Pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong một số điều ƣớc tế

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-3-5 (Trang 69 - 72)

c ng tr nh nghi n u in quan nph pu tv hon thi nh nh vi ph qu n s h u ng nghi p i với nh n hi u

2.3.1. Pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong một số điều ƣớc tế

đối với nhãn hiệu trong một số điều ƣớc tế

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, tài sản trí tuệ ngày càng trở thành vấn đề được quan tâm trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, mỗi chủ thể khi tham gia thị trường toàn cầu. Những năm gần đây Việt Nam có sự hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới bằng việc tham gia hoặc gia nhập rất nhiều Hiệp định thương mại quốc tế. Trong số đó, một số điều ước quốc tế có ảnh hưởng lớn đến hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam phải kể đến là Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền SHTT (TRIPS), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái ình ương (TPP).

Ph p u t v h nh vi p

h

qu n s h u c ng nghi p i với nh n hi u theo Hi p ịnh TRIPS

Hiệp định TRIPS là hiệp định trong khuôn kh các điều ước đa biên mang tính bắt buộc mà Việt Nam phải ký kết làm điều kiện cho việc gia nhập T chức Thương mại thế giới (WTO). TRIPS quy định những nguyên tắc bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu dưới góc độ thương mại. Mục tiêu của TRIPS được nêu trong Lời nói đầu là "giảm sai lệch thương mại và các rào cản đối với thương mại quốc tế, ... thúc đẩy việc bảo hộ hiệu quả và thỏa đáng quyền SHTT và... bảo đảm bản thân các biện pháp và thủ tục thực thi quyền SHTT sẽ không trở thành rào cản đối với thương mại hợp pháp" [28, tr.10].

Hiệp định TRIPS thiết lập ra những chuẩn mực tối thiểu về bảo hộ và thực thi quyền SHTT tại các quốc gia thành viên của WTO mà các thành viên này đều có ngh a vụ phải tuân thủ. Riêng về cơ chế thực thi quyền STTT, Hiệp định TRIPS "có thể được coi như một "cố gắng chưa từng thấy" nhằm nâng cao năng lực tư pháp của các nước thành viên WTO trong xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT" [2, tr.1-11].

Các tiêu chuẩn về thực thi quyền bao gồm việc xử lý hành vi xâm phạm SHCN đối với nhãn hiệu nằm ở Phần thứ III của Hiệp định TRIPS, bao gồm 5 mục và 21 điều gồm có một số nguyên tắc chung áp dụng cho m i thủ tục thực thi quyền SHTT; các thủ tục và chế tài dân sự, hành chính và hình sự; các biện pháp tạm thời; các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp biên giới. Cụ thể là:

- Các nước thành viên phải bảo đảm quy định đầy đủ các thủ tục thực thi của TRIPS trong luật quốc gia để tạo khả năng khiếu kiện hiệu quả đối với m i hành vi xâm phạm quyền SHTT, bao gồm cả các biện pháp chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm cũng như ngăn chặn việc tiếp diễn xâm phạm. Các thủ tục liên quan đến quyền SHTT phải đúng đắn và công bằng, tạo cơ hội nhưng không được để lạm dụng, không được phức tạp hoặc tốn kém quá mức, các bên phải được tạo cơ hội để tiếp cận các quyết định giải quyết tranh chấp và có cơ hội trình bày ý kiến về việc xử lý đó.

- Các thủ tục dân sự phải đảm bảo tính đúng đắn và công bằng. Khi một bên đã đưa ra chứng cứ một cách hợp lý, đủ để biện minh cho yêu cầu của mình và đã chỉ ra những chứng cứ thích hợp để biện minh cho các yêu cầu đó nhưng nằm dưới sự kiểm soát của bên kia thì cơ quan có thẩm quyền xét xử phải có quyền ra lệnh cho bên kia cung cấp các chứng cứ đó. Trong trường hợp một bên tự ý và không có lý do xác đáng từ chối cho tiếp cận chứng cứ bằng bất kỳ cách nào khác thì cơ quan xét xử có thể được quyền giải quyết vụ việc trên những thông tin đã được cung cấp với điều kiện tạo cơ hội cho các bên trình bày ý kiến về lý lẽ hoặc chứng cứ đã được đưa ra.

