Ưu, nhược điểm, ví dụ * Ưu điểm

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 30 - 32)

* Ưu điểm

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phân bổ nguồn lực đất đai cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần tạo việc làm và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai góp phần làm tăng giá trị của đất, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, thực phẩm.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng, khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng phát triển kinh tế; bảo vệ giảm suy thoái đất.

* Nhược điểm:

- Việc đánh giá, dự báo nhu cầu sử dụng đất của một số công trình, dự án trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với thực tiễn trong nền kinh tế của đất nước đang phát triển.

- Việc xác định chỉ tiêu, quy mô diện tích một số công trình, dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn cao so với khả năng thực hiện của địa phương do thiếu những luận cứ mang tính khoa học.

- Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ chuyên môn về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn thiếu và có nhiều hạn chế; cán bộ làm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều nơi còn kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao.

- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là không cân đối đủ nguồn vốn đầu tư do nhu cầu vốn đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật là rất lớn trong khi ngân sách của các địa phương có hạn.

- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được toàn diện; nguồn lực, công cụ phục vụ cho công tác giám sát còn bất cập, lạc hậu, chưa ứng dụng rộng rãi công nghệ cao trong việc giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

* Ví dụ: Ninh Bình: Dự án treo 2 thập kỷ giữa lòng thành phố.

Dự án Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình (gọi tắt là Dự án bể bơi) được triển khai từ năm 2001 với tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng, thế nhưng đã 2 thập kỷ trôi qua dự án này vẫn đang dang dở, không thể hoàn thành, gây lãng phí về đất đai và ngân sách.

Dự án bể bơi tỉnh Ninh Bình được triển khai thi công từ năm 2001 với tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, Chủ đầu tư là Sở Thể dục Thể thao tỉnh Ninh Bình (nay là Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Ninh Bình).

Theo thiết kế, Dự án bể bơi hoành tráng này được triển khai trên khu đất có diện tích trên 3.000m2, tại phường Tân Thành, TP. Ninh Bình với quy mô gồm 2 khu bể bơi và trụ sở làm việc, điều hành, mục đích nhằm phục vụ cho việc tổ chức các cuộc thi bơi lội và là nơi tập luyện, đào tạo vận động viên bơi lội cho tỉnh.

Đến nay, khối lượng công trình, hạng mục của dự án đã thi công đạt 13,4 tỷ đồng. Nguyên nhân bị chậm tiến độ lâu đến như vậy vì tỉnh Ninh Bình chưa bố trí tiếp được nguồn vốn để hoàn thiện.

Do bị bỏ hoang quá lâu nên nhiều hạng mục xây dựng dở dang đã bị xuống cấp, hư hỏng, gỉ sét, thậm chí còn bị cắt trộm do không có ai bảo vệ. Ngoài chậm tiến độ, dự án này

còn khiến 22 hộ dân thuộc diện GPMB cũng đứng ngồi không yên khi trông ngóng suốt hơn 20 năm qua để di dời đến khu ở mới nhưng không thể vì dự án đang dở dang.

Hiện tại nhiều vị trí khu dự án đã trở thành nơi đổ rác, phế liệu, phế thải xây dựng gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

Nhóm 2: Chính sách thuê sử dụng đất nông nghiệp. 1. Khái niệm

Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Là loại thuế gián thu được đánh vào việc sử dụng đối với mục đích sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN lí NHÀ nước (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w