Tiêu chí đặc thù hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-3-5 (Trang 63 - 66)

c ng tr nh nghi n u in quan nph pu tv hon thi nh nh vi ph qu n s h u ng nghi p i với nh n hi u

2.2.2. Tiêu chí đặc thù hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Xuất phát từ đặc điểm của pháp luật xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, yêu cầu về hội nhập quốc tế của l nh vực SHTT, để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật trong l nh vực này cần phải có tiêu chí đặc thù để đảm bảo pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu bảo vệ hợp lý quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu trong mối cân bằng với lợi ích của xã hội cũng như phù hợp với các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

-

Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu quyền SHTT và lợi ích của xã hội, lợi ích của các bên liên quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống SHTT [45]. QSHCN đối với nhãn hiệu trước tiên là quyền dân sự của chủ sở hữu nhãn hiệu, tuy nhiên, do đặc tính của tài sản trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng thì việc xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu không chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ nhãn hiệu mà đồng thời còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội. QSHCN đối với nhãn hiệu là quyền độc quyền. ảo vệ QSHCN đối với nhãn hiệu là áp dụng các biện pháp chế tài do nhà nước quy định để xử lý những hành vi gây thiệt hại đến quyền độc quyền đó của chủ nhãn hiệu. Trong xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, để đảm bảo sự cân bằng lợi ích của chủ thể quyền, người tiêu dùng và lợi ích của xã hội thì việc xác định những hành vi bị coi là xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là đặc biệt quan tr ng, nội dung các quy định này cần thể hiện sao cho vừa bảo vệ đúng mức quyền, không gây t n hại bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu nhưng cũng không triệt tiêu việc sử dụng phù hợp với thực tiễn kinh doanh trung thực của những chủ thể khác trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Mặt khác, các quy định về chế tài xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu cũng cần phải đảm bảo tính công bằng và đúng đắn để một mặt vừa bảo vệ được quyền lợi hợp pháp và chính đáng của chủ thể quyền nhưng không quá mức khiến cản trở hoạt động kinh doanh lành mạnh của các chủ thể khác trong xã hội.

ai là, pháp luật về xử l hành vi xâm phạm QS CN đối với nhãn hiệu phải đảm ảo công ng, thủ tục đơn giản và không quá tốn kém

Công bằng là một trong những nguyên tắc đặc biệt quan tr ng của hệ thống thực thi pháp luật nói chung và hệ thống thực thi quyền SHTT nói riêng. Pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu chỉ đảm bảo được sự công bằng cho các bên liên quan khi nó tạo cho m i người có cơ hội ngang nhau trong việc tham gia các quan hệ pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu cũng như mỗi vụ việc đều được xử lý một cách khách quan, phù hợp với bản chất sự việc. Các kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền phải được thể hiện bằng văn bản, có giải thích căn cứ, lý do đưa ra

quyết định đó và các bên liên quan có quyền có ý kiến yêu cầu xem xét lại quyết định đó trong thời gian hợp lý.

Pháp luật để có thể thực hiện có hiệu quả trên thực tế thì một trong những điều kiện cần là các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, những chủ thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật hiểu và thực hiện pháp luật nhuần nhuyễn. Điều đó chỉ có được khi các quy phạm pháp luật được quy định một cách rõ ràng, đơn giản. Hơn nữa, thủ tục đơn giản và không quá tốn kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các bên liên quan tham gia vụ việc cũng như thực hiện được quyền tự bảo vệ trong vụ việc tranh chấp. Tiêu chí này càng có ý ngh a hơn khi l nh vực SHTT vẫn là l nh vực tương đối mới đối với nhiều người trong xã hội, các chủ thể kinh doanh vẫn có tâm lý ngại kiện tụng, do vậy, nếu thủ tục phức tạp, chi phí tốn kém, thông tin khó tiếp cận thì chắc chắn h sẽ không thoải mái khi tham gia quan hệ pháp luật xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, chủ thể quyền thì ngại thủ tục, cho qua không yêu cầu xử lý xâm phạm khi quyền của mình bị xâm phạm, bên xâm phạm thì không bị xử lý hoặc nếu có bị xử lý thì có thể không biết cách để tự biện hộ, bảo vệ cho mình dẫn đến hệ lụy xấu là xâm phạm QSHCN tràn lan trên thị trường, người kinh doanh, đầu tư nghiêm túc chán nản, môi trường kinh doanh bị méo mó, không khuyến khích được các hoạt động đầu tư... Tác giả Shahid Alikhan đã nhận định rằng " ù có nhiều quy định pháp luật hoàn hảo đến đâu ngay cả đối với sự bảo hộ bằng k thuật cũng không thể mang lại kết quả nếu các quy định về hình phạt không thích đáng, hoặc nếu thủ tục thực thi lại quá nặng nề, chậm trễ và tốn kém" [130, tr.155].

Ba là, pháp luật về xử l hành vi xâm phạm QS CN đối với nhãn hiệu phải đảm ảo ph hợp với pháp luật quốc tế

Sở d tính phù hợp với pháp luật quốc tế được đặt thành một tiêu chí riêng khi đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu mặc dù thực chất có thể coi nó đã nằm trong tiêu chí về tính thống nhất vì l nh vực SHTT là l nh vực có mức độ hội nhập cao với quốc tế. Vai trò của quyền SHTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia ngày càng được nhìn nhận đúng mức và được coi là một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. ởi lý do đó, một trong những nội

dung không thể thiếu của các hiệp thương mại quốc tế đa phương và song phương là nội dung về sở hữu trí tuệ. Gần đây chúng ta đã ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại thế hệ mới trong đó tiêu chuẩn về thực thi quyền SHTT (bao gồm có quyền SHCN đối với nhãn hiệu) được quy định ở mức rất cao. Việc cam kết tuân thủ luật chơi chung về SHTT với các đối tác thể hiện quyết tâm và nỗ lực hết sức lớn lao của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Phải nhìn nhận một thực tế là với cơ chế bảo hộ quyền SHTT cao, Việt Nam còn lâu mới được hưởng lợi ích chung của cả xã hội, mà phải chịu những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, đó là luật chơi, là sự trả giá để tạo khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội xâm nhập được thị trường của các đối tác. Ngh a vụ của chúng ta khi tham gia sân chơi quốc tế chung là phải đảm bảo các quy định pháp luật quốc gia phù hợp với các nội dung đã cam kết và như vậy việc hoàn thiện các quy định về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về thực thi quyền SHTT được quy định trong các điều ước mà Việt Nam tham gia.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-3-5 (Trang 63 - 66)