- Người xâm phạm phải đền bù thỏa đáng (có thể là khoản được ấn định trước) cho chủ thể quyền để bồi thường thiệt hại mà chủ thể quyền SHTT đã phải gánh chịu do hành vi xâm phạm gây ra. Hơn nữa, phí đại diện SHTT cũng thể có thể được coi là phí t n hợp lý mà bên xâm phạm phải trả. Lợi nhuận bất hợp pháp và khoản bồi thường thiệt hại có thể đều phải nộp kể cả khi người xâm phạm đã thực hiện hành vi xâm phạm khi không biết hoặc không có căn cứ để biết điều đó.

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm, bảo vệ chứng cứ, trong trường hợp đặc biệt thậm chí có thể áp dụng trước khi nghe bị đơn trình bày ý kiến. Người

yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương đủ để bảo vệ bên kia và ngăn chặn sự lạm dụng và phải bồi thường thoả đáng nếu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng hoặc không có hành vi xâm phạm xảy.

- Khi có căn cứ hợp lý nghi ngờ việc hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được nhập khẩu vào thị trường nội địa thì chủ thể quyền có quyền yêu cầu cơ quan hải quan đình chỉ thông quan hàng hóa đó để ngăn chặn việc lưu thông tự do hàng xâm phạm. Để hạn chế việc lạm quyền của chủ thể quyền cũng như cản trở hoạt động kinh doanh thương mại bình thường, vấn đề nộp tiền bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương ở mức hợp lý được quy định rõ đồng thời với quy định về bồi thường cho người nhập khẩu và chủ sở hữu hàng hóa. Ngoài ra, khi có chứng cứ hiển nhiên về sự xâm phạm quyền thì các cơ quan có thẩm quyền phải chủ động hành động và đình chỉ thông quan hàng hóa xâm phạm.

- Hiệp định TRIPS quy định việc áp dụng các chế tài hình sự ít nhất là đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm bản quyền ở quy mô thương mại.

Để được chấp nhận là thành viên của WTO vào năm 2006, Việt Nam đã có quá trình sửa đ i, b sung, hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật SHTT và đến thời điểm gia nhập pháp luật Việt Nam được đánh giá là cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu của TRIPS.

Ph p u t v h nh vi

nghi p i với nh n hi u theo Hi p ịnh Thương

p

h i

t

qu n s h u c ng do Vi t Na - Liên minh châu Âu (EVFTA)[67]

Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) được ký kết từ tháng 12/2015 và dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018. EVFTA là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, toàn diện, có tác động mạnh mẽ tới kinh tế Việt Nam. Một trong những đặc trưng của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là mức độ cam kết rất cao đặc biệt trong yêu cầu thực thi các quy định pháp luật, do vậy, việc ký kết EVFTA tác động đến Việt Nam cả về yêu cầu nghiên cứu pháp luật và hoàn thiện khuôn kh pháp lý để tương thích với các cam kết hội nhập.

Theo kết quả rà soát pháp luật Việt Nam với các nội dung của EVFTA của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, về cơ bản, vấn đề xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong EVFTA được quy định tương tự với các quy định của Hiệp định TRIPS nhưng có một số nội dung mở rộng ở tiêu chuẩn cao hơn và không tương thích hoặc chỉ tương thích một phần với pháp luật Việt Nam [76]. Những nội dung pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu của Việt Nam chưa hoàn toàn tương thích với EVFTA có thể kể đến:

- Việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được chủ thể yêu cầu Toà án tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào miễn là có bằng chứng hợp lý chứng minh cho yêu cầu đó. Các trường hợp được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không chỉ giới hạn ở tình huống khi có nguy cơ thiệt hại không thể khắc phục hoặc tang vật bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ như quy định của pháp luật Việt Nam quy định thành nhiều trường hợp và mỗi trường hợp có các biện pháp khẩn cấp tạm thời tương ứng;

- Trong những trường hợp nhất định có thể áp dụng thay thế một số biện pháp xử lý người thực hiện hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu bằng biện pháp bồi thường bằng tiền để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu;

- Việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu gây ra được xác định theo mức độ lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm. EVFTA phân định rõ trường hợp thiệt hại được thực hiện bởi người biết rõ hoặc có cơ sở để biết hành vi của mình đang thực hiện là trái pháp luật và trường hợp không biết về điều đó;

- Cơ quan hải quan phải chủ động, tích cực phối hợp với chủ thể quyền trong việc thực hiện các biện pháp biên giới để xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trên cơ sở cung cấp thông tin phân tích rủi ro cho chủ thể quyền.

Ph p u t v h nh vi p

h qu

n s

h u c ng nghi pi với nh n hi u theo Hi p ịnh i t c u n Th i nh Dương (TPP)

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-3-5 (Trang 69 - 72)