Nguyên nhân của những bất cập của pháp luật hiện hành về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-3-5 (Trang 124 - 128)

16 vụ; (iii) chuyển 15 vụ

3.2.4. Nguyên nhân của những bất cập của pháp luật hiện hành về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Ngu n nh n kh ch quan

- Pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu là t ng thể các quy phạm pháp luật nội dung và thủ tục đa dạng nằm trong nhiều văn bản

pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau, ở các cấp độ khác nhau nên khi một văn bản này được sửa đ i, b sung hoặc ban hành mới thì sẽ ảnh hưởng đến những quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đ i, b sung một văn bản quy phạm pháp luật trải qua quy trình rất chặt chẽ và tốn không ít thời gian, nếu văn bản đó lại liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau thì quá trình này lại dài thêm, do vậy, không thể nhanh chóng sửa đ i một văn bản pháp luật để tương thích với những thay đ i của các văn bản pháp luật có liên quan.

- Quá trình hội nhập quốc tế khiến Việt Nam tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại quốc tế song phương và đa phương. Trong các Hiệp định thương mại quốc tế phần về SHTT luôn là một trong những nội dung quan tr ng. Với việc tham gia các điều ước quốc tế thì chúng ta có ngh a vụ phải tuân thủ các cam kết trong điều ước quốc tế và nhiều khi những cam kết này ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống pháp luật quốc gia. Hai điều ước quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu nói riêng là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

ương (TPP) và Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Có nhiều nội dung về thực thi QSHTT trong hai hiệp định này buộc chúng ta phải có những sửa đ i, b sung trong hệ thống pháp luật để đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật quốc gia và cam kết quốc tế.

- Xã hội phát triển, công nghệ phát triển, các quan hệ kinh tế, thương mại phát triển kéo theo những hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu mới phát sinh khiến cho những quy định pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN hiện hành không còn phù hợp và cần thiết phải được sửa đ i, b sung hoặc quy định mới.

Ngu n nh n chủ quan

- Luật SHTT được xây dựng rất gấp gáp để kịp ban hành vào năm 2005 phục vụ việc hoàn tất các thủ tục để Việt Nam gia nhập WTO trong khi kinh nghiệm xây dựng pháp luật SHTT của Việt Nam còn thiếu nên các các quy định pháp luật còn có những nội dung chưa hoàn chỉnh.

chưa bao quát được hết, chưa dự liệu được hết những tình huống cần được luật hóa liên quan đến hoạt động xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu.

- Pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu liên quan đến nhiều ngành, l nh vực pháp luật khác nhau. Quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu cần có sự tham gia của nhiều ngành, l nh vực nên đòi hỏi sự đóng góp, tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm. Tuy nhiên, do l nh vực công tác nào cũng rất bận rộn, trình độ, kiến thức về SHTT của cán bộ ở nhiều ngành, l nh vực không đồng đều nên việc tham gia, góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các bên liên quan còn thụ động, chưa tích cực dẫn đến hiệu quả góp ý thấp, văn bản ban hành ra mới phát hiện thấy những khiếm khuyết, sai sót, chưa thống nhất hoặc đã phát hiện ra sự không thống nhất hay còn thiếu sót thì cũng phải mất rất nhiều thời gian mới có thể sửa đ i, b sung.

Kết luận Chƣơng 3

1. Pháp luật bảo hộ về bảo hộ quyền SHTT nói chung và xử lý hàng vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu nói riêng được xây dựng và phát triển trong một khoảng thời gian chưa dài song trong khoảng 10 trở lại đây (đánh dấu bằng sự ra đời của Luật SHTT) pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu đã có bước phát triển mạnh mẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động đấu tranh phòng và chống các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, góp phần cơ bản trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể quyền đối với nhãn hiệu, quyền lợi của người tiêu dùng, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư, tạo hình ảnh tốt của Việt Nam về thực thi các cam kết quốc tế.

2. Bên cạnh những ưu điểm đáng ghi nhận, đối chiếu với các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu thì pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu cũng bộc lộ những bất cập nhất định trên cả phương diện nội dung và hình thức thể hiện như: pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu còn có những nội dung chưa toàn diện, chưa thống nhất và đồng bộ, chưa đáp

ứng được đầy đủ những yêu cầu của tính khoa h c và thực tiễn, một số quy phạm còn chưa phù hợp, không khả thi, cần phải sửa đ i, b sung để đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế.

3. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập của pháp luật vể xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong đó có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc phân tích, tìm hiểu các nguyên nhân này có ý ngh a vô cùng quan tr ng, tạo cơ sở cho việc đề xuất và xây dựng những quan

điểm và giải pháp chung và cụ thể hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu.

4. Thực trạng trên đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu để các quy phạm pháp luật trong l nh vực này có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN S

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-3-5 (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w