Iu ki nv ường ich nh s ch

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-3-5 (Trang 66 - 67)

c ng tr nh nghi n u in quan nph pu tv hon thi nh nh vi ph qu n s h u ng nghi p i với nh n hi u

2.2.3 iu ki nv ường ich nh s ch

Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện ngh a là nó chỉ được hình thành bằng con đường nhà nước [107, tr.105]. Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội [89, Điều 4]. ởi thế nên pháp luật chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Quan điểm về việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, với nhiều hình thức sở hữu đã được Đảng nêu ra từ Đại hội VI (1986). Đây là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng ta cho đến nay và cũng là cơ sở cho việc thừa nhận quyền SHTT với tư cách là một quyền tài sản của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế tư nhân. Qua các kỳ đại hội, Đại hội XI

của Đảng đã đưa ra khái quát mới về mặt lý luận: "Tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loại tài sản mới như sở hữu trí tuệ, c phiếu, trái phiếu, tài nguyên nước..., quy định rõ quyền, trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với xã hội" [42, tr.73]. Định hướng hoàn thiện pháp luật về SHTT nói chung, pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu nói riêng đã được xác định rõ trong Nghị quyết 48- NQ/TW của ộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Việc công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ trong đó có nhãn hiệu trong các văn kiện của Đảng chính là những đảm bảo cho việc hoàn thiện pháp luật SHTT nói chung và pháp luật về xử lý các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-3-5 (Trang 66 - 67)