi nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Bởi nâng cao chất lượng NNL trong ngành thống kê không chỉ từ một phía lãnh đạo ngành mà bản thân người lao động cũng phải mong muốn và có thái độ hợp tác thì mới dễ dàng thực hiện và hiệu quả đạt được sẽ cao nhất.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về NNL ngành thống kê ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho ngành thống kê Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Mỹ: Để phát triển NNL ngành, Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nước duy nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là rất nhiều các nhà khoa học, bác học giỏi từ châu Âu và nhiều nước khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Thực tế này trả lời cho câu hỏi, tại sao hiện nay Mỹ là một trong những nước có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.

Mọi hoạt động thống kê của Mỹ đều được quản lý bằng hiến pháp và pháp luật, nơi các nhân lực phải làm việc đúng trách nhiệm, nhiệm vụ, việc trau dồi kỹ năng và kinh theo quy chế đào thải thẳng thừng, dựa vào năng lực thật sự của bản thân mỗi cán bộ. Quản lý nhà nước về NNL ngành thống kê tại Mỹ là sự đào tạo bài bản, quản lý nhân sự bằng pháp luật nghiêm minh và tiến bộ, cơ chế quản lý giúp bản thân nhân sự phải tự cải thiện, tiến bộ và trau dồi đạo đức.

Như vậy, ở Mỹ giáo dục và đào tạo được nhìn nhận không chỉ là một động

lực của sự phát triển mà còn là một trong những hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển của mình.

- Singapore: Singapore được coi là hình mẫu về phát triển NNL.Thực tế đã minh chứng, quốc gia nhỏ bé này đã rất thành công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu châu Á.

Sự phát triển kinh tế đòi hỏi Singarpore phải mau chóng có NNL ngành thống kê chất lượng cao, đó là đội ngũ các nhà khoa học và lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao.

Singarpore đã sao chép hiến pháp, các bộ luật của các nước tiến bộ phương Tây như Mỹ, Anh và cả nền giáo dục, đào tạo nhân lực của các quốc gia này và chỉnh sửa cho hợp lý với điều kiến thực tế của đất nước. Chính điều này đã giúp cho quốc gia này đỡ mất thời gian soạn thảo, thử nghiệm các hệ thống pháp luật, giáo dục mà vẫn có một hệ thống quản lý nhà nước, và đào tạo NNL tiến bộ và hiệu quả chẳng kém các nước tiến bộ nhất thế giới, trong đó có NNL về thống kê.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm của ngành thống kê Việt Nam

Thứ nhất, cần xác định đúng vai trò và vị trí của NNL. Trong tất cả các nguồn lực phát triển kinh tế, thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định về mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt khi mà khoa học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại, với hàm lượng chất xám ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mỗi sản phẩm làm ra, con người càng tỏ rõ vai trò quyết định của mình trong tiến trình phát triển.

Thứ hai, để có NNL đáp ứng yêu cầu phát triển, phải có hệ thống chính sách đồng bộ, nhưng quan trọng nhất vẫn là chú trọng đầu tư cho giáo dục, từ phổ thông cho đến đại học và các trường nghề. Giáo dục đào tạo giữ vị trí quyết định đến chất lượng NNL. Phát triển giáo dục đào tạo là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển KT-XH nhằm tạo ra NNL có trình độ cao để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Để làm được điều này, Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống giáo dục, đào tạo phù hợp với điều kiện trong nước, từng khu vực nhưng phải tiếp cận được nền giáo dục tiên tiến của thế giới.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NNL. Việc này đòi hỏi phải có những giải pháp tổng hợp và nỗ lực chung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong đó, tập trung làm tốt những công tác sau: dự báo cầu lao động; tuyển dụng và tạo điều kiện để họ có cơ hội làm việc; có chế độ đãi ngộ vật chất thoả đáng.

Thứ tư, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật cho khoa học - công nghệ như cơ sở nghiên cứu khoa học; trung tâm đào tạo nhân tài. Từng bước hiện đại hoá các cơ sở này theo những tiêu chuẩn quốc tế; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp nghiên cứu, đào tạo theo hướng của các nước tiên tiến. Bên cạnh đó, cần có cơ chế thu hút các nhà khoa học nước ngoài, đặc biệt chuyên gia là Việt kiều về làm việc trong nước (có thể là 1 thời gian nào đó trong năm).

Thứ năm, phát triển NNL phải củng cố khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như khu vực trên cơ sở kế thừa và giữ vững những tinh hoa văn hoá dân tộc. Do vậy, việc tăng cường học tập những kinh nghiệm quốc tế trong phát triển NNL, trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất phải lựa chọn chiến lược, phương thức phát triển riêng phù hợp với truyền thống dân tộc và điều kiện phát triển KT-XH của Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 nghiên cứu cơ sở khoa học cho đề tài, bao gồm các khái niệm về NNL, NNL ngành thống kê, các cơ sở để đánh giá chất lượng NNL ngành thống kê, bộ máy tổ chức NNL ngành thống kê cấp tỉnh. Mặc khác, Luận văn đã nêu một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước về NNL ngành thống kê, bao gồm khái niệm quản lý nhà nước về NNL ngành thống kê, nội dung, công cụ, phương hướng...đã được tác giả trình bày chi tiết trong chương này.

Tác giả cũng đã nêu một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về NNL ngành thống kê của một số nước và rút ra bài học cho nước ta.

Chương 1 sẽ là cơ sở khoa học và tiền đề cho việc nghiên cứu chương 2, chương 3 và việc rút ra kết luận khoa học cuối cùng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THỐNG KÊ TỈNH LÀO CAI

2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Lào Cai có ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về NNL ngành thống kê có ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về NNL ngành thống kê

2.1.1. Vị trí địa lý

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 265 km theo đường bộ. Diện tích tự nhiên: 6.383,89 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).

Phân chia hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thể hiện qua hình 2.1:

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai 2017

(Nguồn: UBND tỉnh Lào Cai 2017) Lào Cai có đường biên giới giáp tỉnh Vân Nam-Trung Quốc với 203 km. Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh.

Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

Dân số: Dân số toàn tỉnh: 674.530 người (Nguồn: Niên giám thống kê năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh lào cai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)